Thaẩm quyền xử lý giải quyết tảo hôn

Khoản 8 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 đã quy định tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật này. Theo đó, độ tuổi kết hôn được quy định trong Luật này là nam từ đủ20 tuổi trở lên, nữ từđủ 18 tuổi trở lên.

Hành vi tảo hôn cũng thuộc một trong các hành vi bị cấm theo quy định tại Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014.

Về hướng xử lý sự việc:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật này thì cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật:

a) Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.

Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng.

Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Luật hôn nhân và gia đình 2014 và điểm d mục 2 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì tùy từng trường hợp mà Tòa án quyết định như sau:

- Nếu đến thời điểm có yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật mà một bên hoặc cả hai bên vẫn chưa đến tuổi kết hôn thì quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật.

- Nếu đến thời điểm có yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật cả hai bên tuy đã đến tuổi kết hôn, nhưng cuộc sống của họ trong thời gian đã qua không có hạnh phúc, không có tình cảm vợ chồng, thì quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật.

- Nếu đến thời điểm có yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật cả hai bên đã đến tuổi kết hôn, trong thời gian đã qua họ chung sống bình thường, đã có con, có tài sản chung thì không quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật. Nếu hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân đó. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này.

Tuy nhiên, nếu mới phát sinh mâu thuẫn và có yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn thì Toà án thụ lý vụ án để giải quyết ly hôn theo thủ tục chung.

Ngày nay, truyền thông và công nghệ ngày càng phát triển, ý thức về pháp luật của người dân cũng ngày càng được nâng cao. Pháp luật cũng được tuyên truyền rộng rãi tới người dân thông qua các phương tiện truyền thông, báo chí,... Đa số nam nữ kết hôn khi đủ tuổi kết hôn, song cũng không ít trường hợp kết hôn khi chưa đủ tuổi như con gái chủ tịch xã ở Cà Mau cưới chồng khi chưa đủ 16 tuổi hay con trai phó chủ tịch xã ở Hà Tĩnh cưới cô dâu dưới 14 tuổi. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như kiến thức pháp luật còn hạn chế, theo phong tục tập quán của địa phương hay chỉ vì rơi vào tình cảnh bắt buộc phải cưới sớm. Dù là nguyên nhân gì, chúng ta cũng cần xem xét đến các quy định thuộc hành vi này để có thể có sự cân nhắc thật kĩ lưỡng khi đưa ra quyết định kết hôn

Khoản 8 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 đã quy định tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật này. Theo đó, độ tuổi kết hôn được quy định trong Luật này là nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.

Hành vi tảo hôn cũng thuộc một trong các hành vi bị cấm theo quy định tại Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014.

Về hướng xử lý sự việc:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật này thì cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật:

“a) Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ”.

Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng.

Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Luật hôn nhân và gia đình 2014 và điểm d mục 2 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì tùy từng trường hợp mà Tòa án quyết định như sau:

- Nếu đến thời điểm có yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật mà một bên hoặc cả hai bên vẫn chưa đến tuổi kết hôn thì quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật.

- Nếu đến thời điểm có yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật cả hai bên tuy đã đến tuổi kết hôn, nhưng cuộc sống của họ trong thời gian đã qua không có hạnh phúc, không có tình cảm vợ chồng, thì quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật.

- Nếu đến thời điểm có yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật cả hai bên đã đến tuổi kết hôn, trong thời gian đã qua họ chung sống bình thường, đã có con, có tài sản chung thì không quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật. Nếu hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân đó. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này.

Tuy nhiên, nếu mới phát sinh mâu thuẫn và có yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn thì Toà án thụ lý vụ án để giải quyết ly hôn theo thủ tục chung.

  Ngoài ra, cha mẹ hay những người tổ chức kết hôn cho người chưa đủ tuổi kết hôn cũng phải chịu hình phạt theo quy định của pháp luật.

Điều 47 Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định:

"Điều 47. Hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có quyết định của Tòa án nhân dân buộc chấm dứt quan hệ đó."

Như vậy, theo quy định pháp luật trên thì hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Điều 66 Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định:

"Điều 66. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình...."

Như vậy, theo quy định pháp luật trên thì Chủ tịch UBND xã có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.