Thầy quang là ai

Trước đây em rất sợ học và làm bài tập về nhà , từ ngày được học với các anh chị của Trung Tâm Gia Sư Thầy Quang , em thấy tự tin lên hơn hẳn. Em đã tự làm được bài tập về nhà và đến lớp không sợ cô giáo gọi lên bảng nữa. Các anh chị gia sư đúng là người truyền cảm hứng để em thích học hơn .

Trước đây cứ đến giờ học TOÁN, LÝ, HÓA là em như vịt nghe sấm . Chẳng hiểu cô giáo dạy gì trên lớp . Vậy mà từ ngày được các anh chị GIA SƯ THẦY QUANG đến nhà giúp em đã hiểu bài hơn nhiều. Nhiều lúc em xung phong phát biểu bài và được cô giáo khen nữa . Em rất cảm ơn các anh chị.

Cháu Thùy Dương nhà tôi lúc đầu sợ học các môn tự nhiên lắm, bản thân tôi rất hay phải nhận những tin nhắn phàn nàn của các cô về tình trạng học kém của cháu , điểm kiểm tra lẹt đẹt. Tôi rất căng thẳng , may được chị đồng nghiệp giới thiệu mà biết đến Trung Tâm Gia Sư Thầy Quang . Tôi thực sự hài lòng với cách làm việc của trung tâm. Thầy Quang quản lý trung tâm rất hiệu quả. Khi tôi đăng kí học. Thầy cho con test bài kiểm tra và xếp gia sư đến dạy . Tôi được biết rằng tất cả bài giảng mà gia sư đến dạy cháu nhà tôi được trung tâm biên soạn và chuẩn hóa. Gia sư sẽ dạy con tôi theo giáo án đã được chuẩn hóa như vậy nên cháu rất dễ hiểu bài . Lại hướng đúng trọng tâm nên cháu hầu như không mất thời gian để học một bài mới . Cháu nắm bắt rất nhanh. 

Tôi ấn tượng với mô hình quản lý rất hay của trung tâm THẦY QUANG . Khi con tôi học với gia sư bên thầy là tôi nhận được sự tư vấn nhiệt tình từ bên thầy . Hàng tháng con được kiểm tra đánh giá, kết hợp với điểm kiểm tra trên lớp . Tất cả đều được tôi tổng hợp và phản hồi lại với bên thầy . Nhờ đó thầy định hướng và điều chỉnh cách học cho hiệu quả hơn . Thầy thường xuyên liên hệ và hỏi han kết quả của con , tôi cẩm thấy rất cảm kích . Tôi thấy con như được học với chính thầy Quang vậy . Kết quả của con có được cao như hôm nay cũng có công rất lớn từ trung tâm thầy. Con cũng khên các anh chị gia sư bên thầy Quang lắm, các anh chị rất nhiệt tình và tâm lý , giảng bài rất dễ hiểu.

GD&TĐ - Bị teo cơ chân phải từ nhỏ, vận động khó khăn nhưng thầy giáo Phí Văn Quang, người con xứ nhãn Hưng Yên, không ngừng trau dồi phương pháp giảng dạy mới và truyền cảm hứng tích cực cho đồng nghiệp, học sinh.

Những đổi mới phương pháp của thầy Quang đã giúp quá trình thích ứng với đại dịch Covid-19 trở nên nhanh chóng và thuận lợi.

Đổi mới phương pháp giáo dục

Sẵn niềm say mê với công nghệ, thầy giáo Phí Văn Quang, 40 tuổi, giáo viên dạy Toán tại Trường THPT Văn Giang, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, đã có nhiều phương pháp đổi mới dạy học để ứng dụng công nghệ vào giáo dục.

Từ trước đại dịch Covid-19, thầy Quang đã khuyến khích học sinh làm bài, ôn tập lại bài cũ trên các công cụ trực tuyến như Google Forms, sau đó là phần mềm OLM, do Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, xây dựng; phần mềm Azota…

Thầy giáo thiết kế những câu hỏi trắc nghiệm môn Toán, tổng hợp thành đề thi thử, đề tổng ôn kiến thức lớp 10,11,12. Để khuyến khích học sinh ôn luyện qua các phần mềm trực tuyến, thầy Quang thường xuyên chia sẻ tài liệu qua các hội, nhóm giao lưu với học sinh nhà trường.

Với tình yêu thương học trò cùng sự say mê giảng dạy, thầy Quang thường nhắn nhủ: “Lâu rồi các em không ôn lại kiến thức cũ. Để học tốt, các em phải chịu khó học mới kết hợp ôn kiến thức cũ. Thầy soạn đề thi online, các em chịu khó làm nhé”.

Thầy Quang chia sẻ, trong giảng dạy, bên cạnh truyền thụ kiến thức mới, cần liên tục nhắc nhở, động viên học sinh ôn tập kiến thức cũ để không bị rơi rụng kiến thức. Tuy nhiên, thời gian học trên lớp có hạn nên học trò phải nâng cao ý thức tự rèn luyện tại nhà.

Những phần mềm trực tuyến giống như “cánh tay nối dài” của thầy cô giáo trong việc hình thành ý thức tự học cho học sinh. Khi làm bài qua các phần mềm trực tuyến, học sinh có thể nhận điểm ngay sau khi hết giờ, từ đó tạo nên sự hứng thú.

Thầy quang là ai
Thầy Quang động viên học sinh tự ôn luyện trực tuyến. Ảnh: NVCC.

Nói về việc dạy và học trực tuyến trong thời gian diễn ra dịch Covid-19, thầy Quang khẳng định nếu học sinh đáp ứng đường truyền tốt, có đủ trang thiết bị học tập, mô hình này sẽ mang lại nhiều ưu điểm. Khi học trực tuyến, mỗi học sinh đều có cơ hội “ngồi bàn đầu” để lắng nghe thầy cô và theo dõi sát sao bài học.

Ngoài ra, giáo viên có thể tổ chức các trò chơi trên ứng dụng như Kahoot, Powerpoint; sử dụng bảng viết điện tử giúp lưu trữ bài giảng dưới định dạng PDF. Học sinh vẫn có thể tương tác, trao đổi thông tin với thầy cô qua email, nhóm chat.

Dù linh hoạt ứng dụng nhiều phần mềm, thầy Quang nhấn mạnh việc dạy và học trực tuyến chất lượng vẫn phụ thuộc rất lớn vào phương pháp truyền đạt của thầy cô. Song song, việc học trực tuyến vẫn đặt ra nhiều thách thức nên thầy giáo không ngừng động viên, khuyến khích học trò nỗ lực vượt qua khó khăn. Sự tâm huyết và tinh thần lạc quan của thầy Quang đã dẫn dắt học sinh Trường THPT Văn Giang vượt qua trở ngại của dịch bệnh.

Chứng kiến những nỗ lực của thầy Quang, ít ai biết thầy đã vươn lên từ hoàn cảnh khó khăn để luôn lạc quan, tích cực, miệt mài gieo chữ cho các thế hệ học sinh.

Vươn lên từ khó khăn

Sinh ra trong gia đình có 3 anh chị em, từ khi còn nhỏ, chân phải của thầy Quang bị teo cơ. Đầu gối cứng không thể gập duỗi như bình thường khiến việc cử động gặp khó khăn.

Dù vậy, thầy Quang rất ham học, kiên trì đến lớp cùng thầy cô, bạn bè. Năm 1996, cậu học trò xuất sắc thi đỗ vào lớp chọn của Trường THPT Văn Giang, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.

Càng học lên cao, thầy Quang càng bộc lộ niềm say mê với môn Toán học. Hơn nữa, chị gái thầy Quang, lớn hơn 1 tuổi, cũng rất yêu thích bộ môn này. Lấy chị làm tấm gương, từ nhỏ thầy Quang đã phấn đấu noi theo.

Nhận thấy chỉ học tập mới giúp thay đổi cuộc sống, hai chị em thầy Quang cùng thi đỗ vào Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Vì em trai đi lại khó khăn, chị gái thầy Quang quyết định lùi lại một năm để đợi em trai cùng thi đại học. Hai chị em còn chăm chỉ đi làm gia sư để có thêm thu nhập.

Thầy quang là ai
Thầy Phí Văn Quang trong giờ dạy Toán. Ảnh: NVCC.

Sau khi tốt nghiệp Trường ĐH Khoa học Tự nhiên năm 2003, thầy Quang và chị gái trở về dạy tại Trường THPT Hoàng Hoa Thám, huyện Tiên Lữ. 3 năm sau, thầy Quang chuyển sang công tác tại Trường THPT Triệu Quang Phục, huyện Yên Mỹ, cách nhà 10km.

Để có phương tiện đi lại, thầy Quang cùng bạn lên Hà Nội tìm mua xe máy cải tiến có ba bánh. Chiếc xe đã cùng thầy rong ruổi hơn 10 năm đến khi thầy trở về dạy Toán tại ngôi trường cũ, Trường THPT Văn Giang.

Trở về công tác được 2 năm song thầy Quang đã nhanh chóng thích nghi và tiếp tục sáng tạo những phương pháp giảng dạy hay, hiện đại cho học sinh. Trong đó, thầy Quang chia sẻ ấn tượng nhất với cậu học trò Đỗ Việt Cường, lớp 12I. Do tay phải bị teo cơ, Cường phải viết bằng tay trái.

Tuy việc sử dụng tay trái còn nhiều khó khăn, Cường rất tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài. Chứng kiến sự nỗ lực, lạc quan của Cường, thầy Quang như thấy mình những năm tháng tuổi trẻ. Thầy thường động viên, khích lệ Cường tiếp tục vượt qua khó khăn, vươn lên trong học tập và cuộc sống.

Cô giáo Nguyễn Thị Hồng Ngân, Hiệu trưởng Trường THPT Văn Giang, nhận xét: Thầy Phí Văn Quang là giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao với công việc lại say mê học hỏi, trau dồi kỹ năng và kiến thức. Thầy Quang luôn lan tỏa năng lượng tích cực, lạc quan và nghị lực vươn lên trong cuộc sống để truyền cảm hứng học tập, làm việc cho đồng nghiệp, học sinh.

"Nhân dịp 20-11 sắp đến, tôi muốn dành những lời chúc tốt đẹp nhất đến đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên trong ngành Giáo dục cùng các em học sinh thân yêu trên cả nước. Chúc các thầy cô dồi dào sức khoẻ và nỗ lực cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Chúc các em học sinh, đặc biệt học sinh lớp 12 năm nay, không ngừng cố gắng đạt kết quả học tập cao nhất, vượt qua khó khăn do dịch bệnh mang lại. Chúng ta sẽ sớm gặp lại nhau dưới mái trường thân yêu" - thầy giáo Phí Văn Quang nhắn nhủ.

Kết thúc buổi dạy sáng thứ sáu lúc 11h trưa, thầy Sĩ Đức Quang trở về phòng học tầng 1 tòa nhà khoa Toán - Tin, Đại học Sư phạm Hà Nội, để trao đổi với nghiên cứu sinh. Dáng người cao, chiếc sơ mi kẻ được sơ vin gọn gàng, vai đeo chiếc balô nhỏ màu xám, thầy bước nhanh qua các dãy nhà. Chốc chốc gặp người quen, thầy lại nhận được lời chúc mừng vì là người trẻ nhất trong danh sách 75 ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư năm nay.

"Từ hôm Hội đồng Giáo sư nhà nước công khai danh sách, nhiều người chia vui với tôi. Tôi cũng rất vui, tự hào, nhưng không bất ngờ vì đã chuẩn bị trong nhiều năm và chỉ nộp hồ sơ khi cảm thấy đáp ứng đủ tiêu chuẩn", thầy Quang nói.

Thầy quang là ai

Thầy SĩĐức Quang. Ảnh: Dương Tâm

Là con út trong gia đình năm anh chị em ở vùng quê Thuận Thành (Bắc Ninh), Sĩ Đức Quang là người duy nhất không phải bỏ học giữa chừng nên quyết tâm học hành đến nơi đến chốn. Từ lớp 1 đến lớp 4, Quang luôn nằm trong số học sinh học tốt nhất lớp, được vào lớp chọn hồi lớp 5. Thế nhưng khi ở trong môi trường toàn các bạn giỏi, Quang lại trở nên bình thường, chỉ cố gắng học đều các môn và chú tâm hơn vào Toán và Tiếng Việt.

Đến lớp 6, trong một buổi học, cô giáo cho cả lớp làm bài toán tính nhẩm tổng các số trong dãy số. Quang làm nhanh nhất lớp, được cô giáo hết lời khen ngợi. Niềm vui đến giữa lúc đang là học sinh không có gì nổi bật khiến Quang có động lực và trở nên yêu Toán hơn.

Bấy giờ, khối THCS cũng có trường chuyên cấp huyện, Quang được gọi vào lớp chuyên Toán, nhưng gia đình phải chuyển lên thị xã Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình). Học trường THCS Sông Đà ở thị xã, Quang luôn đứng nhất lớp, giỏi đều các môn. Mỗi lần có kỳ thi, được cô giáo giao đề cương, 5-6 đứa bạn thân trong xóm tụ tập làm, Quang giữ vai trò hướng dẫn. Trường có hai đội tuyển thi học sinh giỏi các cấp là Toán và Văn, Quang được cả hai cô giáo gọi vào.

Vì yêu Toán, Quang chọn vào đội tuyển môn này. Nhưng đúng ngày thi, nam sinh đến muộn. Trong lúc chạy tìm phòng thi ở khu nhà hiệu bộ, cô giáo Văn nói môn Toán đã thi được 30 phút, dù vào thi cũng khó đỗ nên khuyên làm bài môn Văn. Mong muốn được thi học sinh giỏi cấp thị xã nên Quang nghe theo.

Trúng vào đội tuyển Văn của trường, ba năm liền Quang thi học sinh giỏi cấp thị xã nhưng đều không đoạt giải. Nghĩ không có duyên, nam sinh quyết định thi chuyên Toán vào trường THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ.Chỉ có một tháng ôn luyện, trong khi những bạn xác định thi chuyên đã ôn cả mấy năm THCS, không nhiều người nghĩ Quang đỗ.

Lớp chuyên Toán lấy 25 suất chính thức thì 9 bạn được tuyển thẳng nhờ đạt giải cao ở các cuộc thi học sinh giỏi, Quang phải cạnh tranh để có tên trong 16 suất còn lại. Không đủ điểm, nam sinh vào danh sách 5 suất dự bị, học cùng lớp chuyên Toán với cam kết sau học kỳ đầu, nếu không đạt yêu cầu sẽ phải chuyển sang lớp khác.

Năm đầu tiên, Quang kém hơn các bạn rất nhiều do chưa từng tiếp xúc với kiến thức nâng cao ngoài cuốn sách Toán thời THCS. Cả học kỳ, các bạn biết 10 chỉ phải học một còn Quang thì biết một và phải học 10. Cứ học xong bài tất cả môn trên lớp, Quang lại mượn sách vở của các bạn để tập trung học Toán.

Những bạn giỏi trong lớp được học đội tuyển, những bạn khác có nhu cầu cũng được tham gia học cùng, nhưng phải đóng học phí như một dạng học thêm. Quang quyết không học, phần để đỡ chi phí cho bố mẹ, phần vì muốn nắm chắc kiến thức cơ bản trước. Đến kỳ 2 lớp 10, Quang đuổi kịp các bạn, hết lớp 10 thì nắm hết phần cơ bản của chương trình lớp 12, đủ làm đề thi đại học.

Cậu bạn thân có anh trai học trên một khóa, nằm trong đội tuyển Toán, sưu tầm được nhiều tạp chí Toán học và Tuổi trẻ, Quang hỏi mượn để tự học.Hồi đó không có Internet, cũng không có bất kỳ tài liệu nào ngoài kiến thức được thầy cô ở trường cung cấp nên khi được tiếp cận với những cuốn tạp chí này, Quang rất thích, dành thời gian đọc và làm các bài toán trong đó.

Kiến thức được nâng lên, Quang được thầy chọn vào đội tuyển thi học sinh giỏi tỉnh năm lớp 11, nhưng từ chối vì không tự tin. Nam sinh chia các bài toán trong tạp chí thành nhiều chuyên đề, ghi vào sổ tay, coi như tự tạo chương trình ôn thi cho chính mình.Kết quả, năm lớp 12 Quang đạt giải nhì quốc gia môn Toán, được tuyển thẳng vào Đại học Sư phạm Hà Nội.

Với Quang, những cuốn tạp chí về Toán như mở ra con đường nghiên cứu Toán học sau này. Hồi lớp 12, Quang đọc bài toán của anh Lê Quang Nẫm, người giành huy chương vàng Toán châu Á - Thái Bình Dương năm 1997, và biết được thế nào là "cận trên đúng" và "cận dưới đúng" - hai khái niệm không được học ở trường phổ thông. Quang đã dùng trong bài thi học sinh giỏi quốc gia.

Xác định theo con đường nghiên cứu ngay từ năm nhất đại học, chàng trai quê Bắc Ninh không nghĩ gì đến những khó khăn hay việc có thể làm giàu hay không, chỉ đơn giản là thích học. Vào lớp Sư phạm Toán chất lượng cao, Quang được tiếp xúc với nhiều kiến thức mới lạ như những bài giảng về Topo đại cương của thầy Đỗ Đức Thái.

Cuối năm nhất, thầy Thái tập hợp sinh viên tốt nhất để tổ chức seminar (hội thảo). Lần đầu tham dự, Quang được nghe báo cáo đầu tiên từ anh Vũ Viết Anh, sinh viên năm hai, người từng giành huy chương vàng Toán quốc tế (IMO) năm 1998, về đa tạp khả vi, đối tượng thuộc chuyên ngành Hình học. Sau bốn buổi, Quang thấy đó là đối tượng "vô cùng đẹp đẽ" mà trước đó chưa từng gặp nên quyết định đi sâu vào chuyên ngành Hình học.

Đến năm bốn đại học, Quang được thầy Thái giao cho bài toán để nghiên cứu. Hồi đó, thầy giao cho 4-5 quyển sách Toán tiếng Anh, yêu cầu đọc trong khoảng một học kỳ. Quang đọc bằng hết mà tới giờ vẫn không hiểu sao hồi đó có thể đọc hết trong thời gian ngắn như vậy. Đến học kỳ hai, thầy giao cho một bài toán rất lớn mà bây giờ thế giới vẫn chưa có lời giải.

Vừa phải làm bài thầy giao, vừa thực tập ở trường THPT Tô Hiệu (Thường Tín, Hà Tây cũ), mỗi buổi có seminar là Quang đạp xe 30 km về trường báo cáo. Áp lực kéo dài 5-6 tháng, anh không thu lại bất kỳ kết quả nào xung quanh bài toán đó. Nhưng đổi lại, anh được nhiều thứ.

Chẳng hạn khi vô tình đọc được hai bài báo của tác giả người Nhật Hirotaka Fujimoto liên quan đến lý thuyết Nevanlinna (phân bố giá trị) và tìm ra cách làm hay hơn hai bài báo đó nên trình bày với thầy. Thầy Thái thấy Quang hợp với hướng đó nên đề nghị làm và nó trở thành hướng nghiên cứu tới tận bây giờ.

Thầy Sỹ Đức Quang chia sẻ kỷ niệm làm bài toán trong 6 tháng. Video: Dương Tâm

Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2003, Quang được giữ làm trợ giảng, đồng thời học cao học ở trường. Thời đó Internet chưa phát triển, chỉ ở trong nước thì khó biết thế giới đang nghiên cứu gì. May mắn đợt đó thầy Thái ở Nhật một năm, cứ 2-3 tháng lại gửi về cho Quang tập tài liệu dày chừng nửa gang tay, tập hợp các bài báo, tạp chí quốc tế để anh đọc và nghiên cứu.

Thầy Thái giới thiệu Quang với giáo sư Junjiro Noguchi, người gần như tốt nhất thế giới về lý thuyết Nevanlinna, khi ông sang Việt Nam dự hội thảo. Sau thời gian trao đổi, thầy Noguchi nhận Quang làm học trò, gợi ý làm hồ sơ xin học bổng của chính phủ Nhật để làm nghiên cứu sinh ở Đại học Tokyo. Tháng 10/2006, Quang sang Nhật, sau hơn ba năm thì bảo vệ thành công tiến sĩ.

Trở thành thầy giáo, TS Quang cho rằng về mặt kiến thức chuyên môn không gặp vấn đề gì vì những gì đã làm trước khi sang Nhật cũng đủ để bảo vệ tiến sĩ. Tuy nhiên sang Nhật, thầy học được tác phong làm việc khoa học, cẩn thận, giờ giấc tuyệt đối chính xác...Vì vậy, thầy tiếp tục xin học bổng học sau tiến sĩ ở nước ngoài và đến năm 2013 thì sang Pháp bảo vệ tiến sĩ HDR (tương đương tiến sĩ khoa học) ở Université de Bretagne Occidentale.

Nhờ những lần ra nước ngoài học tập, TS Quang có cơ hội tham gia hội nghị quốc tế, trao đổi với nhiều chuyên gia hơn bởi chi phí dự hội nghị đều được trường đại học tài trợ, điều mà Việt Nam chưa làm được. Hơn nữa, thư viện của đại học nước ngoài tốt, giúp sinh viên, nghiên cứu sinh tìm tài liệu dễ dàng. Vì vậy, thầy luôn khuyến khích sinh viên tìm cơ hội ra nước ngoài học.

"Khi thầy Thái hướng dẫn cao học, thầy nói với tôi thế hệ trước phải cõng thế hệ sau trên vai và tôi nhận thấy đó là trách nhiệm của mình. Cộng đồng Toán học ở Việt Nam không lớn, nếu cứ học trong nước rồi hướng dẫn lẫn nhau thì người sau không vượt được người đi trước. Vì vậy, tôi chỉ mong các em hãy kiếm học bổng để có thời gian nghiên cứu ở môi trường khác", TS Quang nói.

Trở thành giáo sư trẻ nhất Việt Nam năm 2019 với khoảng 50 bài báo công bố quốc tế, hướng dẫn hai nghiên cứu sinh bảo vệ tiến sĩ thành công và đang hướng dẫn cho ba người khác, thầy Quang thấy thoải mái vì đã hoàn thành một cột mốc quan trọng trong cuộc đời làm khoa học. Tuy nhiên, thầy vẫn muốn làm được nhiều công trình có ý nghĩa lâu dài, đọng lại cho thế hệ sau.

"Tôi muốn tiếp tục với đam mê nghiên cứu khoa học. Nó không khiến tôi mất gì mà giúp tôi đạt được nhiều thứ, giúp tôi hình thành những tính cách tốt đẹp như nỗ lực, kiên trì và đặc biệt là trung thực", thầy Quang nói.

Dương Tâm