Giang nam trung quốc ở đâu

Ngày nay, nhắc đến du lịch Trung Quốc, hẳn Phượng Hoàng cổ trấn sẽ bật lên như một “visual”. Nhưng, GST sẽ cho bạn thấy vẻ đẹp của Giang Nam cũng quyến rũ chẳng kém.

Vẻ đẹp của Giang Nam- mĩ miều như vẻ đẹp Tây Thi

Người ta hay nhắc đến Giang Nam như một biểu tượng sắc đẹp xa xưa. Nơi đó có Tây Thi- tứ đại mỹ nhân cổ đại của Trung Hoa. Có những lâm viên cổ kính, hay những ngôi nhà mang nét kiến trúc xưa bao quanh con sông xanh uốn lượn.

Giang nam trung quốc ở đâu

Giang Nam như một biểu tượng sắc đẹp xa xưa

Thiên nhiên Giang Nam vẫn giữ được sự trong lành vốn có. Không xe cộ ồn ào, không khói bụi từ nhà máy công nghiệp. Đến đây, bạn như lạc vào tiên cảnh của hạ giới. Sông nước hữu tình, tâm hồn thư thả. Nơi này như một cá thể biệt lập không giống ai. Tự mình mộc mạc, tự mình tĩnh lặng giữa những ồn ào của thị thành ngoài kia. 

Không những vậy, bạn còn được ngồi lên thuyền đi dọc sông xanh bởi những tài công vững tay nghề. Từ xa nhìn vào khung cảnh này, bạn trông chẳng khác gì Trung Hoa lữ khách ngày xưa cả. 

Giang nam trung quốc ở đâu

Tọa thuyền ngoạn cảnh Giang Nam

Những điểm đến làm nên tên tuổi Giang Nam

Giang Nam nổi tiếng là một vùng đất rộng của Trung Quốc. Các thành phố nổi tiếng như Thượng Hải, Nam Kinh, Ninh Ba, Hàng Châu, Tô Châu, Vô Tích, Thường Châu và Thiêu Hưng đều trú tại Giang Nam.

Giang nam trung quốc ở đâu

Nét đẹp cổ xưa của Giang Nam

Đến Giang Nam không thể không đến Chuyết Chính Viên và Lưu Viên. Nơi này thuộc Tứ đại danh viên- bốn khu vườn đẹp nhất của Trung Quốc.

Giang nam trung quốc ở đâu

Chuyết Chính Viên, thuộc Tứ đại danh viên Trung Quốc

Không thể bỏ qua Ô Trấn Chiết Giang, một trong Tứ đại Cổ Trấn vang danh Trung Hoa. Ô Trấn cũng là trấn cổ đẹp nhất Hồ Nam, là nơi lưu giữ những nét cổ kính trầm mặc lâu đời và được Unesco công nhận di sản văn hóa.

Giang nam trung quốc ở đâu

Ô Trấn Chiết Giang, một trong Tứ đại Cổ Trấn vang danh Trung Hoa.

Khám phá truyền thuyết Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài ở Tây hồ. Câu chuyện mưa ngâu tháng bảy của Ngưu Lang Chức Nữ trên cầu Ô Thuớc. Những tài công ngoài chở bạn thưởng ngoạn cảnh sắc còn kể bạn nghe về lịch sử nơi này, những câu chuyện đã đi vào huyền thoại. Hay những câu chuyện khiến bạn cảm thấy “rất quen”, dường như nó đã xuất hiện trong bộ phim nào đó rồi.

Giang nam trung quốc ở đâu

Khám phá truyền thuyết Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài ở Tây hồ

Hay Thượng Hải, nơi đô hội phồn hoa bậc nhất Trung Quốc. Nơi này như một cá thể của Giang Nam vậy. Vì bên cạnh những thắng cảnh đậm chất ngày xưa, Thượng Hải xuất hiện như một kiểu phá cách trong hành trình du ngoạn Giang Nam, làm du khách bớt đi cảm giác lặp lại để khám phá trọn vẹn vẻ đẹp của Giang Nam.

Giang nam trung quốc ở đâu

Thượng Hải, nơi đô hội phồn hoa bậc nhất Trung Quốc

Bạn sẽ chẳng thể nào cảm hết được vẻ đẹp của Giang Nam qua những bài viết. Bằng sự tận tụy trong công tác, dày dạn về kinh nghiệm, Golden Smile Travel tự tin là đơn vị du lịch mang đến những trải nghiệm đáng giá nhất cho du khách trong mọi kỳ nghỉ. 

Khám phá tour Giang Nam Hành của Golden Smile Travel tại đây

—————————————————————————————-

GOLDEN SMILE TRAVEL 

Hotline: 19002644 -  0917501700

Số điện thoại: 02871002828

Email: 

Địa chỉ: 34 Hoa Lan, P.2, Q.Phú Nhuận, TP.HCM

Facebook: https://www.facebook.com/goldensmiletravel/

Giang Tô là một tỉnh lớn của Trung Quốc, xếp thứ 4 trong số các đơn vị cấp tỉnh, chỉ sau Thượng Hải, Bắc Kinh và Thiên Tân. Vào đầu thời nhà Thanh, Giang Tô thuộc tỉnh Giang Nam, đến năm Khang Hi thứ 6 (1667), triều đình đã tách tỉnh Giang Nam thành Giang Tô và An Huy.

Tỉnh Giang Tô giáp với Sơn Đông ở phía Bắc, giáp với An Huy ở phía Tây, giáp với Chiết Giang và Thượng Hải ở phía Nam. Giang Tô có đường bờ biển dài 1.000 km dọc theo Hoàng Hải và một phần biển Hoa Đông, Trường Giang chảy qua và đổ ra biển ở nam bộ Giang Tô. Từ sau khi Trung Quốc tiến hành cải cách mở cửa, Giang Tô là một điểm nóng về phát triển kinh tế và hiện có GDP bình quân đầu người cao nhất trong số các tỉnh tại Trung Quốc. Tuy nhiên, có sự chênh lệch phát triển giữa vùng phía Nam giàu có và vùng phía Bắc còn mang tính nông thôn cao.

Giang Tô nằm ở phía Đông đại lục Trung Quốc với diện tích 102.600 km². Đường ranh giới trên đất liền của tỉnh Giang Tô dài 3.383 km, cùng với 954 km đường bờ biển. Có Trường Giang và Hoài Hà chảy qua ở phía Nam và Bắc, Đông giáp Hoàng Hải, Đông Nam giáp Thượng Hải, Nam giáp Chiết Giang, Tây giáp An Huy, Bắc giáp Sơn Đông. Giang Tô nằm ở vùng chuyển giao giữa miền Bắc và miền Nam Trung Quốc, khí hậu và thảm thực vật mang cả đặc điểm của phương Bắc và phương Nam. 

Đại bộ phận Giang Tô là đồng bằng phù sa hạ du Trường Giang và Hoài Hà, địa thế toàn tỉnh nhìn chung là khá thấp và bằng phẳng, cũng là tỉnh thấp và bằng phẳng nhất tại Trung Quốc. Diện tích vùng đồng bằng tại Giang Tô là trên dưới 70.000 km², chiếm 69% diện tích toàn tỉnh; vùng mặt nước chiếm 17% diện tích của tỉnh, đồi núi thấp chiếm 14% diện tích của tỉnh và tập trung tại tây nam và bắc bộ. Đỉnh Ngọc Nữ trên Hoa Quả Sơn thuộc Liên Vân Cảng là điểm cao nhất Giang Tô với cao độ 624,4m trên mực nước biển. Hoa Quả Sơn tại Giang Tô được công nhận tương đối rộng rãi là nguyên mẫu của Hoa Quả Sơn trong Tây du kí.

Hầu hết các khu vực tại Giang Tô đều có hệ thống thủy khá phát triển, diện tích mặt nước của toàn tỉnh là 17.300 km², chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng diện tích và đứng đầu trong số các tỉnh tại Trung Quốc. Đặc biệt là ở khu vực đồng bằng Thái Hồ ở phía Nam của Trường Giang và đồng bằng Lý Hạ Hà ở giữa Trường Giang và Hoài Hà, các sông và kênh rạch hình thành một mạng lưới vô cùng dày đặc.

Giang nam trung quốc ở đâu

Ngoài các dòng chảy tự nhiên, Giang Tô cũng có rất nhiều kênh. Trong đó Kinh-Hàng Đại Vận Hà trải dài 718 km từ Nam đến Bắc của tỉnh, có cả thảy 8 địa cấp thị tại Giang Tô nằm ven tuyến Kinh-Hàng Đại Vận Hà, trong đó có các danh thành trong lịch sử và văn hóa Trung Quốc như Tô Châu hay Dương Châu. Ngoài ra, Giang Tô còn có các kênh nổi danh khác như kênh thủy lợi Tô Bắc và Thông Dương Vận Hà. Giang Tô là tỉnh tập trung nhiều hồ nhất Trung Quốc, với trên 290 hồ lớn nhỏ, tổng diện tích mặt hồ của toàn tỉnh Giang Tô là 6.853 km², chiếm tỷ lệ 6% diện tích, đứng đầu cả nước.

Tính đến cuối năm 2011, tổng số nhân khẩu thường trú tại Giang Tô là 78,988 triệu người. Bên cạnh người Hán chiếm tuyệt đại đa số, tỉnh Giang Tô có sự hiện diện của toàn bộ 55 dân tộc thiểu số được công nhận tại Trung Quốc. Các dân tộc thiểu số đã sinh sống nhiều đời tại Giang Tô là người Hồi và người Mãn.

Quan thoại và tiếng Ngô là hai ngôn ngữ hay phương ngữ chính tại Giang Tô. Trong đó, tiếng Ngô phân bổ ở khu vực đông nam mà trung tâm là Tô Châu, Vô Tích và Thường Châu; Quan thoại Trung Nguyên phân bố ở phía tây bắc, bao trùm toàn bộ Từ Châu và vùng đô thị của Túc Thiên; Quan thoại Giao-Liêu chỉ được nói ở huyện Cống Du thuộc Liên Vân Cảng; các khu vực còn lại, bao gồm cả tỉnh lị Nam Kinh, chủ yếu nói Quan thoại Giang Hoài. Ngoài ra, ở vùng Tô Nam còn hình thành một số đảo phương ngữ bắt nguồn từ các di dân ngoại tỉnh, như của tiếng Mân Nam.

Vốn đã xuất hiện từ thời Trung Hoa cổ đại và đứng vững qua hầu hết các triều đại lớn của Trung Quốc như Chu, Tần, Hán, Tùy, Đường nên không có gì ngạc nhiên, khi những kiến trúc thời xưa vẫn còn được Giang Tô lưu giữ và biến thành những thắng cảnh nổi tiếng long lanh như tranh ở Trung Quốc.

Giang nam trung quốc ở đâu

Đây là một trong những vùng đất trọng điểm về du lịch, với các danh hồ, danh sơn, danh tuyền, danh viên, danh tự nổi tiếng khắp đất nước. Giang Tô có 28 "thành thị du lịch ưu tú Trung Quốc", 9 khu thắng cảnh cấp 5A, 98 khu thắng cảnh loại 4A. Các danh hồ tại Giang Tô bao gồm: Thái Hồ, hồ Huyền Vũ và hồ Mạc Sầu ở Nam Kinh, hồ Sấu Tây ở Dương Châu, hồ Dương Trừng ở Tô Châu, hồ Vân Long ở Từ Châu, hồ Thiên Mục ở Lật Dương. Suối Trung Linh ở Trấn Giang được gọi là "Thiên hạ đệ nhất tuyền", suối Huệ Sơn ở Vô Tích được gọi là "Thiên hạ đệ nhị tuyền". Chung Sơn ở Nam Kinh, Tam Sơn (Bắc Cố Sơn, Kim Sơn, Tiêu Sơn) ở Trấn Giang với màu xanh tươi. Mao Sơn ở nơi giáp giới giữa Cú Dung và Kim Đàn là trung tâm Đạo giáo ở Đông Nam Trung Quốc, còn được gọi là "Đệ nhất phúc địa" và "Đệ bát động thiên" của Đạo giáo. Hoa Quả Sơn tại Liên Vân Cảng nhờ kết duyên với "Tây du kí" mà nổi danh khắp trong và ngoài nước. Minh Hiếu lăng tại Nam Kinh là một phần của quần thể Lăng tẩm hoàng gia Minh-Thanh, một di sản thế giới của UNESCO. Các viên lâm cổ điển tại Giang Tô nổi tiếng trên toàn thế giới, trong đó Chuyết Chính viên, Lưu Viên tại Tô Châu là một trong tứ đại danh viên của Trung Quốc, 9 viên lâm cổ điển tại Tô Châu hình thành một quần thể di sản thế giới của UNESCO. Tê Hà tự tại Nam Kinh, Kim Sơn tự tại Trấn Giang, Đại Danh tự tại Dương Châu, Hàn Sơn tự tại Tô Châu, Long Xương tự tại Cú Dung là các đền chùa cổ trứ danh. Các thắng cảnh nổi tiếng khác tại Giang Tô còn có Linh Sơn Đại Phật ở Vô Tích, cầu Trường Giang Nam Kinh, một công trình được xem là biểu tượng cho tinh thần và khả năng của người Trung Quốc dưới thời Mao Trạch Đông, lăng Tôn Trung Sơn.

Giang nam trung quốc ở đâu

Đã ghé Giang Tô thì thật thiếu sót nếu không qua thăm người hàng xóm Dương Châu - thành phố nằm bên bờ bắc sông Dương Tử. Con gái Dương Châu nổi tiếng có làn da đẹp như ngọc cùng khung cảnh non nước thanh bình theo kiến trúc nhà kiểu cũ.

Không chỉ quyến rũ bởi những cảnh đẹp, địa điểm tham quan nổi tiếng, Giang Tô còn hấp dẫn du khách bởi nền ẩm thực đặc sắc.  Giang Tô từ lâu đã được mệnh danh là 1 trong 8 trường phái ẩm thực lớn của Trung Quốc. Nếu như món ăn Sơn Đông, An Huy là 1 trang nam nhi mộc mạc, món ăn Quảng Đông, Phúc Kiến nhã nhặn như một vị công tử phong lưu, món ăn Tứ Xuyên , Hà Nam chẳng khác nào một vị danh sĩ tài ba thì món ăn của Giang Tô, Chiết Giang lại được ví như một người đẹp Phương Nam. Nó giúp cân bằng với sự khỏe mạnh, đậm đà của chàng trai Sơn Đông, nét lãng mạn đậm chất tài tử của chàng trai Quảng Đông và chất uyên bác, đầy đủ trong ẩm thực Tứ Xuyên.

Giang nam trung quốc ở đâu

Sự hình thành của một trường phái có lịch sử lâu dài không thể tách rời với việc nấu ăn đặc sắc và độc đáo. Đồng thời, nó cũng chịu sự ảnh hưởng của địa dư, điều kiện khí hậu, đặc sản tài nguyên, thói quen ăn uống… Trung Quốc có câu tục ngữ “Nhất phương thủy thổ dưỡng nhất phương nhân“, món ăn của địa phương nào thì mang đặc điểm của địa phương ấy. Tục ngữ cũng có câu “Trên trời có thiên đường, trần gian có Tô Châu Hàng Châu“, phong cảnh nơi này đẹp như tranh, sản vật và những món ăn ở vùng này cũng phong phú, đậm đà một bản sắc riêng. Người Hoa thường khái quát hương vị của bốn trường phái ẩm thực lớn trong câu “đông chua, tây cay, nam ngọt, bắc mặn” và ẩm thực Giang Tô thuộc vào nhóm “nam ngọt”. Hương vị các món ăn nơi này thường có vị ngọt và thanh dịu. Món ăn Giang Tô là món ăn nổi tiếng của khu vực trung và hạ du sông Trường Giang Trung Quốc, được tôn vinh là “đẹp nhất thiên hạ”. Món ăn Giang Tô có nhiều món xem ra giống tác phẩm nghệ thuật cầu kỳ, rất đẹp mắt và ngon miệng. Đặc sắc của món ăn Giang Tô là “Chú trọng kỹ thuật dùng dao, món ăn tinh tế, khẩu vị thanh đạm“, nguyên liệu thường là những rau củ quả tươi đúng vụ, khi chế biến thức ăn không thích dùng xì dầu, chú trọng giữ nguyên màu sắc của nguyên liệu, thích cho đường và dấm, khẩu vị hơi “chua, ngọt”.

Giang nam trung quốc ở đâu

Người vùng Giang Tô lựa chọn nguyên liệu cũng rất kỹ càng, cách chế biến cũng tinh tế cầu kỳ hơn phía Bắc nhưng quan trọng nhất là cốt sao phải giữ cho được hương vị tươi mới của nguyên liệu ban đầu. Nhiều du khách dừng chân ở Vô Tích thường bị đánh lừa vị giác khi được thưởng thức món tôm nõn trắng đặc sản xứ này. Tôm trắng được liệt vào hàng đặc sản trong “Thái Hồ tam bạch” cùng với cá trắng và cá kim ngân, thoạt trông ban đầu chẳng khác gì món tôm bột chay nên thực khách ăn cũng ngại đũa, mãi về sau qua lời hướng dẫn viên, mới vỡ lẽ vừa thưởng thức một trong tam bạch lừng danh của Thái Hồ. Chiêm nghiệm lại, mới thấy vị tôm thanh nhẹ nhàng đến mức tưởng như không mùi vị, nhưng chất ngọt lẫn khuất trong từng thớ thịt trắng nõn thì khó lòng quên được. Đó là ấn tượng đầu tiên về sự thanh thoát, nhẹ nhàng của ẩm thực vùng Giang Tô!

Giang nam trung quốc ở đâu

Giang Tô có món “Đậu phụ Bình Kiều” rất nổi tiếng, không chỉ riêng cố Thủ tướng Chu Ân Lai thích ăn, mà ngay cả vua Càn Long đời nhà Thanh cũng rất thích món này. Truyện kể rằng vua Càn Long vi hành Giang Nam, khi thuyền rồng của vua đi qua Bình Kiều, một thị trấn cổ thuộc Hoài An lúc bấy giờ, vua đã được thưởng thức món “Đậu phụ Bình Kiều” và khen tấm tắc. Từ đó món “Đậu phụ Bình Kiều” đã lừng danh Giang Tô và Hoài An, trở thành món ăn truyền thống nổi tiếng trong trường phái ẩm thực Giang Tô. Ngày nay món Đậu phụ Bình Kiều không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn là 1 món ăn lừng danh khắp nơi trên Thế giới, được trải qua sự chế biến của những nhà đầu bếp khác nhau nhưng nếu muốn thưởng thức đúng vị bản chất của nó thì chỉ khi tìm đến Giang Tô ta mới có khoái cảm ăn món ăn này.

Riêng những ai thích ẩm thực theo phong cách cung đình và sang trọng thì phải tìm đến 2 nhà hàng ẩm thực nổi tiếng nhất Giang Tô là Đắc Nguyệt Lâu và Tùng Hạc Lâu. Nếu như Đắc Nguyệt Lâu cuốn hút thực khách bằng cách thay đổi món ăn đặc trưng theo từng mùa thì Tùng Hạc Lâu lại có một lịch sử hơn 200 năm từ đời vua Càn Long. Các phố ẩm thực Thập Toàn, Phượng Hoàng, đường Can Tương cũng ngày đêm nhộn nhịp du khách thưởng thức các món trứ danh thuộc trường phái hấp, ninh, tần, như tùng thử quế ngư, canh suông vi cá, gà nấu dưa hấu, canh rau nhút Tây Hồ…

Giang nam trung quốc ở đâu

Ngoài ra còn các món ăn nhẹ của Tô Châu đã nổi tiếng khắp nơi như đậu hũ khô, hạt dưa hoa hồng, kẹo hạt tùng, bánh mặn mỡ lợn - những món ăn từng một thời gợi một không khí ẩm thực đặc sắc trong truyện Kim Dung. Món nào cũng chứa đựng tất cả sự tươi mát của nguyên liệu, sử dụng cái ngọt của đường phèn để tạo nên sự thanh mát tột cùng cho người thưởng thức. Cách thú vị nhất để thưởng thức ẩm thực một vùng đất lạ không gì thú vị hơn là nếm những món ngon đường phố. Để bắt đầu một ngày mới, hãy thưởng thức bữa sáng mang đậm chất truyền thống Trung Hoa với dầu chá quẩy, món dân dã hiện diện ở mọi ngõ đường. Quẩy nóng giòn ăn kèm với tô cháo trắng hay ly sữa đậu nành, đạm bạc mà dễ ăn. Chiếc quẩy đơn giản nhưng ẩn sau đó là một sự tích dài. Tương truyền, món ăn này ra đời từ chuyện trung thần Nhạc Phi bị vợ chồng “Hán gian” Tần Cối bày mưu hãm hại chết thảm. Để nguyền rủa hai vợ chồng độc ác này, người Trung Quốc đã nghĩ ra một món ăn làm từ bột, có hai thanh dài tượng trưng cho hai người rồi chiên ngập trong chảo dầu, ngụ ý nhúng vạc dầu sôi hai con quỷ là vợ chồng Tần Cối! Từ đó, món ăn có tên “du tạc cối” (dầu chiên Tần Cối), phát âm theo tiếng Quảng Đông là dầu chá quẩy. Món ăn này ở Trung Quốc rất rẻ, hai tệ (khoảng 5.000 đồng) có thể mua được năm ba cái dài ngoằng, đủ cho một bữa sáng đơn giản và tiện dụng. Kế đến là các món bánh hấp từ bột gạo, đủ hình dạng, đủ loại nhân, được hấp trong xửng bốc khói nghi ngút, tỏa hương thơm lựng, đủ sức quyến rũ bất kỳ du khách nào vô tình đi ngang.

Món ăn sáng hấp dẫn khác của người Giang Tô là bánh bột chiên trứng, có cách làm gần như bánh cuốn trứng nhưng lại chiên thay vì nướng. Người đầu bếp tráng một lớp bột mỏng trên chiếc chảo dẹt bằng phẳng, đến độ vừa khô mặt thì đập vào đấy quả trứng, chút gia vị, rắc thật nhiều hành lá rồi cuốn lại. Món ăn mới ra lò nóng hổi, cắn vào vừa có chút giòn tan của lớp vỏ, rồi lại đến hương thơm và sự béo mềm của trứng vừa chín tới, đủ sức khiến những người háu ăn phải bỏng lưỡi vì sức nóng.

Dạo một vòng với ẩm thực Giang Tô, thấy bụng đầy mà lòng thanh. Có lẽ, điều đó tạo nên một sức cuốn hút kỳ diệu của một vùng đất dành cho du khách…

Khó mà miêu tả hết vẻ đẹp thơ mộng của tỉnh Giang Tô thuộc dải đất Giang Nam vì danh lam thắng cảnh, sơn hào hải vị đẹp vô kể, đó là chưa kể đến những người dân hiền hòa, dễ mến của vùng đất ngàn năm lịch sử này. Nếu có dịp du lịch Trung Quốc, du khách đừng bỏ qua cơ hội khám phá vẻ đẹp quyến rũ của vùng đất này nhé!