Thâm canh tăng vụ mục đích là gì năm 2024

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã hình thành được 97 vùng sản xuất, thâm canh rau an toàn tập trung, với diện tích khoảng 13.000 ha, sản lượng đạt khoảng 170.754 tấn/năm. Trong đó, diện tích rau an toàn áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP khoảng 4.000 ha. Việc mở rộng diện tích thâm canh rau màu được các địa phương trong tỉnh thực hiện theo hướng tập trung, quy mô lớn, nhằm tăng năng suất, sản lượng trên từng đơn vị diện tích.

Thâm canh tăng vụ mục đích là gì năm 2024
Người dân thị trấn Thiệu Hóa (Thiệu Hóa) chăm sóc rau màu.

Ông Lê Văn Vân, Phó Chủ tịch UBND xã Trường Xuân (Thọ Xuân), cho biết: Trên địa bàn xã có 130 ha cây rau màu các loại, nhờ người dân áp dụng các quy trình kỹ thuật trong sản xuất nên hiệu quả kinh tế mang lại khá cao. Các loại rau màu được bà con đưa vào trồng chủ yếu là các loại cây, như hành hoa, mướp đắng, đậu, cà chua, dưa leo, rau các loại và nhiều loại rau gia vị khác... Để ổn định đầu ra, HTX dịch vụ nông nghiệp và dưa leo Thọ Xuân đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với người dân theo phương châm sản phẩm được thu hoạch đến đâu, bao tiêu hết cho bà con đến đấy. Bình quân mỗi ha trồng rau màu cho thu nhập từ 200 đến 230 triệu đồng/năm. Thời gian tới, xã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện mở lớp tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật, xây dựng thương hiệu rau sạch an toàn của địa phương.

Những năm gần đây, nhu cầu sử dụng thức ăn thô xanh cho đàn gia súc là rất lớn. Ngoài các loại cỏ voi, cây ngô sinh khối chính là nguồn thức ăn bổ dưỡng giúp đàn trâu, bò sinh trưởng phát triển tốt, tăng trọng nhanh, đàn bò sữa cho sản lượng sữa cao. Nhận thấy hiệu quả từ trồng ngô sinh khối làm thức ăn cho gia súc, người dân ở các huyện Yên Định, Thọ Xuân, Ngọc Lặc, Như Thanh, Như Xuân, Thạch Thành, Cẩm Thủy,... đã phát triển được hơn 2.000 ha. Các địa phương đã chủ động chuyển đổi diện tích trồng ngô hạt năng suất thấp sang thâm canh ngô sinh khối cho hiệu quả kinh tế cao. Theo tính toán của người dân, trồng ngô thâm canh làm thức ăn chăn nuôi, mỗi năm có thể sản xuất 3 vụ, năng suất khoảng 30 tấn/ha/vụ, doanh thu 30 triệu đồng/ha/vụ, tương đương 90 - 100 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 2,5 lần so với trồng ngô dày truyền thống.

Nhằm nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích, hình thành các vùng sản xuất tập trung, các địa phương trong tỉnh đã đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất đai, chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Cùng với đó, ngành nông nghiệp và các địa phương tập trung phát triển sản xuất theo hướng sản xuất tập trung, quy mô lớn, công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ. Đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng được vùng sản xuất lúa thâm canh, năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao, với diện tích khoảng 158.160 ha/năm, năng suất bình quân đạt 65 tạ/ha/vụ, sản lượng đạt hơn 1 triệu tấn/năm; xây dựng được 97 vùng sản xuất chuyên canh rau, quả an toàn tập trung, với diện tích 12.560 ha/năm, sản lượng đạt khoảng 170.754 tấn/năm. Hình thành và phát triển vùng trồng ngô thâm canh năng suất, chất lượng cao, với diện tích 20.000 ha/năm, năng suất 68,4 tạ/ha/vụ.

Việc phát triển vùng thâm canh cây trồng ở các địa phương trong tỉnh không những nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cho các hộ dân, mà còn nâng cao trình độ canh tác cho người dân. Để tiếp tục phát triển vùng thâm canh cây trồng tập trung, các địa phương đang tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn các hộ dân tiếp tục thực hiện các biện pháp thâm canh, áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất. Đồng thời, tiếp tục tích tụ, tập trung đất đai, tạo điều kiện thuận lợi để ứng dụng cơ giới đồng bộ vào phục vụ sản xuất, thâm canh cây trồng.

Đồng Gia có 1.490 hộ, hơn 6.000 nhân khẩu chuyên sống bằng nghề làm ruộng. Đây là xã đất hẹp, người đông vào bậc nhất, nhì trong tỉnh, mỗi người vẻn vẹn hơn 400 m2 ruộng. Nhờ thành quả của phong trào hợp tác hóa đi đôi với thủy lợi hóa và điện khí hóa nông nghiệp, nông thôn, Đồng Gia xây dựng khá đồng bộ cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn hoàn chỉnh quy hoạch vùng sản xuất gắn với cải tạo đồng ruộng, đã tạo điều kiện cho các cây trồng, vật nuôi, nhất là các cây màu hàng hóa có giá trị cao phát triển.

Đồng Gia có truyền thống giỏi về thâm canh lúa, sản xuất màu vụ đông. Thời kỳ sản xuất tự cấp, tự túc, cây màu ở Đồng Gia chưa có vị thế trong cơ cấu cây trồng và trong thu nhập của kinh tế hộ xã viên. Ngày nay, chuyển sang sản xuất nông nghiệp hàng hóa, gắn với nhu cầu tiêu thụ của thị trường, phần lớn diện tích canh tác được gieo trồng 4-5 vụ/năm theo các công thức luân canh, xen canh, gối vụ: một lúa + ba đến bốn vụ màu hoặc hai vụ lúa + ba vụ màu. Nhiều chân ruộng chuyên canh rau, một năm sản xuất tới 5-6 vụ. Hệ số sử dụng ruộng đất tăng lên khá nhanh, từ 2,5-2,7 lần thời kỳ 1995-2000, tăng lên 3,3-3,5 lần trong hai năm vừa qua. Năm 2003 Đồng Gia đạt tổng diện tích gieo trồng gần 900 ha, lớn nhất từ trước đến nay. Trong đó, lúa cả năm 360 ha, giảm 33,6 ha so năm trước và chiếm 40% so tổng diện tích cây trồng trong năm. Diện tích các cây màu hàng hóa hơn 540 ha, tăng 186,1 ha so năm trước và chiếm 60% so tổng diện tích gieo trồng trong năm. Đây là minh chứng việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng giảm dần diện tích đất chuyên canh lúa, chuyển sang sản xuất các cây màu hàng hóa có giá trị cao. Thông thường những năm trước đây, diện tích lúa nhiều gấp rưỡi hoặc hai lần so diện tích màu. Đến nay, diện tích màu tăng lên gần hai lần so với lúa. Trong số các cây màu đứng chân trên đồng ruộng, dưa hấu có diện tích lớn nhất 247 ha. Thứ đến rau các loại hơn 144 ha; củ đậu khoảng hơn 100 ha... Năm 2004 này, Đồng Gia phân vùng, tiến hành xây dựng những cánh đồng sản xuất rau sạch, chất lượng cao, bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm.

Để bảo đảm thời vụ sản xuất đáp ứng yêu cầu thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất, sản lượng cây trồng trong các mùa vụ, nông dân Đồng Gia đã sáng tạo cách làm mới: xã viên bỏ dần tập quán cấy mạ dược thay bằng mạ trên nền cứng, mạ xúc. Diện tích đất chuyên mạ chuyển sang trồng màu; với các loại cây màu nông dân áp dụng hình thức gieo, ươm cây con giống vào bàu, hom. Khi cây đủ mầm, đủ lá, cứng cáp, mới đưa ra ruộng. Cách làm này có tác dụng giảm bớt thời hạn cây đứng chiếm đất trên đồng ruộng; thời vụ gieo cấy vẫn được bảo đảm. Hình ảnh "sáng lúa, chiều màu" nảy sinh từ cách làm đó. Ngoài đồng, không khí lao động sản xuất khẩn trương, tấp nập là vậy; trong xóm, làng khi hộ xã viên trở thành đơn vị kinh tế tự chủ, bằng mọi cách, hộ nào cũng phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, chủ yếu là nuôi lợn nái, lợn thịt hướng nạc. Nhiều gia đình chăn nuôi gà công nghiệp với quy mô hàng trăm con. Có những hộ hợp tác với nhau, nuôi 500-600 con vịt đẻ, hàng trăm con ngan Pháp; không ai bảo ai, họ đồng loạt cải tạo vườn tạp, ao hoang thành vườn chuyên canh cây đặc sản như vải thiều Thanh Hà, nhãn lồng, hồng không hạt, trồng chuối xuất khẩu, táo, na, v.v... tận dụng diện tích ao, hồ nuôi trồng thủy sản... hình thành hệ sinh thái kinh tế VAC đem lại hiệu quả kinh tế cao. Năm vừa qua, giá trị sản xuất nông nghiệp của Đồng Gia đạt hơn 23,8 tỷ đồng. Trong đó, ngành trồng trọt hơn 18,3 tỷ đồng, chiếm hơn 75%; ngành chăn nuôi hơn 5,1 tỷ đồng, chiếm 21,4%. Ngành trồng trọt chuyển dịch theo hướng tích cực, giá trị sản xuất lương thực (chủ yếu là lúa) hơn 3,6 tỷ đồng, chiếm gần 20%; các cây màu hàng hóa hơn 14,7 tỷ đồng, chiếm hơn 80% và tăng hơn bốn lần so với lúa. Giá trị sản xuất bình quân toàn xã (tính theo giá trị cố định năm 1994) đạt 72,6 triệu đồng/ha/năm, theo giá hiện hành năm 2003 đạt hơn 150 triệu đồng/ha/năm. Đây là sự cố gắng, tiến bộ vượt bậc về việc thâm canh, tăng vụ, chuyển dịch cơ cấu sản xuất cây trồng, vật nuôi theo hướng phát triển sản xuất nông sản hàng hóa, gắn với nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của thị trường, nâng cao giá trị trên từng đơn vị diện tích đất nông nghiệp. Về cơ bản, sản xuất nông nghiệp của Đồng Gia bảo đảm ổn định lương thực tại chỗ cho người và chăn nuôi gia đình. Tuy nhiên, nông thôn Đồng Gia tồn tại mâu thuẫn: chưa cải thiện và giải quyết đủ việc làm cho người lao động. Mức thu nhập từ nông nghiệp còn thấp. Số hộ nghèo còn lớn, khả năng thoát nghèo, vươn lên khá và làm giàu còn khó khăn.

Nhằm giải quyết từng bước mâu thuẫn này, đảng bộ, chính quyền và các HTX ở Đồng Gia đã tạo các điều kiện thuận lợi, khuyến khích các hộ nông dân phá thế thuần nông, phát triển ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp và hoạt động dịch vụ thương mại. Từ đó các ngành nghề truyền thống, ngành nghề mới, trước hết là các nghề chế biến các sản phẩm màu tại chỗ, các doanh nghiệp tư nhân, quy mô vừa và nhỏ, được khôi phục và phát triển theo mô hình: "Hộ kiêm nghề, lao động chuyên nghề và HTX dịch vụ chuyên ngành". Theo thống kê của xã, năm ngoái Đồng Gia có 88 hộ làm các ngành nghề phi nông nghiệp, 155 hộ kinh doanh dịch vụ thương mại. Nhóm các hộ này đạt tổng doanh thu hơn 8,5 tỷ đồng, hộ đạt ít là 50 triệu đồng, nhiều 85 triệu đồng/năm. Cá biệt có hộ đạt doanh thu hơn 500 triệu đồng/năm. Thực tế các hộ sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực tiểu, thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại đã góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tạo thêm công ăn, việc làm cho các hộ nông nghiệp.

Năm vừa qua, Đồng Gia đạt giá trị tổng sản phẩm hơn 39,8 tỷ đồng, tăng 21,9% so năm trước, hình thành cơ cấu: nông nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ: 59,8%-18,9%-21,3%. So năm 2002 nông nghiệp tăng 18,7%, tiểu thủ công nghiệp tăng 42,4% và dịch vụ tăng 20%.

Phát triển đa dạng các hình thức kinh tế tập thể

Từ khi ra đời Luật HTX và Nghị quyết T.Ư lần thứ 5 (khóa IX) của Đảng về kinh tế tập thể, Đồng Gia vừa chuyển đổi, vừa thành lập mới ba HTX dịch vụ chuyên ngành, bao gồm HTX dịch vụ nông nghiệp, HTX dịch vụ điện sinh hoạt và sản xuất, HTX tín dụng hay còn gọi là quỹ tín dụng nội bộ. Xã viên tham gia HTX trên cơ sở tự nguyện, họ góp vốn cổ phần hoặc sức lao động vào kinh tế tập thể. Mặc dù các HTX hạch toán độc lập, nhưng đều có mục đích chung, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế của hộ xã viên, nông dân, các tổ kinh tế liên gia, các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong và ngoài địa bàn xã. Nhìn chung các HTX dịch vụ hoạt động khá đều tay, chất lượng dịch vụ khá, được xã viên chấp nhận. Hằng năm HTX đều có lãi.

HTX nông nghiệp chuyên dịch vụ các khâu thiết yếu cho kinh tế hộ như: dịch vụ về tưới, tiêu nước, bảo đảm yêu cầu thời vụ gieo trồng và chăm sóc lúa màu; thường xuyên dự tính, dự báo tình hình sâu bệnh phát sinh trên đồng ruộng và khuyến cáo các biện pháp phòng trừ với từng đối tượng sâu, bệnh; liên kết trạm khuyến nông Kim Thành và một số công ty giống cây trồng của tỉnh, TP Hải Phòng mở các lớp tập huấn về công nghệ thâm canh đối với cây lúa, cây màu; chuyển giao tiến bộ kỹ thuật làm bàu nhân các giống cây màu, kỹ thuật trồng xen, trồng gối vụ; xây dựng mô hình sản xuất trình diễn các giống lúa Q5, giống lúa Bồi tạp sơn thanh, Trang nông, Thiên hương, Dị hương tại vùng giống nhân dân ở thôn Phí Gia; trồng thử và xây dựng quy trình sản xuất một số cây màu như dưa hấu Hắc Mỹ Nhân, Kim Cô Nương... để nông dân được mắt thấy, tai nghe, tiếp thụ và ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất. Nhờ đó, nhiều giống cây mới đưa vào sản xuất theo công nghệ thâm canh mới đã phát huy hiệu quả rất cao. Xã viên ở các thôn Đồng Xá Bắc, Đồng Xá Nam, Phí Gia trồng dưa hấu Hắc Mỹ Nhân cho giá trị sản xuất bình quân hơn 54 triệu đồng/ha/vụ. Cá biệt có vùng rộng khoảng 100 ha, đạt giá trị sản xuất bình quân 100 triệu đồng/ha, v.v...

Quỹ tín dụng nhân dân thực hiện khá tốt việc huy động vốn nhàn rỗi trong nhân dân, cho xã viên vay vốn đầu tư phát triển sản xuất. Năm 2003, quỹ đạt số dư vốn huy động hơn 3,6 tỷ đồng, vượt 21,6% mức kế hoạch năm, dư nợ cho vay ngắn hạn hơn 2,9 tỷ đồng, tăng 571 triệu đồng so năm 2002. Trong khi đó, dư nợ quá hạn chỉ có 74,8 triệu đồng. Quỹ bảo tồn được vốn hoạt động, lãi gần 80 triệu đồng/năm.

Một số đồng chí là đảng ủy viên đảng bộ xã Đồng Gia và nhiều người ở các thôn Phí Gia, Đồng Xá Nam, Đồng Xá Bắc có nhận xét: Nếu không có tác động từ các khâu dịch vụ về tiến bộ kỹ thuật, về vốn, về thu gom tiêu thụ sản phẩm của HTX, việc thâm canh, tăng vụ không thể phát triển nhanh và hiệu quả trên mỗi ha đất nông nghiệp không được như hiện nay. Các HTX thật sự là điểm tựa, chỗ dựa cho kinh tế hộ phát triển.