Tại sao trường học không dạy cho chúng ta

Có người nói rằng bước vào cánh cổng đại học là bước vào thế giới khác. Thế nhưng, sự thật là, bước vào trường đời mới là bước vào thế giới mới hoàn toàn khác biệt.

Trường học khác trường đời ở chỗ, trường học dạy cho bạn những bài học rồi mới bảo bạn làm bài kiểm tra, còn trường đời bắt bạn làm bài kiểm tra trước rồi mới dạy cho bạn một bài học.

Đây quả thực là những điều mà rất nhiều người trong số chúng ta nhận ra khi đi làm và bước ra trường đời. Dù biết là như thế nhưng cũng hãy lạc quan, tự tin để sống. 

Muốn đường đời thênh thang rộng mở, sự nghiệp thăng tiến, hạnh phúc thăng hoa, đừng quên những nguyên tắc sống dưới đây.

1. Đừng quan tâm vì sao mình nghèo. Hãy quan tâm vì sao người khác giàu.

2. Đi làm rồi mới hiểu, một đồng tiền kiếm ra không hề dễ dàng.

3. Hãy nói về thất bại của bản thân khi đã thành công trở lại.

4. Đi làm rồi mới hiểu, đẹp cũng là một dạng tài năng.  Khi bạn có vẻ ngoài ưa nhìn, mọi thứ sẽ thuận lợi hơn, may mắn sẽ ghé thăm nhiều hơn. 

5. Thân thiện nhưng không quá thân mật bởi con người không phải ai cũng đơn giản như bạn nghĩ.

6. Nhất định phải có cho mình một nguyên tắc, đó là thứ khiến người khác phải tôn trọng bạn.

7. Mọi mâu thuẫn đều bắt nguồn từ lợi ích cá nhân. Bạn sẽ hiểu rõ từng người hơn khi bạn và họ có sự xung đột về lợi ích.

8. Không có ai cho không ai cái gì. Đừng bao giờ nghĩ rằng họ cho bạn cái gì miễn phí, và đừng mong đợi điều đó.

9. Mạng xã hội là con dao hai lưỡi, hãy dùng một cách khôn ngoan, đừng cái gì cũng chia sẻ trên mạng.

10. Đi làm rồi mới thấy, chọn người sếp rất quan trọng. Hãy xem cái tâm của người ta đặt ở đâu, phẩm chất của họ như thế nào. Sếp có tâm và có tầm, cuộc đời bạn cũng có cơ hội tốt theo.

11. Đừng khi nào tham dự một bàn tiệc khi chưa biết rõ ai là kẻ trả tiền.

12. Đừng tỏ ra giàu có, mà hãy sống khiêm tốn.

13. Ra người ngoài công tác hay du lịch thì hãy nhớ, bao giờ cũng có mì gói trong va li.

14. Cố gắng đọc một vài cuốn sách và nghe thuộc lòng vài bản nhạc cổ điển bởi thực ra chúng rất ít.

15. Cuối cùng mọi thứ sẽ ổn. Nếu nó chưa ổn, thì chưa phải cuối cùng.

16. Không tranh cãi với kẻ có địa vị và kiến thức thấp hơn mình.

17. Muốn thử một cô gái, hãy dẫn cô ta vào cửa hiệu vì lòng tham là thứ khó giấu nhất trên đời.

18. Khi chia tay, luôn luôn nói tốt về người cũ. Nếu họ quá xấu thì không nói gì.

19. Không nên tin vào quảng cáo, mà hãy tin vào giá tiền.

20. Đối với phụ nữ, có hai thứ luôn phải để ý: khuôn mặt và bàn chân.

21. Hiểu thế nào là cao cấp mặc dù suốt đời không có tiền mua. Nếu không cao về tài sản, hãy cao về thẩm mỹ.

22. Đàn ông không bao giờ tiếc tiền với những cô gái không quan tâm tới tiền.

23. Người phụ nữ duy nhất trên đời vẫn đẹp đến lúc già chính là vợ mình.

24. Thứ gì mình ngu, hãy cố gắng biến nó thành phong cách.

25. Phải hiểu ai cũng là con ếch. Chỉ khác nhau cái giếng mà thôi.

26. Số tiền còn lại trong ví mình là điều tuyệt mật.

27. Cuộc sống dạy cho chúng ta, không thực dụng nhưng phải thực tế. 

Xem thêm: Chuyện gì cũng nói toạc ra, không phải là thẳng tính, mà là thiếu giáo dục

1. Mọi việc đừng hướng đến đáp án tiêu chuẩn

Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, thầy cô thường dùng điểm số để phân loại học sinh, mỗi đề đều có một đáp án tiêu chuẩn. Vì vậy, nhiều sinh viên mới tốt nghiệp cũng ôm lối suy nghĩ này bước vào nơi làm việc. Nhưng đây lại là một sai lầm lớn.

Trong bộ phim điện ảnh The Cotinent có một câu thoại kinh điển: "Trẻ con mới phân đúng sai, người lớn chỉ nhìn vào lợi và hại."4

Dù thực tế không phũ phàng như người ta nói trong phim, nhưng thế giới của người trưởng thành là vậy, trước giờ không chỉ có đen và trắng, ở đó còn có những khoảng xám mà người ta rất khó để kết luận là đúng hay sai.

Ở nơi làm việc, không có đúng sai tuyệt đối, chỉ có người thắng, người thua.

Lớn rồi, người ta bỏ đi đáp án tiêu chuẩn, thay vào đó là tìm cho mình các cách làm phù hợp, nhằm duy trì ổn định và cân bằng lợi ích tất cả các bên.

Nếu bạn không hiểu điều này, việc gì cũng đòi tìm kiếm lẽ công bằng, nghĩ rằng những gì mắt thấy tai nghe đã là sự thật, vậy nhất định sẽ bị cuộc sống đánh bại thảm hại.

2. Bạn tử tế với họ, chưa chắc người khác sẽ tử tế với bạn

Thời còn đi học, kí ức mà chúng ta lưu trữ chính là chỉ cần thân thiện và hay giúp đỡ bạn bè, nhất định sẽ được bạn học và giáo viên yêu quý.

Nhưng nơi làm việc không phải như vậy! Thứ mà mọi đồng nghiệp và cấp trên coi trọng là lợi nhuận. Ở đây, bạn nổi tiếng và được yêu thích hay không, phụ thuộc rất nhiều vào việc đối với người khác, bạn có bao nhiêu giá trị "sử dụng", có năng lực để trao đổi lợi ích cùng họ hay không?

Khi bạn không còn quá quan trọng về suy nghĩ "quen nhiều bạn mới có nhiều người giúp", mà tập trung vào việc cải thiện khả năng làm việc của mình. Bạn nhất định sẽ trở nên ưu tú, và khi bạn mạnh mẽ, đồng nghiệp nhất định sẽ xem trọng bạn.

Thế nên, thay vì cố tình "ăn theo" và tìm kiếm sự hoàn hảo, tốt hơn hết hãy dành nhiều thời gian để cải thiện bản thân.

3. Lãnh đạo là người đứng đầu, nhưng không phải người luôn đúng

Một bộ phận học sinh giỏi ở trường chỉ biết đọc sách, thiếu sáng kiến, thiếu thực hành, và vì vậy khi bước vào môi trường làm việc luôn cảm thấy lãnh đạo là người học rộng biết nhiều, là người nói gì cũng đúng.

Người lãnh đạo có nhiệm vụ sắp xếp, phân công công việc hợp lí. Bởi vì là người đứng đầu, nên dù có gặp khó khăn, hoang mang, họ cũng không bao giờ dám bộc lộ suy nghĩ thực của mình ra ngoài.

Nếu bạn ôm suy nghĩ cứ làm theo ý lãnh đạo sẽ được nhận xét là trung thành và ngoan ngoãn thì bạn đã sai.

Họ chi tiền mướn bạn để giải quyết vấn đề, giúp họ hoàn thành công việc, đạt được mục tiêu.

Do đó, dù bạn có tôn trọng họ, cũng không nên tuân theo tuyệt đối. Khi thấy vấn đề nào họ làm sai hoặc không hiểu, bạn nên chủ động đề xuất, tìm cơ hội trao đổi với họ.

Có như vậy, cả hai mới có thể cùng nhau tiến bộ và phát triển. Lãnh đạo cũng nhận ra giá trị thực sự của bạn.

4. Đừng quá lương thiện, phải học cách từ chối người khác

Một sai lầm nữa mà nhân viên mới dễ mắc phải đó là ngại từ chối người khác, chỉ cố chịu đựng những lần nhờ vả ngày càng nhiều của người khác.

Một số người nói những người như vậy là lương thiện và tốt bụng. Nhưng nếu bạn áp dụng nó vào nơi làm việc, người khác chỉ xem bạn là kẻ ngốc.

Giao tiếp giữa đồng nghiệp với nhau, có thể giúp đỡ nhưng phải có chừng mực, bạn cần có nguyên tắc riêng. Hãy tự hỏi bản thân những câu hỏi sau:

"Anh ta có đáng giúp hay không? Nếu tôi giúp, anh ta có cảm kích hay không?"

Nếu câu trả lời là có, bạn có thể cân nhắc giúp đỡ họ. Nếu không, đừng phí sự lương thiện của mình cho người không đáng.

"Bạn có đủ năng lực giúp đỡ không?"

Nếu không có, đừng tùy tiện nhận việc về tay, vì như vậy không chỉ để lộ khuyết điểm cá nhân, còn khiến công ty tổn thất.

Bạn phải luôn nhớ, ở nơi làm việc, nếu bạn làm đúng 100 việc, không ai nhớ rõ hết. Nhưng chỉ cần bạn làm sai 1 việc, 99% người đều sẽ biết và ghi nhớ.

"Anh ta nhờ việc này một lần hay thường xuyên?"

Nếu nó không ảnh hưởng đến công việc của bạn, bạn có thể giúp đỡ. Nhưng nếu họ thường xuyên nhờ vả bạn để bản thân được thảnh thơi, thì nên kiên quyết từ chối. Bạn không có nghĩa vụ hoàn thành việc thay người khác, nhưng bạn có trách nhiệm làm tốt công việc của chính mình.

5. Không theo đuổi sự hoàn hảo, không cần làm hài lòng tất cả mọi người

Dù bạn có cố gắng đến đâu đi nữa, cũng không thể nào làm hài lòng tất cả mọi người, và suy nghĩ muốn làm hài lòng tất cả mọi người cũng không hề tốt cho bạn.

Nơi làm việc khác với trường học, ở trường lý thuyết là quan trọng, điểm số là quan trọng. Nhưng ở nơi làm việc, kết quả mới quan trọng, thứ mang lại sự thăng tiến và tiền lương cao cho bạn chính là năng lực cá nhân của bạn.

Do đó, hãy cố gắng ưu tiên phân bổ thời gian, sức lực cho những việc quan trọng, những mục tiêu rõ ràng, đừng lãng phí vào những người và những việc không đáng.

Thời gian và sức lực của mỗi người là có hạn, chuyên môn và sở thích cũng khác nhau, cứ cố gắng làm hài lòng người khác là hành động rất ngây thơ, đến cuối cùng người chịu thiệt chỉ có chính bạn.

6. Đừng cho rằng có chuyên môn là có tất cả

Học lực giỏi chỉ đáng ngưỡng mộ khi ở trường lớp, ra đời sẽ có nhiều tiêu chuẩn đa dạng hơn để đánh giá về một người.

Trong công việc, năng lực chuyên môn tất nhiên quan trọng, nhưng nếu bạn muốn tạo ra sự khác biệt, tập trung vào lĩnh vực chuyên môn thôi vẫn chưa đủ.

Bạn có chuyên môn giỏi, chỉ có thể làm nhân viên. Bởi vì khi trở thành lãnh đạo, bạn còn phải có khả năng quản lý nhân sự, giao tiếp và hợp tác với đối tác, hiểu rõ cấp dưới...

Do đó, ngoài chuyên môn, những thứ như giao tiếp, ứng xử, cách quản lý, kết nối giữa các cá nhân... cũng rất quan trọng. Nếu không học hỏi thêm, bạn sẽ tự hạn chế sự phát triển của mình trong tương lai.

Video liên quan

Chủ đề