Tại sao xét xử phúc thẩm không có hội thẩm

1. Bộ luật tố tụng dân sự 2015 đề ra những nguyên tắc cơ bản nào?

Căn cứ dựa trên Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định 23 Nguyên tắc cơ bản được áp dụng trong quá trình tố tụng dân sự, các nguyên tắc cụ thể sau:

+ Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng dân sự

+ Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

+ Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự

+ Cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự

Xem thêm: Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật

+ Trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan tổ chức có thẩm quyền

+ Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự

+ Bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự

+ Hòa giải trong tố tụng dân sự

+ Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử vụ án dân sự

+ Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật

+ Trách nhiệm của cơ quan, người tiến hành tố tụng dân sự

+ Tòa án xét xử tập thể

Xem thêm: Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Hội thẩm theo Tố tụng hình sự

+ Tòa án xét xử tập thể vụ án dân sự và quyết định theo đa số.

+ Xét xử công khai

+ Bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành hoặc tham gia tố tụng dân sự

+ Thực hiện chế độ hai cấp xét xử

+ Giám đốc việc xét xử

+ Bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án

+ Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng dân sự

+ Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự

Xem thêm: Hội thẩm nhân dân là gì? Gồm những ai? Vai trò của Hội thẩm nhân dân?

+ Trách nhiệm chuyển giao tài liệu, giấy tờ của Tòa án

+ Việc tham gia tố tụng dân sự của cá nhân, cơ quan, tổ chức

+ Bảo đảm quyền tranh luận trong tố tụng dân sự

+ Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng dân sự

Dựa theo những nguyên tắc nêu như trên tại quy định của bộ luật tố tụng dân sự 2015 có thể thấy pháp luật dân sự có những nguyên tắc chung áp dụng trong quá trình tố tụng dân sự và nguyên tắc Nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có hội thẩm nhân dân tham gialà một trong những nguyên tắc cơ bản của Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Theo đó tất cả các quy phạm pháp luật tố tụng dân sự đều phải thể hiện tinh thần và nội dung các nguyên tắc đã được xác định, tất cả các hành vi, hoạt động của các chủ thể đều phải thực hiện trên cơ sở quán triệt các nguyên tắc đã đề ra, bất kỳ hành vi nào vi phạm một trong số các nguyên tắc đều bị coi là trái pháp luật. Việc quán triệt các nguyên tắc có tác dụng ngăn chặn mọi hành vi vi phạm pháp luật và những biểu hiện tiêu cực trong toàn bộ quá trình giải quyết vụ án dân sự. Nguyên tắc của một ngành luật là những tư tưởng pháp lý chỉ đạo, định hướng cho hoạt động xây dựng và thực hiện các quy định của nó. Như vậy Tòa án có trách nhiệm thực hiện đúng theo các nguyên tắc đề ra theo quy định trong việc tiến hành tố tụng để có thể giải quyết theo đúng thủ tục và đúng quy định mà pháp luật đề ra.