Tên các vì sao trong vũ trụ

"Solar" đổi hướng tới đây. Đối với tên của ca sĩ, xem Solar (ca sĩ). Đối với bài về nhóm nhạc, xem Lunarsolar.

Hệ Mặt Trời (hay Thái Dương Hệ)[a] là một hệ hành tinh có Mặt Trời ở trung tâm và các thiên thể nằm trong phạm vi lực hấp dẫn của Mặt Trời, tất cả chúng được hình thành từ sự suy sụp của một đám mây phân tử khổng lồ cách đây gần 4,6 tỷ năm. Đa phần các thiên thể quay quanh Mặt Trời, và khối lượng tập trung chủ yếu vào 8 hành tinh[e] có quỹ đạo gần tròn và mặt phẳng quỹ đạo gần trùng khít với nhau gọi là mặt phẳng hoàng đạo. 4 hành tinh nhỏ vòng trong gồm: Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất và Sao Hỏa - người ta cũng còn gọi chúng là các hành tinh đá do chúng có thành phần chủ yếu từ đá và kim loại. 4 hành tinh khí khổng lồ vòng ngoài có khối lượng lớn hơn rất nhiều so với 4 hành tinh vòng trong. Hai hành tinh lớn nhất, Sao Mộc và Sao Thổ có thành phần chủ yếu từ heli và hiđrô; và hai hành tinh nằm ngoài cùng, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương có thành phần chính từ băng, như nước, amonia và methan, và đôi khi người ta lại phân loại chúng thành các hành tinh băng khổng lồ. Có 6 hành tinh và 3 hành tinh lùn có các vệ tinh tự nhiên quay quanh.[b] Các vệ tinh này được gọi là "Mặt Trăng" theo tên gọi của Mặt Trăng của Trái Đất. Mỗi hành tinh vòng ngoài còn có các vành đai hành tinh chứa bụi, hạt và vật thể nhỏ quay xung quanh.

Hệ Mặt Trời
Mặt Trời, các hành tinh và hành tinh lùn
trong hệ Mặt Trời.[1]
Tuổi 4,568 tỷ năm
Vị trí Đám mây liên sao địa phương, Bong bóng địa phương, Nhánh Orion, Ngân Hà
Khối lượng 1,991645×1030 kg hay 1,0014 M[c]
Bán trục lớn
tính đến
Sao Hải Vương
30,10 AU (4,503 tỷ km)
Khoảng cách đến
vách Kuiper
50 AU
Ngôi sao gần nhất Proxima Centauri (4,22 ly)
Hệ Alpha Centauri (4,37 ly)
Hệ hành tinh gần nhất Hệ Alpha Centauri (4,25 ly)
Hệ hành tinh
Số ngôi sao 1 (Mặt Trời)
Số hành tinh 8 (Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương)
Số hành tinh lùn đã biết Có thể lên tới vài trăm,[2] 5 hành tinh lùn theo IAU
  • (Ceres
  • Pluto
  • Haumea
  • Makemake
  • Eris)
Số vệ tinh tự nhiên đã biết 525 (178 của các hành tinh,[3] 347 của các hành tinh vi hình[4])
Các thông số quỹ đạo vòng quanh Ngân Hà
Nghiêng so với
Ngân Hà
60,19°[5]
Bán kính 2,5×1017 km (26.000 ly)[6]
Chu kỳ ~ 2,25-2,50×108 năm[7]
Vận tốc 217-251 km/s[8]
Tính chất xác định bởi Mặt Trời
Kiểu quang phổ G2V
Biên giới đóng băng 5 AU[9]
Khoảng cách đến nhật quyển 120 AU
Bán kính
mặt cầu Hill
13 ly
Xem thêm: Các vật thể chính hệ Mặt Trời
Danh sách các hệ hành tinh

Hệ Mặt Trời cũng chứa 2 vùng tập trung các thiên thể nhỏ hơn. Vành đai tiểu hành tinh nằm giữa Sao Hỏa và Sao Mộc, có thành phần tương tự như các hành tinh đá với đa phần là đá và kim loại. Bên ngoài quỹ đạo của Sao Hải Vương là các vật thể ngoài Sao Hải Vương có thành phần chủ yếu từ băng như nước, amonia, methan. Giữa 2 vùng này, có 5 thiên thể điển hình về kích cỡ, Ceres, Pluto, Haumea, Makemake và Eris, được coi là đủ lớn đủ để có dạng hình cầu dưới ảnh hưởng của chính lực hấp dẫn của chúng, và được các nhà thiên văn phân loại thành hành tinh lùn.[e] Ngoài ra có hàng nghìn thiên thể nhỏ nằm giữa 2 vùng này, có kích thước thay đổi, như sao chổi, centaurs và bụi liên hành tinh, chúng di chuyển tự do giữa 2 vùng này.

Mặt Trời phát ra các dòng vật chất plasma, được gọi là gió Mặt Trời, dòng vật chất này tạo ra một bong bóng gió sao trong môi trường liên sao gọi là nhật quyển, nó mở rộng ra đến tận biên giới của đĩa phân tán. Đám mây Oort giả thuyết, được coi là nguồn cho các sao chổi chu kỳ dài, có thể tồn tại ở khoảng cách gần 1.000 lần xa hơn nhật quyển.

Tên các vì sao trong vũ trụ
Tên các vì sao trong vũ trụ

Chuyển động theo quỹ đạo elip của các hành tinh.

Mục lục

  • 1 Cấu trúc
  • 2 Mặt Trời
  • 2.1 Môi trường liên hành tinh
  • 3 Vòng trong Hệ Mặt Trời
  • 3.1 Các hành tinh vòng trong
  • 3.1.1 Sao Thủy (Mercury)
  • 3.1.2 Sao Kim (Venus)
  • 3.1.3 Trái Đất (Earth)
  • 3.1.4 Sao Hỏa (Mars)
  • 3.2 Vành đai tiểu hành tinh
  • 3.2.1 Ceres
  • 3.2.2 Nhóm tiểu hành tinh
  • 4 Vòng ngoài Hệ Mặt Trời
  • 4.1 Hành tinh vòng ngoài
  • 4.1.1 Sao Mộc (Jupiter)
  • 4.1.2 Sao Thổ (Saturn)
  • 4.1.3 Sao Thiên Vương (Uranus)
  • 4.1.4 Sao Hải Vương (Neptune)
  • 4.2 Sao chổi (Comet)
  • 4.2.1 Centaur
  • 5 Vùng bên ngoài Sao Hải Vương
  • 5.1 Vành đai Kuiper
  • 5.1.1 Sao Diêm Vương và Charon
  • 5.1.2 Haumea và Makemake
  • 5.2 Đĩa phân tán
  • 5.2.1 Eris
  • 6 Những vùng xa nhất
  • 6.1 Nhật quyển
  • 6.2 Đám mây Oort
  • 6.2.1 Sedna
  • 6.3 Biên giới
  • 7 Trong dải Ngân Hà
  • 7.1 Môi trường lân cận
  • 8 Sự hình thành và tiến hóa
  • 9 Khám phá và thám hiểm
  • 9.1 Lịch sử
  • 9.2 Ngày nay
  • 10 Xem thêm
  • 11 Chú thích
  • 12 Tham khảo
  • 13 Liên kết ngoài