Táo bón khi mang thai có ảnh hưởng gì không

“Mang thai có bị táo bón không?” – đây là câu hỏi mà chúng tôi nhận được khá nhiều từ các mẹ bầu. Vậy nên ở bài viết lần này chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc này một cách chi tiết cho những ai còn thắc mắc nhé.

Táo bón khi mang thai có ảnh hưởng gì không

Mang thai có bị táo bón không? (Ảnh minh họa)

Câu trả lời là . Có tới 40% các mẹ sẽ bị táo bón khi mang bầu. Người ta còn gọi táo bón khi mang bầu là táo bón thai kì, hiện tượng này được định nghĩa lâm sàng là khi mẹ bầu có 2 trong số những triệu chứng sau đây trong ít nhất 3 tháng:

  • Đi tiêu ít hơn 3 lần mỗi tuần
  • Phân cứng và khô
  • Khi đi tiêu cảm giác bị tắc nghẽn ở vùng hậu môn (do khối phân cứng)
  • Cảm giác đi tiêu không trọn vẹn
  • Cảm thấy áp lực, căng thẳng khi đi tiêu

Ảnh hưởng của táo bón đến mẹ và bé

Táo bón không chỉ gây ra những ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, làm mẹ bầu cảm thấy khó chịu mà còn có thể gây ra những ảnh hưởng liên quan đến sức khỏe của mẹ cũng như của thai nhi.

Đối với mẹ. Táo bón lâu ngày (bà bầu bị táo bón nặng) có thể dẫn tới những hậu quả và biến chứng như:

  • Đi ngoài ra máu
  • Nứt kẽ hậu môn
  • Đau bụng vùng tiểu khung
  • Tắc ruột do khối “ u phân”
  • Thay đổi tâm lý, khó chịu
  • Sợ đi ngoài
  • Trĩ nội, trĩ ngoại
  • Suy kiệt – nhiễm độc mạn
  • Tăng nguy cơ ung thư hậu môn – trực tràng

Đối với bé, do mẹ bị táo bón dẫn đến phân tích tụ lâu ngày trong cơ thể, các chất độc hại có trong phân có thể hấp thu ngược lại cơ thể, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Bị táo bón cũng làm cho các mẹ bầu chán ăn, hấp thu dinh dưỡng kém, làm cho thai nhi không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, khi sinh ra sẽ thấp bé, thiếu cân, vv.

Chưa kể đến việc khi bị táo bón, mẹ bầu thường dùng sức để rặn mỗi khi đi đại tiện, điều này làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non.

Táo bón khi mang thai có ảnh hưởng gì không

Tại sao phụ nữ lại dễ bị táo bón khi mang bầu?

  • Do nội tiết tố progesterone. Thời gian mang bầu, progesterone trong cơ thể người mẹ sẽ tăng lên. Sự gia tăng này làm chùng giãn cơ ruột khiến nhu động ruột giảm đi. Dẫn đến việc tiêu hóa chậm, chất thải và các chất cặn bã bị chậm đẩy ra ngoài, dẫn tới táo bón.
  • Do sử dụng thuốc bổ khi mang thai. Một số mẹ bầu gặp triệu chứng táo bón hoặc triệu chứng táo bón nặng hơn khi bổ sung sắt, canxi, các loại thuốc vitamin tổng hợp, vv.
  • Do ít vận động. Trong quá trình mang thai, nhiều mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi nên nằm nghỉ nhiều và ít vận động động cơ thể. Điều này khiến hệ tiêu hóa hoạt động trì trệ hơn, gia tăng nguy cơ bị táo bón.
  • Quá trình phát triển của thai nhi. Thai nhi phát triển và lớn lên từng ngày tạo áp lực đến vùng chậu, kết hợp với các cơ sàn chậu giãn, ruột và trực tràng bị nén lại, sẽ làm cho táo bón xảy ra dễ dàng hơn.
  • Nguyên nhân tâm lý. Căng thẳng, stress hay nóng giận sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, từ đó làm tăng nguy cơ dẫn đến việc mang thai bị táo bón.

Táo bón khi mang thai có ảnh hưởng gì không

Phòng ngừa táo bón khi mang bầu

Để phòng ngừa táo bón khi mang bầu, các mẹ cần thay đổi chế độ ăn cùng với thay đổi lối sống tích cực hơn.

  • Uống nhiều nước. Việc uống nước sẽ làm phân trở nên mềm hơn, giảm nguy cơ mắc táo bón ở mẹ bầu. Mỗi ngày, các mẹ nên uống 3 lít nước, bởi phụ nữ mang thai cần uống nhiều nước hơn người thường.
  • Ăn nhiều xơ. Chất xơ có nhiều trong rau tươi, trái cây, bánh mỳ đen và các loại ngũ cốc nguyên hạt. Mỗi ngày các mẹ không nên ăn quá 25 gam chất xơ. Cũng cần lưu ý rằng, nếu bạn vốn không ăn nhiều rau xanh thì nên tăng lượng một cách từ từ, tránh cho việc bị đầy hơi, trướng bụng.
  • Ăn các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa. Đó là các thực phẩm có chứa probiotic, tiêu biểu nhất chính là sữa chua.
  • Chia nhỏ bữa ăn. Các mẹ có thể chia 3 bữa lớn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để tránh việc ăn quá no, gây áp lực lên hệ tiêu hóa.
  • Vận động. Mỗi ngày mẹ bầu nên vận động ít nhất 15 phút. Có thể là đi bộ, bơi, tập yoga hay các bài thể dục dành cho bà bầu. Việc này không chỉ giúp ngừa táo bón mà còn tăng cường sức khỏe rất tốt.
  • Sử dụng Isilax Mamma. Nếu có điều kiện, mẹ bầu nên sử dụng thêm Isilax Mamma, đây là 1 sản phẩm được nhập khẩu từ Ý với thành phần thảo dược 100%. Sản phẩm có công dụng giúp phòng chống và hỗ trợ điều trị táo bón cho bà bầu, bổ sung chất xơ tự nhiên, điều hòa nhu động ruột và giúp hệ tiêu hóa của mẹ khỏe mạnh. Vì chiết xuất 100% từ thảo dược thiên nhiên với các khâu chọn lọc và kiểm soát sinh học chặt chẽ cùng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt tại châu Âu nên Isilax Mamma rất phù hợp với những đối tượng yêu cầu chế phẩm có độ an toàn cao như phụ nữ mang thai và cho con bú. Vậy nên các mẹ có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng sản phẩm này.

Táo bón khi mang thai có ảnh hưởng gì không

Như vậy, qua bài viết này chúng tôi đã giải đáp cho các bạn thắc mắc: “Mang thai có bị táo bón không?” Việc chuẩn bị các kiến thức trước, trong và sau khi sinh là việc làm cần thiết để mang lại những điều kiện tốt nhất cho cả mẹ và bẹ. Mọi thông tin chi tiết về vấn đề táo bón thai kì cũng như sản phẩm Isilax Mamma, các mẹ có thể liên hệ với chúng tôi để được chuyên gia tư vấn giải đáp cụ thể hơn.

Trong thời kỳ mang thai do rối loạn chức năng đường ruột nên nhiều mẹ bầu thường mắc phải chứng táo bón. Những mẹ bầu khi mang thai bị táo bón rất dễ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng bào thai.

Bị táo bón khi mang thai, bà bầu đi vệ sinh phải dùng lực nên dễ sẩy thai. Hơn nữa, các chất độc (như phenol, amoniac, indol…trong chất thải) bị tích tụ lâu trong ruột.

Sau đó nó bị hấp thu vào máu và lan truyền khắp cơ thể, dẫn tới tình trạng nhiễm độc mãn tính, ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của thai nhi.

Táo bón khi mang thai có ảnh hưởng gì không
Táo bón là tình trạng phổ biến khi mang thai nên mẹ cần tìm hiểu và đề phòng

Mang thai bao lâu thì bị táo bón?

Táo bón thường gặp vào 3 tháng đầu cũng như 3 tháng cuối khi mang thai. Đây là một trong những triệu chứng mang thai gây khó chịu nhất.

Nếu thắc mắc bà bầu bị táo bón có nên rặn thì mẹ nên quên việc này đi. Chỉ cần thay đổi thói quen ăn uống và lối sống là có thể giúp giải quyết táo bón một cách hiệu quả.

Bà bầu bị táo bón có ảnh hưởng gì không?

Không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần của chị em bầu mà bệnh táo bón khi mang thai còn khiến thai phụ luôn cảm thấy đầy bụng, khó chịu, dẫn đến tâm lý chán ăn. Từ đó khiến cho mẹ và bé không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết.

Bên cạnh đó, việc các chất thải không được tống khứ ra ngoài mà tích tụ lâu trong ruột còn có thể lan truyền chất độc, gây hại cho cơ thể cả thai phụ và thai nhi. Chưa kể việc phải dùng sức để rặn mỗi lần đi vệ sinh sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai.

Táo bón khi mang thai có ảnh hưởng gì không
Táo bón nặng còn có thể gây sảy thai cho mẹ bầu

Về lâu dài, táo bón có thể dẫn đến trĩ, viêm đại tràng, ung thư đại tràng cùng nhiều bệnh nguy hiểm khác. Do đó, mẹ bầu không được coi thường bệnh táo bón mà cần đề phòng và can thiệp từ sớm để hạn chế rủi ro cho mẹ và bé.

Tại sao phụ nữ thường bị táo bón khi mang thai?

Khi mới có thai, các hormone thai kỳ tiết ra nhiều, đặc biệt là progesterone gây cản trở tới hoạt động của cơ quan tiêu hóa, cụ thể là nó làm cho nhu động đường ruột kém co bóp hơn, khiến việc đẩy chất thải ra ngoài trở nên khó khăn hơn.

Ngoài ra, khi mới mang thai, mẹ bầu nào cũng cẩn thận hơn, hạn chế đi lại, cơ thể không được vận động cũng làm cho táo bón trở lên nghiêm trọng.