Tất cả công thức toán lớp 10 học kì 2 năm 2024

Nếu teen 2k3 muốn chinh phục được môn Toán thì không thể không “khắc cốt ghi tâm” các công thức quan trọng. Cùng xem tất cả công thức Toán lớp 10 cần nhớ ngay dưới đây nào các bạn ơi!

1. Tổng hợp công thức trong học kỳ 1

Teen 2k3 vừa “chân ướt chân ráo” lên cấp 3 thì môn Toán đã “hành” các bạn bằng 3 chương đại số khó nhằn và 2 chương hình học với hằng hà sa số các công thức cần nhớ. Hãy cố gắng ghi nhớ tất cả chúng bạn nhé.

Phần Đại số là phần chứa lượng lớn các công thức Toán lớp 10. Đầu tiên với chương Mệnh đề và tập hợp bạn cần nhớ công thức phủ định của mệnh đề, mệnh đề kéo theo, mệnh đề tương đương, các phép toán trên tập hợp cùng các điều kiện của chúng (bao gồm: phép giao, phép hợp, hiệu của hai tập hợp, phần bù) và các công thức liên quan đến quan hệ giữa các tập số như khoảng, nửa khoảng, đoạn.

Tiếp theo, với chương Hàm số bậc nhất và bậc hai bạn cần ghi nhớ công thức của các loại hàm số là y=ax+b, hàm hằng y=b, hàm giá trị tuyệt đối, hàm số y= ax2 + bx + c (a≠0) và dạng thức của denta và denta’ để xác định chiều biến thiên của hàm số.

Cuối cùng với chương Phương trình và hệ phương trình teen 2k3 cần nhớ cách giải và biện luận phương trình dạng: ax+b=0, ax2+bx+c=0(a≠0) và định lý Vi-et của phương trình bậc hai. Ngoài ra bạn còn cần nhớ kỹ cách giải của phương trình bậc nhất hai ẩn dạng ax+by=c (trong đó a,b,c là các số đã cho, với ab≠0) và hệ phương trình bậc nhất hai ẩn, hệ 3 phương trình bậc nhất 3 ẩn.

Phần hình học cùng không chịu thua kém với loạt công thức Toán lớp 10 “không phải dạng vừa đâu”. Mở đầu với chương Vectơ, teen 2k3 cần ghi nhớ công thức tổng, hiệu của hai vectơ, tích của vectơ với một số, qui tắc 3 điểm để phân tích vectơ, hệ thức trung điểm, hệ thức trọng tâm trong tam giác.

Tất cả công thức toán lớp 10 học kì 2 năm 2024
Nguồn: thaygiaongheo.net

TOPCLASS10 – GIẢI PHÁP HỌC TẬP TOÀN DIỆN DÀNH CHO 2K8

✅ Chuyển cấp nhẹ nhàng, chinh phục mọi bộ SGK - Bứt phá điểm 9,10

✅ Mô hình học tập 4 bước toàn diện: HỌC - LUYỆN - HỎI - KIỂM TRA

✅ Đội ngũ giáo viên luyện thi hàng đầu 16+ năm kinh nghiệm

✅ Dịch vụ hỗ trợ học tập đồng hành xuyên suốt quá trình học tập

Tất cả công thức toán lớp 10 học kì 2 năm 2024

Tiếp theo trong chương Tích vô hướng của hai vectơ như giá trị lượng giác của các góc đặc biệt và các hệ thức lượng giác cơ bản. Bật mí cho bạn là tuy phần này nhiều công thức nhưng bạn có thể học chúng bằng “thơ con cóc” siêu dễ nhớ. Cuối cùng bạn phải ghi nhớ biểu thức tọa độ tích vô hướng của hai vectơ để ứng dụng vào bài tập.

2. Học kỳ 2 sẽ dùng những công thức nào?

Kiến thức càng lên cao càng khó mà công thức Toán lớp 10 trong học kỳ 2 còn rất nhiều nữa teen 2k3 à.

Phần Đại số, trong chương Bất đẳng thức – bất phương trình thì ngoài lý thuyết ra bạn còn cần học các công thức của bất đẳng thức Cô-si, bất đẳng thức Bu-nhi-a-Cốp-xki và nhị thức bậc nhất để áp dụng vào bài tập liên quan.

Tiếp theo bạn cần phải biết cách đọc các giá trị từ bảng phân bố tần số và tần suất – công cụ không thể thiếu mỗi khi giải bài tập. Nếu bạn đi thi thì tất nhiên không được sử dụng bảng này nên cách duy nhất là bạn phải ghi nhớ các giá trị thường gặp để không bị “bí” khi gặp phải chúng.

Cuối cùng là một chương có ảnh hưởng khá nhiều đến kiến thức lớp 11 và chắc chắn xuất hiện trong đề thi THPT QG sau này của bạn, đó là “Góc lượng giác và cung lượng giác”. Loạt công thức của chương trình bao gồm công thức cộng, công thức nhân, công thức hạ bậc, công thức biển đổi tổng thành tích và ngược lại. Một lượng lớn công thức như vậy nhưng bạn đừng lo lắng vì có rất nhiều bài thơ giúp ghi nhớ nhanh hơn mà bạn có thể tìm kiếm trên mạng.

Tất cả công thức toán lớp 10 học kì 2 năm 2024
Nguồn: vignette.wikia.nocookie.net

Phần Hình học của kỳ 2 thì có vẻ như chứa ít công thức Toán lớp 10 hơn, bạn sẽ phải nhớ thật kỹ các hệ thức lượng trong tam giác vuông và tam giác thường; các công thức liên quan đến phương trình đường thẳng, phương trình đường tròn, phương trình elip.

Trên đây là tổng hợp các công thức teen 2k3 nhất định không thể quên nếu muốn học tốt Toán lớp 10. Ngay bây giờ hãy lấy giấy bút và hệ thống theo các mục như trên tất cả công thức thành một bảng để tiện sử dụng bạn nhé. Chúc bạn học vui!

Kiến thức lớp 10 là một trong những kiến thức quan trọng trong các bài thi đại học. Chính vì vậy việc nắm rõ các công thức Toán học lớp 10 quan trọng có thể giúp các em đạt được kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT môn Toán hơn.

Tất cả công thức toán lớp 10 học kì 2 năm 2024

Trong bài viết này, TrangEdu tổng hợp danh sách toàn bộ các công thức Toán học lớp 10 quan trọng, có tính ứng dụng cao trong các bài tập, đề ôn thi đại học.

A. CÔNG THỨC TOÁN 10 – PHẦN ĐẠI SỐ

I. Các công thức về bất đẳng thức

*Tính chất 1: a > b và b > c => a > c (tính chất bắc cầu)

*Tính chất 2: a > b => a + c > b + c

Có nghĩa là nếu bạn cộng 2 vế của một bất đẳng thức với cùng một số, ta được một bất đẳng thức không thay đổi về chiều và tương đương với bất đẳng thức đã cho.

*Quy tắc chuyển vế: a > b + c => a – c > b

*Tính chất 3:

$\left\{\begin{matrix} a > b \\ c > d \end{matrix}\right. => a + c > b + d$

*Tính chất 4: a > b => a.c > b.c (nếu c > 0) hoặc a.c < b.c (nếu c < 0)

*Tính chất 5:

$\left\{\begin{matrix} a > b > 0 \\ c > d > 0 \end{matrix}\right. => a.c > b.d$

Có nghĩa là: Nhân các vế tương ứng của 2 bất đẳng thức cùng chiều, ta được một bất đẳng thức cùng chiều. (Không có quy tắc chia hai vế của 2 bất đẳng thức cùng chiều).

*Tính chất 6:

$a > b > 0 => a^{n} > b^{n}$ (n nguyên dương)

*Tính chất 7:

$a > b > 0 => \sqrt[n]{a} > \sqrt[n]{b}$ (n nguyên dương)

*Bất đẳng thức Cô-si:

Nếu $a \geq 0$ và $b \geq 0$ thì $\frac{a+b}{2}\geq \sqrt{a.b}$

Dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi a = b.

Có nghĩa là trung bình cộng của 2 số không âm lớn hơn hoặc bằng trung bình nhân của chúng.

Ta có hệ quả 1: Nếu 2 số dương có tổng không đổi thì tích của chúng lớn nhất khi 2 số đó bằng nhau.

Về ý nghĩa hình học: Trong tất cả các hình chữ nhật có cùng chu vi, hình vuông là hình có diện tích lớn nhất.

Hệ quả 2: Nếu 2 số dương có tích không đổi thì tổng của chúng nhỏ nhất khi 2 số đó bằng nhau.

Về ý nghĩa hình học: Trong tất cả các hình chữ nhật có cùng diện tích, hình vuông là hình có chu vi nhỏ nhất.

*Bất đẳng thức chứa giá trị trị tuyệt đối:

$\left|x\right| = x$ nếu x > 0 và $\left|x\right| = -x$ nếu x < 0.

Từ định nghĩa suy ra $\forall x \in R$, ta có:

$\left| x \right| \geq 0$

$\left|x \right|{2}=x{2}$

$x \leq \left|x\right|$ và $-x \leq \left| x\right|$

Định lí: Với mọi số thực a và b, ta có:

$\left| a + b\right|\leq \left| a\right| + \left| b\right|$ (1)

$\left| a – b\right|\leq \left| a\right| + \left| b\right|$ (2)

$\left| a + b\right| = \left|a \right| + \left| b\right|$ khi và chỉ khi $a.b \geq 0$

$\left| a – b\right| = \left|a \right| + \left| b\right|$ khi và chỉ khi $a.b \leq 0$

II. Các công thức về phương trình bậc hai $ax^{2} + bx + c = 0$ $(a\neq 0)$

1. Công thức tính nghiệm của phương trình bậc hai: $\Delta = b^{2} -4ac$

  • Nếu $\Delta < 0$: Phương trình vô nghiệm
  • Nếu $\Delta = 0$: Phương trình có nghiệm kép $x_{1} = x_{2} = -\frac{b}{2a}$
  • Nếu $\Delta > 0$: Phương trình có 2 nghiệm phân biệt:

$x_{1} = \frac{-b-\sqrt{\Delta }}{2a}$

$x_{2} = \frac{-b+\sqrt{\Delta }}{2a}$

2. Công thức tính nghiệm thu gọn của phương trình bậc hai

Trường hợp “b chẵn” (ví dụ b = 2, 4, $2\sqrt{2}$, 2m-2(m+1)) ta có thể sử dụng công thức nghiệm thu gọn như sau:

$\Delta’= b’^{2} – ac$

$b’=\frac{b}{2}$

  • Nếu $\Delta’ < 0$: Phương trình vô nghiệm
  • Nếu $\Delta’ = 0$: Phương trình có nghiệm kép $x_{1} = x_{2} = -\frac{b’}{a}$
  • Nếu $\Delta’ > 0$: Phương trình có 2 nghiệm phân biệt:

$x_{1} = \frac{-b’-\sqrt{\Delta’}}{a}$

$x_{2} = \frac{-b’+\sqrt{\Delta’}}{a}$

Lưu ý: $ax^{2} + bx + c = 0 = a(x-x_{1})(x-x_{2})$ với $x_{1}, x_{2}$ là 2 nghiệm phân biệt của phương trình $ax^{2} + bx + c = 0$

3. Định lí Vi-ét

Nếu phương trình bậc 2: $ax^{2} + bx + c = 0$ có 2 nghiệm $x_{1}, x_{2}$ thì:

$\left\{\begin{matrix} S = x_{1} + x_{2} = -\frac{b}{a} \\ P = x_{1} + x_{2} = \frac{c}{a} \end{matrix}\right.x$

4. Các trường hợp đặc biệt của phương trình bậc hai

  • Nếu a + b + c = 0 thì phương trình có nghiệm $[\begin{matrix} x_{1} = 1 \\ x_{2} = \frac{c}{a} \end{matrix}$
  • Nếu a – b + c = 0 thì phương trình có nghiệm $[\begin{matrix} x_{1} = -1 \\ x_{2} = -\frac{c}{a} \end{matrix}$

5. Dấu của nghiệm số $ax^{2} + bx + c = 0 $ $(a\neq 0)$

  • Phương trình có 2 nghiệm trái dấu: $x_{1} < 0 < x_{2} \Leftrightarrow P < 0$
  • Phương trình có 2 nghiệm dương phân biệt: $0 < x_{1} < x_{2} \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} \Delta > 0 \\ P > 0 \\ S > 0 \end{matrix}\right.$
  • Phương trình có 2 nghiệm âm phân biệt $x_{1} < x_{2} < 0 \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} \Delta >0 \\P>0 \\S<0 \end{matrix}\right.$

III. Các công thức về dấu của đa thức

1. Dấu của nhị thức bậc nhất: $f(x) = ax + b$ $(a\neq 0)$

x$-\infty $ $-\frac{b}{a}$ $+\infty $ax + btrái dấu a 0 cùng dấu a

2. Dấu của tam thức bậc hai: $f(x) = ax^{2} + bx + c$ $(a\neq 0)$

  • $\Delta<0: f(x)$ cùng dấu với hệ số a
  • $\Delta>0: f(x)$ trái dấu với hệ số a với $\forall x \neq \frac{-b}{2a}$
  • $\Delta=0: f(x)$ có 2 nghiệm $x_{1}, x_{2}$: x$-\infty$ $x_{1}$ $x_{2}$ $+\infty$f(x) cùng dấu a 0 trái dấu a 0 cùng dấu a

3. Dấu của đa thức bậc $\geq3$: Bắt đầu tư ô bên phải cùng dấu với hệ số a của số mũ cao nhất, qua nghiệm đơn đổi dấu, qua nghiệm kép không đổi dấu.

IV. Các công thức về điều kiện để tam thức không đổi dấu trên R

Cho tam thức bậc hai $f(x) = ax^{2} + bx + c$ $(a\neq 0)$

$f(x)>0$ $\forall x\in R \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} a > 0 \\\Delta <0 \end{matrix}\right.$

$f(x) \geq 0$ $\forall x\in R \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} a>0 \\\Delta \leq 0 \end{matrix}\right.$

$f(x)<0$ $\forall x\in R \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} a<0 \\ \Delta <0 \end{matrix}\right.$

$f(x)\leq0$ $\forall x\in R \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} a<0 \\ \Delta \leq0 \end{matrix}\right.$

V. Các công thức về phương trình và bất phương trình chứa trị tuyệt đối

1. Phương trình

$\left|A\right| = A$ nếu $A\geq0$ và $\left|A\right| = -A$ nếu A < 0.

Tất cả công thức toán lớp 10 học kì 2 năm 2024

Tất cả công thức toán lớp 10 học kì 2 năm 2024

$\left|A\right|=\left|B\right|\Leftrightarrow [\begin{align*}A &=B \\A&=-B \end{align*}$

2. Bất phương trình

$\left| A\right|<B\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} A\leq B \\A\geq -B \end{matrix}\right.$

$\left| A\right|\leq B\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} A\leq B \\A\geq -B \end{matrix}\right.$

$\left| A\right|>B \Leftrightarrow [\begin{matrix} A<-B \\ A>B \end{matrix}$

$\left| A\right|\geq B \Leftrightarrow [\begin{matrix} A\leq -B \\A\geq B \end{matrix}$

$\left| A\right|<\left| B\right|\Leftrightarrow A^{2}<B^{2} \Leftrightarrow A^{2}-B^{2}<0\Leftrightarrow (A-B)(A+B)<0$

$\left| A\right|\leq \left| B\right|\Leftrightarrow A^{2}\leq B^{2}\Leftrightarrow A^{2}-B^{2}\leq 0$

VI. Công thức toán lớp 10 về phương trình và bất phương trình chứa ẩn dưới dấu căn bậc hai

1. Phương trình

$\sqrt{A} = B\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} B\geq 0 \\A=B^{2} \end{matrix}\right.$

$\sqrt{A}=\sqrt{B}\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} A\geq 0(B\geq 0) \\A=B \end{matrix}\right.$

2. Bất phương trình

Tất cả công thức toán lớp 10 học kì 2 năm 2024

$\sqrt{A}<B \left\{\begin{matrix} A\geq 0 \\B>0 \\A<B^{2} \end{matrix}\right.$

$\sqrt{A}\leq B \left\{\begin{matrix} A\geq 0 \\B\geq 0 \\A\leq B^{2} \end{matrix}\right.$

$\sqrt{A}< \sqrt{B} \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} A\geq 0 \\A<B \end{matrix}\right.$

$\sqrt{A}\leq \sqrt{B} \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} A\geq 0 \\A\leq B \end{matrix}\right.$

VII. Các công thức về lượng giác

1. Định nghĩa giá trị lượng giác

Tất cả công thức toán lớp 10 học kì 2 năm 2024

$sin\alpha =\overline{OK}, cos\alpha =\overline{OH}, tan\alpha =\overline{AT}, cot\alpha =\overline{BS}$

2. Các công thức lượng giác cơ bản

  1. $tan\alpha =\frac{sin\alpha }{cos\alpha}$
  1. $cot\alpha =\frac{cos\alpha}{sin\alpha}$
  1. $sin^{2}\alpha +cos^{2}\alpha =1$
  1. $1+tan^{2}\alpha =\frac{1}{cos^{2}\alpha}$
  1. $1+cot^{2}\alpha =\frac{1}{sin^{2}\alpha}$
  1. $tan\alpha +cot\alpha =1$

3. Các giá trị lượng giác đặc biệt

Tất cả công thức toán lớp 10 học kì 2 năm 2024

4. Công thức cộng

+) cos(a+b) = cosa.cosb – sina.sinb

+) sin(a+b) = sina.cosb + sinb.cosa

+) cos(a-b) = cosa.cosb + sina.sinb

+) sin(a-b) = sina.cosb – sinb.cosa

+) $tan(a-b)=\frac{tana-tanb}{1+tana.tanb}$

+) $tan(a+b)=\frac{tana+tanb}{1-tana.tanb}$

5. Công thức nhân đôi

+) sin2a = 2sina.cosa

+) $cos2a=cos^{2}a-sin^{2}a=2cos^{2}a-1=1-2sin^{2}a$

+) $tan2a=\frac{2tana}{1-tan^{2}a}$

6. Công thức hạ bậc

+) $sin^{2}x=\frac{1-cos2x}{2}$

+) $cos^{2}x=\frac{1+cos2x}{2}$

+) $tan^{2}x=\frac{1-cos2x}{1+cos2x}$

7. Công thức nhân ba

+) $sin3a=3sina-4sin^{3}a$

+) $cos3a=4cos^{3}a-3cosa$

8. Công thức biến đổi tích thành tổng

+) $cosacosb=\frac{1}{2}\left [ cos(a-b)+cos(a+b) \right ]$

+) $sinasinb=\frac{1}{2}\left [ cos(a-b)-cos(a+b) \right ]$

+) $sinacosb=\frac{1}{2}\left [ sin(a-b)+sin(a+b) \right ]$

9. Công thức biến đổi tổng thành tích

+) $cosa+cosb=2cos\frac{a+b}{2}.cos\frac{a-b}{2}$

+) $cosa-cosb=-2sin\frac{a+b}{2}.sin\frac{a-b}{2}$

+) $sina-sinb=2sin\frac{a+b}{2}.cos\frac{a-b}{2}$

+) $sina-sinb=2cos\frac{a+b}{2}.sin\frac{a-b}{2}$

10. Cung liên kết: sin – bù, cos – đối, phụ – chéo, hơn kém $\pi$-tan, cot.

  • Hai cung bù nhau: $\alpha$ và $\pi -\alpha$:

$sin(\pi -\alpha)=sin\alpha$

$cos(\pi -\alpha)=-cos\alpha$

$tan(\pi -\alpha)=-tan\alpha$

$cot(\pi -\alpha)=-cot\alpha$

  • Hai cung đối nhau $\alpha $ và $-\alpha$:

$cos(-\alpha)=cos\alpha$

$sin(-\alpha)=-sin\alpha$

$tan(-\alpha)=-tan\alpha$

$cot(-\alpha)=-cot\alpha$

  • Hai cung phụ nhau $\alpha $ và $\frac{\pi }{2} -\alpha$:

$sin(\frac{\pi}{2}-\alpha)=cos\alpha$

$cos(\frac{\pi}{2}-\alpha)=sin\alpha$

$tan(\frac{\pi}{2}-\alpha)=cot\alpha$

$cot(\frac{\pi}{2}-\alpha)=tan\alpha$

  • Hai cung hơn kém $\pi:\alpha$ và $\alpha\pm \pi$:

$sin(\alpha \pm \pi)=-sin\alpha$

$cos(\alpha \pm \pi)=-cos\alpha$

$tan(\alpha \pm \pi)=tan\alpha$

$cot(\alpha \pm \pi)=cot\alpha$

  • Hai cung hơn kém $\frac{\pi }{2} :\alpha$ và $\alpha+\frac{\pi}{2}$

$sin(\alpha +\frac{\pi}{2})=cos\alpha$

$cos(\alpha +\frac{\pi}{2})=-sin\alpha$

$tan(\alpha +\frac{\pi}{2})=-cot\alpha$

$cot(\alpha +\frac{\pi}{2})=-tan\alpha$

11. Công thức tính sinx, cosx, tanx theo $tan\frac{x}{2}$

Nếu đặt $t=tan\frac{x}{2}$ thì:

+) $sinx=\frac{2t}{1+t^{2}}$

+) $cosx=\frac{1-t^{2}}{1+t^{2}}$

+) $tanx=\frac{2t}{1-t^{2}}$

12. Một số công thức khác

+) $sinx+cosx=\sqrt{2}sin(x+\frac{\pi}{4})=\sqrt{2}cos(x-\frac{\pi}{4})$

+) $sinx-cosx=\sqrt{2}sin(x-\frac{\pi}{4})=-\sqrt{2}cos(x+\frac{\pi}{4})$

+) $cotx+tanx=\frac{2}{sin2x}$

+) $cotx-tanx=2cot2x$

+) $1\pm sin2x=(sinx\pm cosx)^{2}$

+) $sin^{4}x+cos^{4}x=(sin^{2}x+cos^{2}x){2}-2sin{2}xcos^{2}x=1-\frac{1}{2}sin^{2}2x$

+) $sin^{6}x+cos^{6}x=(sin^{2}x+cos^{2}x)(sin^{4}x-sin^{2}xcos^{2}x+cos^{4}x)=1-\frac{3}{4}sin^{2}2x$

I. Các công thức toán 10 về thức lượng trong tam giác

Cho tam giác ABC, ký hiệu:

  • a, b, c là độ dài 3 cạnh
  • R là bán kính đường tròn ngoại tiếp.

Ta có:

1. Định lí cô sin: $\left\{\begin{matrix} a^{2}=b^{2}+c^{2}-2bccosA \\ b^{2}=a^{2}+c^{2}-2accosB \\ c^{2}=a^{2}+b^{2}-2abcosC \end{matrix}\right.$

2. Định lí sin: $\frac{a}{sinA} = \frac{b}{sinB}=\frac{c}{sinC}=2R$

3. Công thức tính độ dài trung tuyến:

$\left\{\begin{matrix} m^{2}_{a}=\frac{2b^{2}+2c^{2}-a^{2}}{4} \\ m^{2}_{b}=\frac{2a^{2}+2c^{2}-b^{2}}{4} \\ m^{2}_{c}=\frac{2a^{2}+2b^{2}-c^{2}}{4} \end{matrix}\right.$

II. Công thức về hệ thức lượng trong tam giác vuông

Tất cả công thức toán lớp 10 học kì 2 năm 2024

Định lí Py-ta-go: $BC^{2}=AB^{2}+AC^{2}$

$AB^{2}=BH.BC, AC^{2}=CH.BC, AH^{2}=BH.CH$

AH.BC = AB.AC

$\frac{1}{AH^{2}}=\frac{1}{AB^{2}} + \frac{1}{AC^{2}}$

III. Các công thức tính diện tích

*Tính diện tích tam giác thường:

+) $S=\frac{1}{2}ah_{a}= \frac{1}{2}bh_{b}=\frac{1}{2}ch_{c}$ ($h_{a},h_{b},h_{c}$: độ dài 3 đường cao).

+) $S=\frac{1}{2}absinC=\frac{1}{2sinB}=\frac{1}{2}bcsinA$

+) $S=\frac{abc}{4R}$

+) S = p.r (r là bán kính đường tròn nội tiếp, $p=\frac{a+b+c}{2}$: nửa chu vi)

+) $S=\sqrt{p(p-a)(p-b)(p-c)}$ (công thức Hê-rông)

*Tính diện tích tam giác vuông: $S=\frac{1}{2}$ x tích 2 cạnh góc vuông

*Tính diện tích tam giác đều cạnh a: $S=\frac{a^{2}\sqrt{3}}{4}$

*Tính diện tích hình vuông cạnh a: $S=a^{2}$

*Tính diện tích hình chữ nhật: S = chiều dài x chiều rộng

*Tính diện tích hình bình hành: S = đáy x cao hoặc S = AB.AD.sinA

*Tính diện tích hình thoi: S = đáy x cao hoặc S = AB.AD.sinA hoặc $S=\frac{1}{2}$ x tích 2 đường chéo.

*Tính diện tích hình tròn: $S=\pi R^{2}$

IV. Công thức về phương pháp tọa độ trong mặt phẳng xOy

Tất cả công thức toán lớp 10 học kì 2 năm 2024

1. Ứng dụng tích vô hướng của 2 véc tơ

Cho 3 điểm $A(x_{A};y_{A}); B(x_{B};y_{B}); C(x_{C};y_{C})$, ta có:

  • Tọa độ vecto $\overrightarrow{AB}=(x_{B}-x_{A};y_{B}-y_{A})$
  • Tọa độ trung điểm I của AB là $I(\frac{x_{A}+x_{B}}{2};\frac{y_{A}+y_{B}}{2})$
  • Tọa độ trọng tâm G của tam giác ABC là $G(\frac{x_{A}+x_{B}+x_{c}}{3};\frac{y_{A}+y_{B}+y_{c}}{3})$

Cho các vecto $a'(x_{1},y_{1}),b'(x_{2},y_{2})$ và các điểm $A(x_{1},y_{1}), B(x_{2},y_{2})$, ta có:

$a’.b’=x_{1}x_{2}+y_{1}y_{2}$

$\overrightarrow{\left| a\right|}=\sqrt{x^{2}_{1}+y^{2}_{1}}$

$d=AB=\sqrt{(x_{2}-x_{1}){2}+(y_{2}-y_{1}){2}}$

$cos(\vec{a},\vec{b})=\frac{x_{1}x_{2}+y_{1}y_{2}}{\sqrt{x^{2}_{1}+y^{2}_{1}}.\sqrt{x^{2}_{2}+y^{2}_{2}}}$

2. Phương trình của đường thẳng

Cho $\vec{a}=(a_{1};a_{2})$ là vecto chỉ phương của d, $\vec{n}=(A;B)$ là vecto pháp tuyến của d.

Điểm $M(x_{0};y_{0})$ thuộc d.

  • Phương trình tham số của d: $x=x_{0}+a_{1}t$, $y=y_{0}+a_{2}t$.
  • Phương trình chính tắc của d: $\frac{x-x_{0}}{a_{1}}=\frac{y-y_{0}}{a_{2}}$
  • Phương trình tổng quát của d: $A(x-x_{0})+B(y+y_{0})=0$ hoặc Ax + By + C = 0

3. Khoảng cách

  • Khoảng cách từ điểm $M(x_{0},y_{0})$ đến đường thẳng (d): Ax + By + C = 0:

$MH=\frac{\left|Ax_{0}+By_{0}+C \right|}{\sqrt{A^{2}+B^{2}}}$

  • Khoảng cách giữa 2 đường thẳng song song: Ax + By + C1 = 0 và Ax + By + C2 = 0:

$\frac{\left| C_{1}-C_{2} \right|}{\sqrt{A^{2}+B^{2}}}$

4. Vị trí tương đối 2 đường thẳng

$(d_{1}): A_{1}x+B_{1}y+C_{1}=0$

$(d_{2}): A_{2}x+B_{2}y+C_{2}=0$

Ta có:

+) $(d_{1})\cap (d_{2})\neq \varnothing \Leftrightarrow \frac{A_{1}}{A_{2}}\neq \frac{B_{1}}{B_{2}}$

+) $(d_{1})\equiv (d_{2}) \Leftrightarrow \frac{A_{1}}{A_{2}}=\frac{B_{1}}{B_{2}}=\frac{C_{1}}{C_{2}}$

+) $(d_{1})//(d_{2})\Leftrightarrow \frac{A_{1}}{A_{2}}=\frac{B_{1}}{B_{2}}\neq \frac{C_{1}}{C_{2}}$

+) $(d_{1})\perp (d_{2})\Leftrightarrow A_{1}A_{2}+B_{1}B_{2}$

5. Góc giữa 2 đường thẳng

$(d_{1}): A_{1}x+B_{1}y+C_{1}=0$

$(d_{2}): A_{2}x+B_{2}y+C_{2}=0$

$\alpha=(d_{1},d_{2}) $

Ta có: $cos\alpha =\frac{\left|A_{1}A_{2}+B_{1}B_{2}\right|}{\sqrt{A^{2}_{1}+B^{2}_{1}}.\sqrt{A^{2}_{2}+B^{2}_{2}}}$

6. Phương trình đường phân giác của góc tạo bởi 2 đường thẳng (d1) và (d2)

$\frac{A_{1}x+B_{1}y+C_{1}}{\sqrt{A^{2}_{1}+B^{2}_{1}}} = \pm \frac{A_{2}x+B_{2}y+C_{2}}{\sqrt{A^{2}_{2}+B^{2}_{2}}}$ (góc nhọn lấy dấu “-“, góc tù lấy dấu “+”).

7. Phương trình đường tròn

Đường tròn tâm I(a;b), bán kính R có phương trình như sau:

  • Dạng 1: $(x-a){2}+(y-b){2}=R^{2}$
  • Dạng 2: $x^{2}+y^{2}-2ax-2by+c=0$

$R=\sqrt{a^{2}+b^{2}-c}$. Điều kiện là $a^{2}+b^{2}-c>0$

Trên đây là toàn bộ công thức tổng hợp lại từ sách giáo khoa Toán lớp 10. Hi vọng với các công thức trên các em có thể dễ dàng xử lý và giải các bài tập Toán hơn.