Tên cũ của thành phố hồ chí minh là gì

Theo báo chí Nhà nước, bác sĩ Trần Hữu Nghiệp chính là người đầu tiên đưa ra đề nghị đổi tên Sài Gòn ra Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 26 tháng tám năm 1946, nhân kỷ niệm một năm chính quyền cách mạng. Theo vị bác sĩ này, để ghi lấy công đức của Hồ Chủ tịch, Thành phố Sài Gòn nên đổi tên là thành phố Hồ Chí Minh. Đến ngày hai tháng bảy năm 1976, Quốc hội khóa VI ra quyết định chính thức để Đô thành Sài Gòn mang tên Thành phố Hồ Chí Minh.

Sài Gòn là một thành phố có chiều dài lịch sử lâu đời và gắn bó liên tục với nhiều thế hệ người Việt Nam từ trước năm 1975, không chỉ riêng với người miền Nam mà với cả đồng bào miền Bắc. Sài Gòn đã trở thành biểu tượng của cả một nền văn hóa. Và đối với thế giới, Sài Gòn đã có thời được mệnh danh là ‘Hòn ngọc Viễn Đông. Còn việc họ đổi tên Sài Gòn sau ngày 30/4/1975 thì đó là một sự cưỡng chiếm. - Nhà báo Đinh Quang Anh Thái

Nhà báo Đinh Quang Anh Thái, hiện sống tại miền Nam California nhận định về sự kiện này với RFA:

“Sài Gòn là một thành phố có chiều dài lịch sử lâu đời và gắn bó liên tục với nhiều thế hệ người Việt Nam từ trước năm 1975, không chỉ riêng với người miền Nam mà với cả đồng bào miền Bắc. Sài Gòn đã trở thành biểu tượng của cả một nền văn hóa. Và đối với thế giới, Sài Gòn đã có thời được mệnh danh là ‘Hòn ngọc Viễn Đông.”  

Còn việc họ đổi tên Sài Gòn sau ngày 30/4/1975 thì đó là một sự cưỡng chiếm. Lý do đơn giản là theo Hiệp ước hòa bình 1973, hai miền Nam - Bắc thỏa thuận sẽ đạt tới nền hòa bình, tiến tới hòa giải nhưng sau đó họ xé bản hiệp định đó, họ bất chấp các luật lệ quốc tế đem quân cưỡng chiếm miền Nam. Dĩ nhiên ‘lịch sử luôn được viết bởi người chiến thắng’. Với chiến thắng của họ thì họ đổi tên Sài Gòn là Thành phố Hồ Chí Minh.  

Chúng ta cứ nhìn ra thế giới sẽ thấy hành động này là man rợ, bởi ngay cả Hitler khi chiếm cả châu Âu vẫn tôn trọng tên thủ đô của các nước chứ không lấy tên mình đặt lại, ngay cả cho nước Đức.”

Từ năm 1946, Sài Gòn đã là thủ đô của Cộng hòa tự trị Nam Kỳ. Đến năm 1949 là thủ đô của Quốc gia Việt Nam. Đến năm 1955, Việt Nam Cộng hòa được thành lập, Sài Gòn khi đó được chọn làm thủ đô với tên gọi chính thức là “Đô thành Sài Gòn”.

Dù Thành phố Sài Gòn - Gia Định bị đổi tên đến nay đã 45 năm, nhưng với hầu hết những người dân từng sống ở miền Nam trước năm 1975, bất kể giọng nói của họ thuộc vùng miền nào, đều giữ cái tên Sài Gòn khi nói về Thành phố Hồ Chí Minh hôm nay. Cái tên Sài Gòn được dùng như tên bán chính thức của thành phố này.

Nhạc sĩ Lê Việt hiện sống ở Bình Dương chia sẻ suy nghĩ của ông với RFA:

“Đó là một cái tên đã đi vào trong tiềm thức, đi vào trong đời sống người ta từ người già đến người trẻ. Nó là cái tên nhưng nó có cái linh hồn ở trong đó. Chính quyền mới sau 1975, khi họ “giải phóng” được miền Nam thì họ quyết định đổi tên thành phố Sài Gòn ra Thành phố Hồ Chí Minh. Đó là do họ mà thôi.

Đa phần những người mình tiếp xúc đều là những người ở miền Nam hồi xưa nên khi nói chuyện với nhau đều gọi là Sài Gòn. Nói vậy mới hiểu nhau nhanh. Đó là một sự tự nhiên. Mặc dù về mặt hành chánh thì người ta không ghi như vậy nhưng trong ngôn ngữ, trong lời nói, trong suy nghĩ, trong tâm thức của con người thì họ vẫn gọi là Sài Gòn.

Cả người miền Nam lẫn người Bắc di cư năm 1954 thì đến 99% bây giờ họ vẫn gọi là Sài Gòn. Chỉ có một số bạn bè tôi là người Bắc vào miền Nam sau năm 1975 thì mới gọi là Thành phố Hồ Chí Minh mà thôi.”

Tên cũ của thành phố hồ chí minh là gì
Hình ảnh buôn bán trên vỉa hè Sài Gòn năm 1972. AFP

Ông Minh, một cựu chiến binh Quân đội Nhân dân Việt Nam cho hay, cả ông và bạn bè ông đều dùng cái tên “Sài Gòn” để nói về vùng đất mà ông sinh sống hơn nửa thế kỷ. Với họ, vùng đất Sài Gòn là vùng đất của văn hóa, của lịch sử, của ký ức. Ông nói:   

“Tôi vẫn gọi là Sài Gòn vì nó gắn với mình nhiều kỷ niệm lắm rồi, cộng với môi trường sống, khí chất của con người cũng như phong cách sống của con người nơi đây nó ảnh hưởng đến mình rất nhiều. Thế nên trong suy nghĩ, tôi vẫn thấy sử dụng tên Sài Gòn nó hay hơn.

Từ lúc thơ ấu cho đến bây giờ đã hơn 50 tuổi, cái tên Sài Gòn vẫn là cái tên gần gũi, dễ nhớ - dễ nhớ không chỉ là cái tên mà là những gì gần gũi thuộc về đất Sài Gòn - cho nên trong hoài niệm cũng như trong suy nghĩ những người sống lâu ở Sài Gòn như tôi vẫn quen gọi là Sài Gòn, chứ không dùng tên Hồ Chí Minh.

Việc đổi tên là do Nhà nước, nó mang tính chính trị nhiều hơn. Còn người dân gọi tên này thì dân miền Nam gần như là không có mà chỉ có dân miền Bắc sau này họ gọi là Thành phố Hồ Chí Minh.”  

Cô Lan, một công nhân sinh ra và lớn lên ở Thành phố Hồ Chí Minh lại có một suy nghĩ khác:   

“Em thích gọi là Thành phố Hồ Chí Minh chứ không thích gọi là Sài Gòn vì Hồ Chí Minh là tên bác. Sài Gòn chỉ là tên thời chiến tranh dù gia đình em vẫn gọi là Sài Gòn.”

Đó là một cái tên đã đi vào trong tiềm thức, đi vào trong đời sống người ta từ người già đến người trẻ. Nó là cái tên nhưng nó có cái linh hồn ở trong đó. Chính quyền mới sau 1975, khi họ “giải phóng” được miền Nam thì họ quyết định đổi tên thành phố Sài Gòn ra Thành phố Hồ Chí Minh. Đó là do họ mà thôi. - Nhạc sĩ Lê Việt

Nói về nguồn gốc và ý nghĩa của tên Sài Gòn thì có ít nhất ba thuyết. Theo thuyết của các ông Trương Vĩnh Ký và Lê Văn Phát thì Sài Gòn do tiếng Khmer Prei Kor mà ra, và có nghĩa là củi gòn. Theo thuyết của ông Louis Malleret thì Sài Gòn do tiếng Tây Ngòn, tức là Tây Cống phát âm theo giọng Trung Hoa và có nghĩa là cống phẩm của phía tây.

Còn theo thuyết của học giả Vương Hồng Sển thì Sài Gòn do tiếng Thầy Ngồn tức là Ðề Ngạn phát âm theo giọng Trung Hoa và có nghĩa là bờ sông cao dốc trên có đê ngăn nước. Còn về tiếng Tây Cống, ông Vương Hồng Sển lại cho rằng nó chỉ được người Trung Hoa dùng sau này để phiên âm lại tên Sài Gòn sau khi tên này được dùng để chỉ đất Bến Nghé cũ.

Nguồn gốc tên gọi Sài Gòn còn nhiều tranh luận nhưng dù có nguồn gốc như thế nào thì cái tên Sài Gòn vẫn không thay đổi trong tâm thức của người dân từng sinh sống tại vùng đất này, bất kể tuổi tác.

Ông Đinh Kim Phúc, từng giảng dạy môn Lịch sử Đông Nam Á, nêu quan điểm của ông:

“Sài Gòn trước năm 1975 nó là một địa danh. Còn đơn vị hành chánh là Đô thành Sài Gòn. Cái địa danh thì không bao giờ mất đi trong tâm tư, trong tình cảm của cư dân. Hiện nay người ta hay lẫn lộn giữa Sài Gòn và Thành phố Hồ Chí Minh.

Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là một đơn vị hành chánh của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, còn Sài Gòn là một địa danh đã được hình thành hơn 300 năm. Cái tên gọi Người Sài Gòn, địa danh sài Gòn, vùng Sài Gòn nó không chỉ ám chỉ những người cư ngụ trong một đơn vị hành chánh cụ thể mà nó còn là một khu vực, một vùng đất mới từng dung nạp mọi thành phần từ nhiều miền về mở đất.

Do đó, cái địa danh Sài Gòn, cái tên gọi Sài Gòn nó rất quan trọng với những người dân Nam Bộ, không chỉ những người ở Sài Gòn.”

Có thể thấy, cái tên Sài Gòn vẫn trong tâm trí, trong cách gọi của rất nhiều người Việt Nam, cho dù cái tên này chính thức bị khai tử bởi Quốc hội Việt Nam vào ngày hai tháng bảy năm 1976. Mỗi năm, cứ vào ngày kỷ niệm này thì cái tên Sài Gòn lại tràn ngập trên mặt báo.

Theo ghi nhận của RFA, nếu Nhà nước làm một cuộc trưng cầu ý dân để chọn tên cho thành phố lớn nhất miền Nam này, thì Sài Gòn xưa sẽ được trả lại tên.

Tin, bài liên quan
Thời Sự

  • Liệu đến năm 2045 Sài Gòn có thể trở thành trung tâm kinh tế- tài chính Châu Á?
  • Tranh cãi xung quanh việc thành phố Hồ Chí Minh muốn đặt lại tên 19 tuyến đường
  • Nay mới chi 100.000 tỷ đồng phát triển giao thông TPHCM là chậm!
  • Vì sao những giải pháp chống ngập ở TP.HCM không hiệu quả?
  • Số phận tòa nhà cổ Sở Hỏa xa Sài Gòn sẽ về đâu?

Bài được đọc nhiều nhất
RFA

Tên cũ của thành phố hồ chí minh là gì
  • Bà Rịa-Vũng Tàu: Chính quyền ngăn cản chùa Thiên Quang xây cổng chùa
  • Mày biết tao là ai không?
  • Trọc phú rèn đạo đức cách mạng
  • Phỏng vấn: Đài Loan, Việt Nam và chất bán dẫn
  • Kon Tum: Cưỡng chế Sơn Linh Tự nhằm "triệt tiêu chùa không theo Giáo hội Phật giáo Việt Nam"

Bài được đọc nhiều nhất
Thời Sự

Tên cũ của thành phố hồ chí minh là gì
  • Quy chế thu hồi đất: càng sửa đổi, càng siết chặt quyền dân sự
  • Đại biểu HĐND đánh nhân viên sân golf bất tỉnh phải bị truất phế!

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Tên

Nhận xét  

Captcha

Nhận xét

Nguoi Tân Định

05/07/2021 19:21

1 nguoi trong gd mình (đã qua đời), nói,
"cách đặt tên 1 nguoi cho (tên) 1 TP, là của văn hóa Tây phương,
chứ khg phải trong văn hóa VN".
Đến nay ai cung biet, du có mang tên gì sau 4/1975,
tên nguyên thủy của Saigon, đã duoc có code rieng dùng
trong hàng không từ lâu, "SGN", nay vẫn còn dùng!.
Neu ai mua vé máy bay, thấy code name "SGN". 😊.
"Người Tân Định"

Vietcong HaNoi

06/07/2021 09:13

Tên Thành phố SÀIGON Không bao giờ MẤT trong TÂM TRÍ người DÂN VIỆTNAM ! Song song có tên người chết với tên SAIGON để DÂN TỘC VIỆTNAM KHÔNG THỂ QUÊN ĐƯỢC TÊN ĐÓ ĐÃ & ĐANG BÓC LỘT HÀNH HẠ DÂN TỘC VÀ BÁN TỔ QUỐC CHO TẦU CỘNG ! ! !

Vietcong HaNoi

06/07/2021 09:21

Cộng sản không bao giờ có "trưng cầu ý dân" ! Nhất là csVN ! Nếu có thì KHẲNG ĐỊNH là MA GIÁO là LỪA ĐẢO là GIAN LẬN ! ! !

Lưu Hoài Quốc

06/07/2021 11:11

Sài Gòn xưa sạch sẻ, khang trang và thanh lịch biết bao nhiêu; Hồ chí Minh bây giờ dơ bẩn,bệ rạc và mất lịch sự bấy nhiêu

Duy Huu, USA

06/07/2021 13:39

Dân Sài Gòn, dân Hà Nội, dân Húê, dân Bạc Liêu, dân Xóm mới, dân Gò vấp, dân chợ Cầu Ông Lãnh ...
chả có người dân Sài Gòn, cả dân Việt Nam, chả có dân nào muốnn trở thành dân Hồ, dân Hồ Chí Minh cả các bác dân tà ạ...
Ngay cả đến các bác " Bắc kỳ có lý luận " như bác Trọng, đảng trưởng đảng " cháu ngoan bác Hồ "... cũng chả múôn làm dân Hồ.

Dân Sài Gòn muốn nhường cái tên Bác " đáng kính " cho các bác dân Hà Nội đấy... " Thủ đô Hồ "... " Thủ đô Hồ Chí Minh "...
có dám nhận không... hay lại chê ỏng, chê eo... em chả dám, em chả dám... tên Hà Nội em đẹp hơn, thơm hơn, sang hơn nhìêu... cái tên Hồ.

" Gái Sài Gòn "... nghe có sang hơn, có đẹp hơn, có văn minh hơn...
" gái Hồ ", " gái Hồ Chí Minh " không... các cô ba, chị hai, anh tư, anh năm Sài Gòn...?

Ấy thế mà tại sao các bác tốn bao nhiêu xương máu, " sinh Bắc, tử Nam " vào " giải phóng " dân Sài Gòn, dí súng vào đầu dân Sài Gòn,
bắt dân Sài Gòn làm dân Hồ ?

Dân miền Nam

06/07/2021 13:50

Đề nghị nên đổi tên Hà Nội thành thành phố Hồ Chí Minh.

Cat Nguyen

06/07/2021 15:16

Từ hồi 1952, tôi còn ở ngoài BẮC, chưa di cư vào NAM, tôi đã biết SÀI GÒN qua đĩa hát bài " Sài Gòn Xa Hoa ", có câu" :
" SÀI GÒN là viên ngọc Trân Châu của Á Đông, Sài Gòn là chốn người viễn khách thường lui tới, tửu điếm, trà đình, Đại Thế Giới, Kim Chung,
nơi vùi chôn xác con người đảo điên....". Đến bây giờ tôi còn thuộc cả bài hát đó. Tháng 9-1954 tôi di cư từ Hà Nội vào Sài Gòn , xuống Tân
Sơn Nhất, tạm trú ở Bẹnh viện Binh Dân,trên đương "General Lize" (Ph Thanh Giản), đi làm mướn góc Hòa Hảo - Lacaze (Ng tri Phương),
đi bộ xuống Đại Thế Giới gần lắm.

TNT

06/07/2021 16:33

Rồi một ngày nào đó, SG sẽ được trả lại tên của nó như Saint Petersburg ở Nga, Chemnitz ở Đức.

dở hơi

07/07/2021 00:23

Sài Gòn là một cái tên đẹp, nó gắn liền với lịch sử, văn hóa người Sài Gòn, cũng như Hà Nội vậy. đổi tên Sài Gòn thành Hồ Chí Minh thực ra chỉ là thay đổi để ghi văn bản của chính quyền thôi, còn cái tên Sài Gòn nó vẫn còn nguyên giá trị trong ý thức của người miền nam và người miền bắc. Tôi là người Hà Nội tôi vẫn gọi thành phố Hồ Chí Minh là Thành Phố Sài Gòn. mỗi lần đi du lịch vào Nam thế nào tôi cũng phải dừng lại ở Sài Gòn, tôi yêu cái tên Sài Gòn và cả người Sài Gòn với giọng nói vô cùng dễ thương.

Hoang Vu

07/07/2021 07:29

Cái tên gọi Hồ Chí Minh không phải tên thật của một nhân vật nào cả , nó chính là ( Bút Danh , Bút Hiệu , Nick Name) của cụ Hồ Học Lãm người đã thành lập VN Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội từ năm 1936 đến 1940 thì ông qua đời , vì tiếng tăm và sự ủng hộ phong trào của toàn dân nên Nguyễn Sinh Cung đã sử dụng tên Hồ Chí Minh này đồng thời đổi tên của tổ chức thành VN Thanh Niên Cách Mạng Đồng Minh Hội ( Việt Minh ) để đánh lừa toàn dân và Cộng Sản Hóa tổ chức này theo mệnh lệnh của Nga , Tàu . Sau này Cộng Sản thành công nên thần tượng hoá nhân vật ảo HCM này . Trả lại tên cho Sài Gòn là điều nên làm và Phải làm ,vì nó ăn sâu vào nên văn hoá Việt đã hơn 300 năm nay rồi và đây cũng là sự thách thức của toàn dân VN .