Tập làm văn kể chuyện sơn tinh thủy tinh

Trong những câu chuyện truyền thuyết, câu chuyện mà em thích nhất là “Sơn Tinh Thủy Tinh”, đây là câu chuyện lí giải hiện tượng lũ lụt xảy ra hàng năm ở nước ta và là một câu chuyện hay, hấp dẫn.

Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết dịu hiền. Tương truyền rằng, công chúa có làn da trắng như tuyết, mái tóc dài mượt thướt tha như nước suối chảy, đôi mắt sáng long lanh như những vì tinh tú trên bầu trời cao. Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng xứng đáng. Khi công chúa đến tuổi gả chồng, nhà vua truyền lệnh đi khắp nơi mở hội kén chồng cho công chúa. Những anh hùng từ khắp nơi đổ về, toàn là người tài hoa tuấn tú mong được kết duyên cùng công chúa nhưng đã mấy tháng trời mà chẳng có lấy một người lọt vào mắt xanh của nhà vua.

Một hôm, có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người cao to, vạm vỡ, giọng nói như sấm vang rừng xanh, đôi mắt như cái nhìn của chim ưng, tự xưng là Sơn Tinh, người cai quản vùng núi Tản Viên. Một người mình toát lên khí thế của vạn con sóng tràn, vai năm tấc rộng, thân mười tấc cao, tự xưng là Thủy Tinh, là người cai quản cả đại dương rộng lớn. Hai chàng xin phép trước mặt vua Hùng để thi tài cao thấp. Sơn Tinh thì tài dời non chuyển núi, chàng vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Thủy Tinh cũng không chịu thua kém, chàng hô một tiếng, muốn mưa có mưa, muốn gió có gió, chàng vung tay một cái, dù đang có bão cũng phải mưa tạnh mây tan. Hai chàng ai ai cũng tài năng, ai ai cũng thân phận cao quý, cũng đều xứng đáng làm rể nhà vua, không biết phải xử trí thế nào, vua Hùng suy nghĩ một lúc rồi phán: Hai chàng đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái,biết gả cho người nào? Thôi thì mai ai mang sính lễ đến trước ta sẽ gả con gái cho.

Hai chàng tâu hỏi đồ sính lễ sắm những gì thì vua Hùng bảo: “Một trăm ván cơm nếp, một trăm tệp bánh trưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi không thể thiếu thứ gì.”

Hôm sau, tới tờ mờ sáng, Sơn Tinh đem lễ vật tới trước nên được rước Mị Nương về, Thủy Tinh đến sau, không cưới được Mị Nương bèn đem quân đánh Sơn Tinh hòng đòi lại Mị Nương.

Thần hô những tiếng vang trời làm mưa gió ùn ùn kéo đến mỗi lúc một lớn làm rung chuyển cả đất trời. Nước sông dâng lên cuồn cuộn chảy làm ngập ruộng đồng, nhà cửa, nhấm chìm mọi đất đai, dâng lên lưng chừng đồi. Cả thành Phong Châu ngập trong biển nước. Từ dưới mặt nước, những con thủy quái, bạch tuộc, thuồng luồng, cá sấu,… bắt đầu hiện lên trực chờ, chúng va vào chân núi, phun nước trắng xóa như khiêu khích đối thủ. Sơn TInh không hề nao núng, chàng bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, sơ tán nhân dân. Nước của Thủy Tinh dâng cao đến đâu, núi của Sơn Tinh lại dâng cao đến đấy. Chàng đưa tay ngang miệng huýt một hồi sáo dài, từ trong rừng thẳm, nào là voi, hươu, hổ, báo, gấu,… nườm nượp kéo tới, chúng kéo những hòn đá nặng tảng một ném xuống đè chết lũ thủy quân bên dưới. Hai bên đánh nhau lâu mà sức Sơn Tinh vẫn vững, trong lúc sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân, phần thắng thuộc về Sơn Tinh và nhân dân lại được ấm no như trước. Từ đó, oán nặng, thù sâu, hằng năm, Thủy Tinh vẫn dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng năm nào cũng vậy, Thủy Tinh lại phải thất bại quay về.

Câu chuyện đã theo nhân dân ta cả nghìn đời nay, là sự chứng minh cho chiến thắng của nhân dân hàng năm, cho dù lũ lụt xảy ra nhưng vẫn phải rút, giống như Thủy Tinh có đem nước đánh Sơn Tinh bao nhiêu lần vẫn không thể đánh thắng.

Mị Nương là con gái vua Hùng đời thứ 18, có sắc đẹp tuyệt trần. Vua Hùng yêu thương muốn cho con gái lấy được chồng hiền đức và tài giỏi nên đã mở ra hội thi kén rể.

Nghe tin kén rể của vua Hùng, trai tráng khắp nơi đều thi nhau trở về kinh đô. Những chàng trai ai cũng khôi ngô tuấn tú, văn võ toàn tài. Nhưng đã qua mấy ngày mà nhà vua chưa chọn được người nào. Chỉ đến khi Sơn Tinh và Thủy Tinh thi tài nhà vua mới trầm trồ khen ngợi và ưng ý. Sơn Tinh từ vùng núi Ba Vì có khả năng hô biến núi cao, một cái chỉ tay có thể biến ra đồng bằng, dãy núi. Thủy Tinh ở vùng biển Đông có khả năng hô mưa gọi gió, làm cho nước dâng sóng cuộn.

Vua Hùng phân vân không biết nên chọn ai làm rể vì ai cũng xứng đáng. Cuối cùng ngài ra điều kiện sính lễ gồm: một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, ai mang sính lễ đến trước thì được rước dâu. Hôm sau từ sáng sớm Sơn Tinh đã mang đầy đủ lễ vật đến và hiên ngang rước Mị Nương về núi. Thủy Tinh đến sau thấy Mị Nương bị Sơn Tinh đưa đi liền nổi giận, đem quân đánh đuổi đòi cướp Mị Nương. Thủy Tinh hô mưa gọi gió, làm cho nước dâng cao sóng cuộn dữ dội cuốn trôi nhiều hoa màu ngập hết nhà cửa, làng mạc. Sơn Tinh không hề nao núng, chỉ tay một cái từng quả đồi chặn ngang ngăn dòng nước lũ, nước càng dâng núi càng cao. Thủy Tinh sau mấy tháng ròng rã đã kiệt sức mà thua trận.

Mãi về sau năm nào Thủy Tinh cũng mang quân đi đánh Sơn Tinh nhưng đều thất bại khiến. Cuộc chiến cân tài, cân sức của Sơn Tinh, Thủy Tinh khiến ta liên tưởng đến công cuộc trị thủy của nhân dân ta. Hàng năm, mưa bão gây ra cảnh lụt lội gây ngập úng hoa màu, đứng trước thiên tai bất thường, nhân dân ta vẫn vượt lên hoàn cảnh để chế ngự lũ lụt. Sơn Tinh đại diện cho sức mạnh của nhân dân trong công cuộc chống lại bão lũ, vì thế mà được nhân dân ta tôn thờ là một trong bốn vị tứ bất tử của dân tộc.

2. Kể lại truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh bằng lời văn của em, mẫu 2 (Chuẩn)

Trong nhiều câu chuyện đã được đọc, truyền thuyết "Sơn Tinh Thủy Tinh" là truyện em thấy gần gũi với tự nhiên nhất. Tác phẩm đã lí giải về hiện tượng bão lũ xảy ra hàng năm ở nước ta.

Đời vua Hùng thứ 18 có người con gái tên Mị Nương, vừa đẹp người vừa đẹp nết. Ai cũng muốn con gái mình được hạnh phúc và vua Hùng cũng vậy. Ngài cho mở hội kén rể để chọn một chàng trai tuấn tú, tài giỏi, hiền đức nhất làm rể. Tin hội kén rể được phát đi, truyền đến khắp chốn. Trai tráng khắp nơi trở về kinh đô như đi trẩy hội, ai cũng mong muốn cưới được Mị Nương. Thế nhưng chờ mãi đã qua mấy ngày tranh tài người có thể làm vừa lòng vua Hùng vẫn chưa có ai.

Cuối cùng khi nhà vua đang thất vọng thì Sơn Tinh và Thủy Tinh xuất hiện. Sơn Tinh là vị thần cai quản miền núi Tản Viên với thân mình to lớn vạm vỡ, có thể dời đồi chuyển núi, tạo ra đồng bằng, tạo nên núi cao. Người còn lại là Thủy Tinh, cai quản biển cả đại dương mênh mông rộng lớn. Chỉ cần một tiếng gọi mưa gió có thể kéo đến ngay tức khắc, một cái vẩy tay có thể làm cho nước sông dâng cao sóng cuộn trào. Hai chàng trai ai cũng tài giỏi hơn người, vua Hùng không biết phải chọn ai nên chỉ còn cách ra yêu cầu sính lễ thật khó và sẽ gả con gái cho người mang lễ vật đến trước.

Sính lễ mà vua Hùng yêu cầu bao gồm: một trăm ván cơm nếp, một trăm tệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi không được thiếu sót. Đây đều là những đồ vật hiếm có khó tìm nhưng cũng đều ở trên mặt đất và ở trong rừng. Chính vì thế Sơn Tinh dễ dàng tìm được, mang sính lễ đến trước tiên. Thủy Tinh đến sau, lòng hậm hực không cưới được Mị Nương bèn đem quân đuổi đánh Sơn Tinh. Thủy Tinh đi đến đâu nước dâng đến đó, mây đen gió lớn ùn ùn kéo đến. Nước lớn làm cuốn trôi nhà cửa, làng mạc ngập trong biển nước, không chỉ có thế còn có những loài thủy quái đáng sợ và hung hãn liên tục tấn công. Sơn Tinh ở vị thế trên cao, bốc đồi núi để ngăn chặn dòng nước, sơ tán nhân dân lên chỗ cao, Thủy Tinh dù có dâng thêm bao nhiêu nước cũng không thể nhấn chìm được núi của Sơn Tinh. Cuối cùng Thủy Tinh phải chịu thua sau nhiều tháng tranh đấu.

Từ câu chuyện trong truyền thuyết cho đến ngày nay nhân dân ta vẫn luôn nhớ về những trận đánh của Thủy Tinh. Đó chính là những trận bão liên tiếp kéo dài nhiều tháng mà năm nào nước ta cũng phải hứng chịu.

3. Kể lại truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh bằng lời văn của em, mẫu 3 (Chuẩn)

Lễ kén rể đặc biệt nhất trong lịch sử chắc hẳn là lễ kén rể của vua Hùng thứ 18 cho Mị Nương. Nổi bật trong truyền thuyết là hai nhân vật Sơn Tinh, Thủy Tinh, đại diện cho thần núi và thần sông trong tín ngưỡng dân ta ngày nay.

Sau vài ngày mở hội kén rể, vua Hùng đã chọn được hai chàng trai xứng đáng làm chồng của Mị Nương là Sơn Tinh và Thủy Tinh. Sơn Tinh có thể tạo nên núi lớn, tạo ra cồn bãi, đồng bằng chỉ bằng một cái hất tay. Thủy Tinh cũng không hề kém cạnh, không chỉ tạo ra mây gió sấm chớp, còn có thể tạo mưa, làm nước dâng có thể nhấn chìm mọi thứ. Khi cả hai tranh tài đều khiến vua Hùng và thần dân kinh hãi. Vua rất ưng ý cả hai chàng trai, nhưng không biết nên chọn ai, vì thế nên ra điều kiện sính lễ như sau: "Ngày mai ai đến sớm, mang đầy đủ một trăm ván cơm nếp, một trăm tệp bánh Chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, sẽ được cưới Mị Nương về làm vợ".

Hôm sau khi trời còn tờ mờ sáng Sơn Tinh đã dẫn quân mang đầy đủ sính lễ đến rước Mị Nương về núi Tản. Thủy Tinh đến chậm một bước, cảm thấy không cam chịu liền kéo quân đòi đánh Sơn Tinh cướp lại Mị Nương. Thủy Tinh kêu gọi gió mưa, sấm chớp, dâng nước lên cao, tạo lớp lớp con sóng dữ dội cùng đám thủy quái đánh nhau với Sơn Tinh. Bên này Sơn Tinh dâng cao đồi núi, bốc đồi ngăn chặn nước lũ, di dời nhân dân lên chỗ cao an toàn rồi gọi các chúa tể sơn lâm ra chiến đấu với thủy quái. Trận chiến kéo dài trong nhiều tháng, Thủy Tinh đã sức cùng lực kiệt nhưng Sơn Tinh lại không hề hấn gì. Cuối cùng Thủy Tinh cũng phải chịu thua.

Dân gian truyền rằng từ đó về sau năm nào Thủy Tinh cũng vì thù hận mà đều đặn gây mưa lũ lụt để đánh Sơn Tinh. Nhưng thực ra đó chỉ là cách lí giải về hoạt động của bão ở nước ta hàng năm.

------HẾT----

https://thuthuat.taimienphi.vn/ke-lai-truyen-thuyet-son-tinh-thuy-tinh-bang-loi-van-cua-em-65609n.aspx