Nhân vật trữ tình trong bài ánh trăng là ai

Những bài văn mẫu hay lớp 9

Văn mẫu lớp 9: Tưởng tượng mình là nhân vật trữ tình trong bài thơ Ánh trăng, hãy diễn tả dòng cảm nghĩ trong bài thơ thành một tâm sự ngắn được VnDoc.com tổng hợp và sưu tầm gồm các bài văn mẫu hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Từ bức tranh Cảnh ngày xuân của Nguyễn Du, em hãy cảm nhận được vẻ đẹp nào trong cuộc sống đang diễn ra

Tưởng tượng mình là người lính trong bài thơ Ánh trăng, hãy kể chuyện của mình với người bạn tri kỉ năm xưa

Dàn ý Tưởng tượng mình là nhân vật trữ tình trong Ánh trăng, hãy diễn tả dòng cảm nghĩ trong bài thơ thành một tâm sự ngắn

1. Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu bản thân và hoàn cảnh câu chuyện.

2. Thân bài

a. Tuổi thơ trong kí ức người lính

Sống cùng sông rừng biển cả, hòa mình trong thiên nhiên mát lành và hồn nhiên vô lo vô nghĩ.

Chiến tranh bất ngờ ập đến, nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc và bảo vệ quê hương, cùng các bạn lên đường nhập ngũ.

Những năm tháng chiến tranh gian khổ: vẫn hòa mình giữa thiên nhiên núi rừng chiến khu, cảnh vật ít nhiều có sự thay đổi.

Mỗi lần ngẩng đầu lên, vầng trăng tình nghĩa vẫn yên lặng ở đó: ngỡ bản thân sẽ không bao giờ quên vầng trăng ấy.

b. Cuộc sống đầy đủ tiện nghi thời hiện đại

Hai miền Nam - Bắc của Tổ quốc được thống nhất, độc lập và tự do: rời đơn vị và trở về quê nhà, sống một cuộc sống bình thường, an ổn.

Chuyển về thành phố xa hoa rực rỡ ánh đèn, gian khổ khó nhọc trước kia bỗng chốc phai mờ trong tâm trí → Những kí ức cùng vầng trăng tình nghĩa cũng vô tình bị lãng quên từ bao giờ chẳng hay.

c. Sự bừng tỉnh và hối hận

Ánh sáng vầng trăng đã đột nhiên ghé tới, đánh thức tâm hồn và gợi lên nhiều cảm xúc khó tả. Trên cao, trăng vẫn tròn vành vạnh, tỏa ánh sáng bàng bạc bao phủ khắp muôn nơi → hối hận, bừng tỉnh, nhận ra bấy lâu bản thân đã thờ ơ hững hờ với quá khứ tình nghĩa, với vầng trăng chung thủy.

3. Kết bài

Khép lại dòng cảm xúc và nêu bài học chiêm nghiệm của bản thân.

Văn mẫu Tưởng tượng mình là nhân vật trữ tình trong Ánh trăng, hãy diễn tả dòng cảm nghĩ trong bài thơ thành một tâm sự ngắn

Hai mươi hai giờ đêm, bỗng cả một vùng của thành phố mất điện. Tôi vội vàng bật tung cửa sổ. Đột ngột vầng trăng tròn vành vạnh xuất hiện. Ánh trăng ùa vào căn phòng soi sáng không gian. Thảng thốt nhận ra cố nhân, tôi áp sát song cửa, ngửa mặt lên nhìn trăng, trăng cũng soi ngắm tôi. Xúc động trào dâng, tôi thấy rưng rưng trong lòng, rưng rưng khóe mắt…

Cuộc chiến tranh dai dẳng, khốc liệt đã lùi xa, thấm thoắt đã ba năm rồi. Tôi về thành phố, sống trong điều kiện đất nước đã thống nhất, độc lập, hòa bình, đời sống đã khác xưa. Nhà cao cửa rộng, tiện nghị hiện dại, khác xa vói những năm tháng gian lao sống cùng đồng, cùng sông, cùng bể, cùng trăng. Có lẽ giờ đây tôi đã quen với ánh điện, cửa gương trong đời sống hiện đại đủ đầy, giàu sang mà lãng quên, vô tình với trăng. Trăng vẫn đi qua ngõ, vậy mà tôi như không thấy, vô tình, bạc bẽo, dửng dưng như người khách lạ qua đường. Đêm nay thình lình đèn điện tắt, nổi bật trong không gian bao la kiêu hãnh chỉ có mình trăng. Trăng vẫn nhẫn nại tỏa sáng cho bầu trời, mặt đất, nhân gian mà không giận hờn, trách móc.

Đối diện với trăng trong tình huống bất ngờ, trăng đã gợi cho tôi biết bao kỉ niệm ấu thơ sống với đồng, sông, rừng, bể, hòa nhập gắn bó vói thiên nhiên. Trăng gợi cho tôi nhớ về tuổi thơ, nơi chôn rau cắt rổn của mình, yêu trăng yêu cả chú Cuội, chị Hằng; về một thời chiến tranh ác liệt ở rừng ở rú được nhân dân che chở, yêu thương. Ngày ấy không có điện, trăng là bạn cố tri thường cùng tôi đàm tâm độc thoại, là bạn chiến đấu "Đầu súng trăng treo", là gương mặt mĩ nữ gợi bao khao khát yêu thương, gợi bao cánh thơ bay bổng tâm hồn… Ngày ấy, duy nhất chỉ sống với trăng. Tình yêu thiên nhiên hồn nhiên như cỏ cây hoa lá không hề vụ lợi, ngỡ chẳng bao giò tôi quên… Ấy thế mà, khi cuộc sống đủ đầy, lòng tôi cũng đổi thay… vô tình nhìn trăng như người dưng qua ngõ.

Đối diện với trăng đêm nay, trăng vẫn tròn vành vạnh như đồng, như sông, như bể, như rừng thủy chung, nghĩa tình, bất biến. Lòng tôi rưng rưng hổ thẹn. Giá như trăng cứ lên tiếng trách cứ, mắng mỏ tôi: kẻ vô tâm, vô tình, vô ơn bạc nghĩa… cho tôi thấy nhẹ lòng. Nhưng trăng cứ tròn vành vạnh – nhìn tôi – ánh trăng im phăng phắc. Tôi hiểu trong sự im lặng ấy như nghiêm khắc, lại như chất chứa một tấm lòng. Tấm lòng vị tha, độ lượng "kể chi người vô tình". Chính sự độ lượng của trăng đã khiến tôi giật mình, trăn trở, suy ngẫm về quá khứ. Những năm tháng gian lao, trăng và nhân dân thật bình dị, dịu hiển bao nhiêu! Kể cả những người đã khuất, đã kể vai sát cánh, gắn bó với nhau, cùng nhau đánh đuổi giặc thù, đem lại cuộc sống an bình hôm nay, sao tôi nỡ vô tình?

Cảm ơn trăng đã nhắc nhở tôi đạo lí "uống nước nhớ nguồn", "Ra sông nhớ suối, có ngày nhớ đêm". Nếu không biết trân trọng quá khứ, gìn giữ và biết ơn, người ta rất dễ biến chất thành kẻ vô tình, vô tâm, vong ân bội nghĩa.

------------------------

Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 9: Tưởng tượng mình là nhân vật trữ tình trong bài thơ Ánh trăng, hãy diễn tả dòng cảm nghĩ trong bài thơ thành một tâm sự ngắn. Ngoài ra các bạn có thể soạn bài Ngữ văn 9 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc để học tốt môn Ngữ văn 9.

Bài tiếp theo: Thay lời Kiều Phương kể lại đoạn truyện cùng anh trai đi nhận giải thưởng

     Ánh trăng là bài thơ nổi tiếng của nhà thơ Nguyễn Du, bài thơ là đề tải quen thuộc với tất cả học sinh lớp 9. Đề tải đóng vai nhân vật trữ tính trong bài thơ Ánh trăng thường xuất hiện trong bài kiểm tra, thế nhưng vẫn mang đến khá nhiều khó khăn. Cùng thảm khảo bài văn mẫu dưới đây để có thể đạt kết quả học tập tốt.

Nhân vật trữ tình trong bài Ánh Trăng

Mở bài đóng vai nhân vật trữ tình trong bài thơ ánh trăng

    Nhà văn nổi tiếng người Ailen Oscar Wilde đã từng nói: “Ký ức là cuốn nhật ký tất cả chúng ta đều mang bên mình”. Ấy vậy mà trong nhịp sống ngày một hiện đại, tôi đã đánh rơi vào guồng quay thời gian những mảnh ký ức quý báu tôi mà tôi từng ngỡ bản thân mình sẽ mãi ghi khắc nó. Tôi đã từng là một người lính, vào sinh ra tử nhiều lần, bom đạn ập đến bất ngờ khiến tôi cận kề cái chết nhưng cũng không thể đau đớn bằng khoảnh khắc nhận ra bản thân mình đã sống quá vô tâm, lãng quên đi người bạn tri kỷ của mình. 

Thân bài đóng vai nhân vật trữ tình trong bài thơ ánh trăng

Ký ức của nhân vật trữ tình về tuổi thơ và hình ảnh ánh trăng

      Như những đứa trẻ khác tôi lớn lên với một tuổi thơ trọn vẹn. Không internet hay điện thoại như những đứa trẻ hiện đại, tôi rong ruổi khắp mọi nơi từ lên rừng, lội sông hay xuống biển. Tôi dành cả tuổi thơ mình để hòa mình với thiên nhiên. Khi cùng lũ bạn ra đồng cả lũ thi nhau bắt cá, khi đắm mình trong dòng nước mát lạnh của con sông hiền dịu chảy qua làng mỗi buổi trưa hè. Thỉnh thoảng chúng tôi lại kéo nhau ra bể, một đám con nít trong làng từ lớn đến bé đều vui đùa cùng nhau vui đáo để. 

                              “Hồi nhỏ sống với rừng

                              Với sông rồi với bể

                              Hồi chiến tranh ở rừng

                              Vầng trăng thành tri kỷ”

     Những kỷ niệm ấy là thứ nuôi dưỡng tôi, theo guồng quay cuộc sống tôi vẫn phải trưởng thành như bao người bất chấp tôi đã cố gắng níu kéo tuổi thơ tươi đẹp kia. Chiến tranh bất ngờ nổ ra, như bao lớp thanh niên khác tôi cũng nghe theo tiếng gọi Tổ quốc khăn gói lên đường ra trận. Tôi nhớ mãi những ngày hành quân gian khổ, đêm về cùng đồng đội ngã lưng tạm trên nền đất lạnh lẽo trong rừng. Lo sợ bị địch phát hiện, bộ đội ta ngày ấy không thể đốt lửa hay đèn đuốc để soi sáng và sưởi ấm, nguồn sáng duy nhất bấy giờ chính là ánh trăng.

    Ánh trăng soi đường dẫn lối cho bộ đội ta trong từng bước chân. Những năm tháng chiến trường khó khăn, thiếu thốn, ánh trăng luôn ở bên để lắng nghe, cảm thông, đồng cảm với nỗi vất vả và nhớ nhà trong tôi. Chẳng biết tự khi nào, trong những năm ấy tôi đã xem vầng trăng như một người tri âm, tri kỷ. Ánh trăng như một người chiến hữu cùng đồng hành, đồng cảm cộng khổ với bộ đội ta, tôi cứ kiên định cho rằng tôi sẽ mãi mãi không bao giờ quên ánh trăng kia.

Cuộc sống hiện đại với đủ đầy tiện nghi

Đóng vai nhân vật trữ tình trong bài thơ Ánh Trăng

      Rồi bom đạn chiến tranh cũng lùi dần về quá khứ, là một trong số những người sống sót, tôi rời căn cứ ở rừng trở về thành phố. Từ đất nước chìm trong chiến tranh, đất nước ta cũng phá tan xiềng xích thoát khỏi đêm trường nô lệ. Đất nước ta bắt đầu kiến thiết, xã hội cứ ngày một phát triển khiến ta bỗng chốc quên đi những giá trị ban đầu.

      Những ánh điện bắt đầu xuất hiện trong mỗi căn nhà, trên mọi nẻo đường, thứ ánh sáng của nó phát ra lấp lánh như những vì sao. Con người không còn chịu cảnh sống trong màn đêm tối om những đêm mưa kéo đến khuất lấp đi ánh trăng. Ánh sáng bóng loáng từ cửa kính lấp lánh những tia sáng mê hoặc lòng người. Có những đêm vầng trăng cứ ở đấy, soi theo những bước tôi đi nhưng tôi cứ thẳng tiến mà không ngoái đầu nhìn lại người bạn tri kỷ của mình. 

                              “Thình lình đèn điện tắt

                              Phòng buyn-đin tối om

                              Vội bật tung cửa sổ

                              Đột ngột vầng trăng tròn”

     Có hôm đèn điện chợt tắt, tôi trong vô thức đã chạy vội lại bật tung cửa sổ, không biết tôi trong thời khắc ấy đang tìm kiếm điều gì. Nhưng chính nhờ hành động bật tung cửa sổ ấy, tôi như chết lặng trong giây lát. Những ký ức cứ thay nhau ùa về như thác lũ khiến tim tôi bỗng chốc không thể thở nổi. Tôi chợt nhận ra bản thân đã hối hả chạy theo guồng quay cuộc sống đến mức bỏ rơi người bạn tri kỷ của mình đến tận mấy mươi năm mới quay đầu nhìn lại.

      Những cung bậc cảm xúc cứ dâng tràn tiếp nối nhau trong từng tế bào, tôi thấy choáng ngợp, giật mình rồi phút chốc lại day dứt, đau đớn đến tột cùng. Tôi đã lãng quên đi nhiều thứ, là những ký ức của thời thơ ấu, là những đêm dài hành quân gian khổ cùng ánh trăng và là chính mình của những năm tháng gian nan ấy. 

Sự thức tỉnh trong nhận thức và hối hận muộn màng

     Tôi ngửa mặt ngắm nhìn thật kỹ ánh trăng kia, tôi thấy “có cái gì rưng rưng”. Chắc hẳn là những giọt nước mắt kết tinh từ sự hối hận vì bản thân đã quá ích kỷ, vô tâm. Hình ảnh những hôm lên rừng cùng chúng bạn, vui đùa một cách vui tươi, hình ảnh những buổi trưa hè đắm mình trong dòng nước sông mát lạnh cứ tiếp nối nhau tuôn về.

                              “Trăng cứ tròn vành vạnh

                              Kể chi người vô tình

                              Ánh trăng im phăng phắc

                              Đủ cho ta giật mình”

      Dẫu con người vô tâm đến thế, vầng trăng vẫn vẹn nguyên một tấm lòng thủy chung. Chẳng trách con người vô tình, vầng trăng bấy nhiêu năm vẫn lặng lẽ đứng đấy, soi sáng con người một cách bao dung. Có lẽ tôi đã lãng quên ánh trăng ấy để chạy theo ánh sáng lấp lánh từ đèn điện, cửa gương nhưng vầng trăng kia vẫn một lòng xem tôi là tri kỷ. Trăng cứ tròn vành vạnh chỉ có thời thế làm lòng người đổi thay.

      Thế nhưng ánh trăng ấy cũng “im phăng phắc” như có tố cáo, lên án sự vô tâm của con người, chính những điều ấy đã làm cho ánh trăng không còn trọn vẹn là ánh trăng của ngày xưa nữa. Tôi cảm thấy có một sự day dứt được phát ra từ tòa án lương tâm, nó bóp nghẹn tôi trong từng tế bào, âm ỉ trong từng làn da, thớ thịt. Có một ánh trăng vẫn chung thủy, gắn kết cùng tôi, nhưng tôi đã lạnh lùng lãng quên nó. 

Nhận xét chung đóng vai nhân vật trữ tình trong Ánh trăng

     Ánh trăng đã đánh thức một mảng ký ức tươi đẹp bên trong tôi đồng thời thức tỉnh sự vô tâm, ích kỷ của bản thân. Con người chỉ vì thích thú trước những cái mới mà thay lòng đổi dạ, hối hả chạy theo làm đánh rơi nghĩa tình chung thủy. Ánh trăng cũng đã dạy tôi một bài học về nghĩa tình sâu sắc.

Video liên quan

Chủ đề