Tại sao phân trẻ sơ sinh có màu xanh

Trong tuần đầu tiên của cuộc đời, trẻ sơ sinh bú sữa mẹ đi ngoài từ 3-4 lần phân lỏng màu vàng mù tạt; có hạt; cứ 24 giờ một lần. Nhiều trẻ sơ sinh ị sau mỗi lần bú. Sau đó, trẻ sơ sinh có thể tiếp tục đi ị sau khi bú, hoặc chỉ ị một lần một tuần.

Nếu bé chỉ bú sữa mẹ, bé sẽ có phân màu vàng hoặc mù tạt trông có hạt từ khoảng năm ngày sau khi sinh đấy mẹ.

3. Nâu nhạt có mùi mạnh

Tại sao phân trẻ sơ sinh có màu xanh

Trẻ bú sữa công thức có phân đặc hơn, sẫm màu hơn; bé sẽ đi một lần mỗi ngày (hoặc thường xuyên hơn) kể từ ngày đầu tiên. Màu phân của trẻ sơ sinh uống sữa công thức thường có màu rám nắng, nhưng cũng có thể có màu vàng hoặc hơi xanh.

Trẻ sơ sinh bú sữa công thức thường đi phân nhão giống như bơ đậu phộng, mùi hăng hơn so với trẻ sơ sinh bú sữa mẹ.

4. Màu phân của trẻ nâu lục nhạt

Khi bé bắt đầu ăn dặm, màu phân của trẻ sơ sinh sẽ chuyển sang nâu lục nhạt. Hơn nữa, phân bé màu nâu lục nhạt là dấu hiệu tốt cho thấy bé đã bắt đầu tiêu hóa sữa mẹ hoặc sữa bột.

Bé tiêu thụ nhiều thực phẩm hơn, mẹ có thể sẽ thấy các màu khác; chẳng hạn như cam và vàng; và đôi khi là đậu nguyên hạt hoặc nho khô.

5. Màu phân của trẻ nâu sậm

Phân bé màu nâu sậm và nhiều mùi hơn là do bé ăn dặm với thực ăn đặc. Vì vậy lúc này phân của con sẽ chuyển sang màu nâu sẫm không còn vàng nhạt như thời gian trước.

Hiện tại, tần suất trẻ đi tiêu không quan trọng. Điều quan trọng là tính nhất quán. Mặt trái của phân trẻ mới biết đi là gì? Phân trẻ bắt đầu có mùi giống như phân của người lớn thông thường.

6. Màu xanh lá cây đậm

Nhiều mẹ hoang mang khi thấy tã bẩn của bé cưng toàn màu xanh lá đậm. Lý do dẫn đến màu phân này của trẻ đó là thực phẩm bổ sung sắt; hoặc sữa công thức tăng cường chất sắt.

Sự đổi màu phân của trẻ này không ảnh hưởng đến sức khỏe của con.

7. Bọt màu xanh lá cây sáng

Màu này có thể được nhìn thấy ở những trẻ bú sữa mẹ, những bé thường xuyên chuyển đổi vú; tiêu thụ nhiều chất béo thấp hơn so với sữa đầy đủ chất béo. Vi rút cũng có thể gây ra phân màu xanh lá cây sáng; vì vậy hãy liên hệ với bác sĩ nhi khoa nếu con có những biểu hiện bất thường.

8. Các màu phân của trẻ khác

Thỉnh thoảng, phân của bé sẽ lẫn với màu sắc từ các sắc tố mà bé ăn trong thực phẩm. Vì vậy, nếu bé đang ăn cà rốt, phân của bé có thể có màu cam vàng.

Ngoài những màu phân của trẻ nổi bật nêu trên, mẹ cũng cần nhận diện một số vấn đề tiêu hóa phổ biến có thể ảnh hưởng đến phân của bé.

Màu phân của trẻ cảnh báo tình trạng sức khỏe bất thường

Tại sao phân trẻ sơ sinh có màu xanh


Bạn có thể sẽ ngạc nhiên về số lượng tã mà trẻ sơ sinh của bạn sử dụng mỗi ngày.


Nhiều trẻ sơ sinh đi tiêu ít nhất 1 hoặc 2 lần mỗi ngày. Vào cuối tuần đầu tiên, em bé của bạn có thể có đi cầu từ 5 đến 10 lần mỗi ngày. Bé có thể đi ngoài sau mỗi lần bú. Số lần đi tiêu có thể giảm khi bé ăn nhiều hơn và trưởng thành hơn trong tháng đầu tiên đó.


Khi được 3-4 tuần tuổi, bé có thể không đi tiêu mỗi ngày. Điều này bình thường, miễn là trẻ thoải mái, khỏe mạnh, phát triển và phân trẻ không cứng.

Phân của trẻ sơ sinh như thế nào?

Tại sao phân trẻ sơ sinh có màu xanh
Phân của trẻ sơ sinh như thế nào?

Phân trẻ sơ sinh có thể thay đổi rất nhiều trong vài ngày, vài tuần và vài tháng sau khi sinh. Phân có thể có nhiều màu sắc và kết cấu khác nhau — tất cả đều có thể là hoàn toàn bình thường đối với con bạn.

Phân đầu tiên mà bé đi ngoài là đặc, màu xanh đen và dính. Nó được gọi là phân su.


Phân thường thay đổi từ đặc, xanh đen sang xanh lục trong vài ngày đầu. Chúng sẽ chuyển sang màu vàng hoặc nâu vàng vào cuối tuần đầu tiên.


Phân của trẻ bú sữa mẹ thường có màu vàng hoặc hơi xanh, sệt lỏng, có thể ướt nhìn như bị tiêu chảy, có thể có mùi hơi chua, có thể có những hạt trắng trộn lẫn trong phân.


Phân của trẻ bú sữa công thức có dạng nhão như bơ đậu, màu nâu, vàng nâu hoặc xanh lá cây nâu, đặc hơn, nặng mùi hơn phân trẻ bú mẹ, cũng có thể có hạt trắng trong phân. 

Phân thay đổi như thế nào khi bé lớn lên?


Khi bé lớn lên và bắt đầu ăn thức ăn rắn, bạn có thể nhận thấy những thay đổi trong phân của bé.

Khi bạn cho con bú sữa mẹ hoặc sữa công thức, phân có thể từ mềm đến lỏng hoặc thậm chí chảy nước.

Khi bạn bắt đầu cho bé ăn thức ăn đặc, phân sẽ cứng hơn và có thể có mùi nặng hơn.

Bạn có thể nhìn thấy các mẩu thức ăn trong phân.

Màu phân

Tại sao phân trẻ sơ sinh có màu xanh


Nhiều bậc cha mẹ lo lắng về màu sắc của phân. Nhưng hầu hết sự thay đổi màu sắc là do màu thực phẩm hoặc chất phụ gia vào thực phẩm và đó không phải là một vấn đề nghiêm trọng. Khi bạn nhận thấy một sự thay đổi màu sắc, hãy nhớ lại xem bé đã ăn những gì.


Màu nâu, vàng và xanh lá cây đều là những màu bình thường đối với phân của trẻ. Phân xanh có thể do rau xanh hoặc gelatin xanh.

Phân đen hoặc đỏ có thể có nghĩa là chảy máu trong ruột, nhưng cũng có thể do củ cải đường, nước ép cà chua hoặc súp hoặc gelatin đỏ.

Phân trắng có thể có nghĩa là có vấn đề về gan mật. Nó cũng có thể do thuốc hoặc chế độ ăn uống chỉ có sữa.

Bạn nên xem gì?

Tại sao phân trẻ sơ sinh có màu xanh


Tã bẩn của trẻ sơ sinh có thể cung cấp cho bạn manh mối về sức khỏe của bé.


Vì phân của em bé thay đổi rất nhiều nên khó có thể biết được em bé có bị vấn đề gì không. 


Nói chung:

Phân cứng hoặc khô có thể là trẻ không nhận đủ nước hoặc trẻ đang mất nước vì sốt hoặc bệnh khác.

Số lần đi tiêu tăng lên so với bình thường hoặc có nhiều chất lỏng trong phân hơn có thể là dấu hiệu của bệnh tiêu chảy.

Tiêu chảy bùng phát có thể là dấu hiệu của việc nhiễm vi rút hoặc vi khuẩn. Tiêu chảy có thể gây mất nước và điện giải.

Khi nào bạn nên gọi cho bác sĩ của mình?

Tại sao phân trẻ sơ sinh có màu xanh


Gọi cho bác sĩ của bạn hoặc nhận trợ giúp y tế ngay lập tức nếu:

  1. Bé có các triệu chứng mới như nôn trớ.
  2. Phân có máu tươi, phân đen (trừ phân su của trẻ).
  3. Phân trắng hoặc xám.
  4. Con bạn đi ngoài số lần hoặc số lượng phân nhiều hơn bình thường.
  5. Phân của bé có một lượng lớn chất nhầy hoặc nước trong đó.
  6. Phân của bé cứng, hoặc bé phải cố gắng đi ngoài

Ban tư vấn sức khỏe - Khoa Nhi

Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng

Tại sao phân trẻ sơ sinh có màu xanh
Trẻ đi ngoài phân xanh có là hiện tượng đáng lo? - Ảnh Internet

1. Tại sao trẻ sơ sinh đi ngoài phân xanh

Có 2 trường hợp trẻ sơ sinh đi ngoài phân xanh mẹ nên biết:

  • Phân nhầy, màu xanh: thường gặp ở trẻ bị rối loạn tiêu hóa, cũng có thể do bé đang bị sổ mũi, viêm đường hô hấp trên.
  • Phân màu xanh cỏ úa hoặc màu vàng nhạt, hơi lỏng và lợn cợn thức ăn, có mùi thối: có thể là do trẻ ăn quá nhiều.

2. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh đi ngoài phân xanh

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh đi ngoài phân xanh, chẳng hạn như:

2.1 Những thực phẩm mẹ dung nạp khi ăn

Tại sao phân trẻ sơ sinh có màu xanh
Mẹ ăn nhiều thực phẩm xanh khiến trẻ sơ sinh đi ngoài phân xanh - Ảnh Internet

Nếu trẻ trong thời gian bú mẹ, trong khi mẹ ăn nhiều rau hoặc ăn uống những thực phẩm có màu xanh như soda và nước uống thể thao, màu sắc sữa mẹ và cả màu sắc phân của bé cũng sẽ thay đổi theo màu sắc đồ ăn của mẹ.

2.2 Trẻ dị ứng một một loại thực phẩm trong chế độ ăn của bạn

Trẻ sơ sinh đi ngoài màu xanh hoặc phân có một lớp dịch nhầy nếu bé nhạy cảm với một thành phần nào đó trong chế độ ăn của mẹ dùng. Bên cạnh đó, trẻ cũng có thể sẽ dị ứng với một loại thuốc mà mẹ đang uống. Trong những trường hợp này, phân xanh và nhầy thường đi kèm với các triệu chứng khác về đường tiêu hóa, về da hoặc các vấn đề về hô hấp.

Tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài phân xanh cũng có thể xảy ra ở những trẻ bắt đầu ăn dặm do ăn thực phẩm mới.

2.3 Trẻ sơ sinh bị ốm

Trường hợp trẻ bị đau bụng và bị nhiễm virus đường tiêu hóa, có thể sẽ ảnh hưởng đến màu sắc và tính chất phân của bé, đặc biệt là nếu bé cũng bị tiêu chảy. Tình trạng này cũng có thể xảy ra ở những trẻ đang bú sữa công thức.

2.4 Cữ bú không cân bằng giữa sữa đầu – sữa cuối hoặc cho bé bú quá nhiều

Tại sao phân trẻ sơ sinh có màu xanh
Do bé bú sữa đầu và sữa cuối không đều nhau - Ảnh Internet

Nếu mẹ có quá nhiều sữa, thì trẻ có thể sẽ bú sữa đầu cữ bú nhiều hơn là sữa cuối. Sữa đầu là sữa loãng hơn và thường tiết ra trong khoảng thời gian đầu khi cho bé bú. Sữa đầu thường có ít chất béo và có hàm lượng lactose cao hơn sữa tiết ra ở cuối cữ bú.

Nhiều chuyên gia cho rằng, lactose trong sữa đầu sẽ không được cân bằng với lượng chất béo. Do vậy, bé có thể sẽ tiêu hóa lượng sữa đầu này rất nhanh, dẫn đến tình trạng đi ngoài ra nước c, phân màu xanh và có bọt.

Nếu quá nhiều lactose trong sữa mẹ có thể gây đầy hơi và khiến bé cảm thấy khó chịu. Trường hợp này thường xảy ra khi bạn chưa cho bé bú hết sữa ở bên vú này mà đã chuyển sang cho bé bú ở bên vú còn lại.

2.5 Những gì em bé ăn

Khi cho bé ăn dặm lần đầu đã tập ăn các loại đậu và rau..... thì có thể bé sẽ đi ngoài ra phân xanh.

2.6 Trẻ mọc răng

Tại sao phân trẻ sơ sinh có màu xanh
Trẻ mọc răng cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh đi ngoài phân xanh - Ảnh Internet

Tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài phân xanh có thể sẽ đi kèm với chất nhầy. Điều này thường xảy ra trong khi bé đang mọc răng và chảy nước dãi quá mức. Đây cũng là một dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng. Nếu mẹ thấy tình trạng như thế, hãy trao đổi với bác sỹ nhi khoa nếu tình trạng này không biến mất và đi kèm với các triệu chứng bệnh khác.

2.7 Trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Tại sao phân trẻ sơ sinh có màu xanh
Hãy cho trẻ đi khám nếu mẹ nghi ngờ trẻ bị rối loạn tiêu hóa - Ảnh Internet

Dù trẻ sơ sinh chỉ bú mẹ nhưng trẻ vẫn có thể bị rối loạn tiêu hóa. Nếu mẹ nghi ngờ trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên đưa trẻ đến trung tâm y tế để điều trị, không nên tự ý mua thuốc khi chưa có chỉ định bác sĩ.

3. Một sô lưu ý khi trẻ sơ sinh đi ngoài phân xanh

Thông thường, trong chặng đường đời từ khi lọt lòng, đa phần trẻ sơ sinh đều trải qua một thời điểm nào đó đi ngoài phân xanh. Tình trạng này thường sẽ không gây nguy hiểm. Nguyên nhân chính là do phân đi qua ruột quá nhanh do vậy, dịch mật (có màu xanh) không có đủ thời gian để hấp thu ngược trở lại cơ thể.

Với trẻ mới sinh, nếu tình trạng đi ngoài phân có màu xanh đen kéo dài trên 5 ngày thì mẹ nên kiểm tra lại việc cho bé bú và tình trạng tăng cân của bé.

Trong rất nhiều trường hợp, trẻ đi ngoài phân xanh sẽ đi kèm theo triệu chứng tiêu chảy. Trong những trường hợp này, hãy đảm bảo rằng trẻ đã bú sữa/ uống đủ nước để tránh bị mất nước. Nếu trẻ bị tiêu chảy và đi ngoài phân xanh kéo dài trong vài ngày không giảm, mẹ nên trao đổi với bác sỹ về tình trạng của bé.

Đối với trẻ mới sinh, từ 6-12 giờ sau khi sinh, phân của trẻ sẽ có phân su màu xanh đậm, nhưng trẻ sinh non có thể sẽ muộn hơn. Phân su màu xanh đậm này thường duy trì 2-3 ngày sau sinh.

Tại sao phân trẻ sơ sinh có màu xanh
Trẻ sơ sinh đi ngoài phân xanh không quá nguy hiểm cho trẻ - Ảnh Internet

Trẻ sơ sinh đi ngoài phân xanh có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Do vậy mẹ cần xác định chính xác nguyên nhân, để kịp thời điều chỉnh cũng như chăm sóc cho bé tốt hơn. Yeutre.vn hy vọng đã gửi đến các mẹ các thông tin hữu ích, giúp mẹ hiểu rõ nguyên nhân tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài phân xanh.

Ngọc Huyền tổng hợp