Nhiễm h pylori là gì

By Victoria Healthcare 09 Tháng 4 2019

CÂU TRẢ LỜI: H.Pylori ăn mất bao tử của bạn luôn rồi! 

Nhiễm H.Pylori là sao?

– Bị nhiễm H.Pylori xảy ra khi có 1 vi khuẩn gọi là H.Pylori gây ảnh hưởng đến dạ dày.

Nhiều người bị nhiễm H.Pylori. 80% trường hợp H.pylori không gây ra bất cứ tổn hại sức khỏe hay triệu chứng nào cả. Nhưng đối với vài người, H.pylori ảnh hưởng và gây ra các triệu chứng nghiêm trọng. Những vấn đề về sức khỏe này có thể bao gồm:

  • Những vết viêm lở trong dạ dày hoặc tá tràng hay thường gọi là loét trên bề mặt dạ dày tá tràng, hoặc ở trên niêm mạc dạ dày hay tá tràng – tá tràng là phần đầu của ruột non (hình 1).
  • Ung thư dạ dày

Cơ quan nội tạng trong ổ bụng:

Những triệu chứng này đôi khi có thể gây ra đau hoặc khó chịu ở phần bụng trên, buồn nôn hoặc nôn. Đôi khi có cả máu khi nôn.

Bác sĩ cũng chưa lý giải được vì sao cùng bị nhiễm H.Pylori nhưng có người thì có vấn đề về sức khỏe có người thì không.

Những triệu chứng bị nhiễm H.pylori là gì? 

– Khi nhiễm H.Pylori gây ra tình trạng loét, thì người bệnhsẽ thấy rất khó chịu. Những triệu chứng thường gặp của loét có thể bao gồm:

  • Đau hoặc khó chịu phần bụng trên
  • Cảm thấy đầy bụng sau khi ăn dù ăn ít
  • Không cảm thấy đói
  • Buồn nôn hoặc nôn, đôi khi có lẫn máu khi nôn.
  • Đi tiêu ra phân đen hoặc tối màu
  • Cảm thấy mệt thường xuyên

Không phải tất cả trường hợp bị loét bao tử là do bị nhiễm H.pylori. Ví dụ như người ta có thể bị loét dạ dày do dùng một số loại thuốc giảm đau nào đó. Nhưng nếu bạn có những triệu chứng nêu trên, hãy cho Nhân viên y tế của bạn biết nhé.

Có xét nghiệm nào đối với việc bị nhiễm H.pylori hay không?  -- Có. Bác sĩ có thể chỉ làm các xét nghiệm để chẩn đoán sự nhiễm vi khuẩn H.pylori. Những xét nghiệm này bao gồm:

  • Xét nghiệm máu.
  • Xét nghiệm hơi thở – Sau khi uống một viên thuốc có chứa một chất đặc biệt, xét nghiệm này sẽ đo những chất kiểm tra được qua hơi thở của người làm xét nghiệm.
  • Xét nghiệm phân
  • Làm sinh thiết – Đối với xét nghiệm này, bác sĩ sẽ nội soi bao tử thông qua đường họng và lấy 1 mẫu mô ở niêm mạc dạ dày. Sau đó mẫu mô này sẽ được so qua kính hiểm vi để kiểm tra. Quá trình nội soi cho bác sĩ xem được bên trong thực quản, dạ dày và tá tràng. Nội soi có thể phối hợp quá trình gây mê hoặc gây tê để không gây đau đớn.

Có cần thiết để kiểm tra xem mình có bị nhiễm H.pylori hay không? — Bạn nên đi kiểm tra sự nhiễm vi khuẩn H.pylori nếu bạn có những triệu chứng được nêu bên trên, đặc biệt là khi bạn đã dùng thuốc có thành phần chống viêm không sử dụng steroid - nonsteroidal anti-infammatory drugs (NSAIDs), như là ibuprofen hoặc meloxicam.. 

Nhiễm H.pylori được điều trị như thế nào?

— Nhiễm H. pylori được điều trị bằng cách dùng thuốc. Đa số bệnh nhân chỉ cần uống từ 3 loại thuốc hoặc nhiều hơn trong 2 tuần. Thuốc này bao gồm:

  • Thuốc giảm lượng acid trong dạ dày – Điều này có thể chữa sự nhiễm khuẩn và giúp chữa vết loét nhanh hơn.
  • Các loại thuốc kháng sinh khác nhau.

Những người được chẩn đoán bị nhiễm H.pylori nên được chữa trị, bởi vì việc điều trị có thể:

  • Chữa lành vết loét
  • Ngăn bị loét lại
  • Giảm nguy cơ bị loét nặng hoặc dẫn đến ung thư

Nghe theo hướng dẫn và uống thuốc theo bác sĩ rất là quan trọng. Hãy để bác sĩ hoặc y tá biết nếu bạn bị phản ứng phụ hoặc có vấn đề với thuốc được chỉ định trong quá trình điều trị.

Điều gì xảy ra sau điều trị nhiễm H.Pylori? 

— Sau khi điều trị, đa số bệnh nhân đều có những xét nghiệm khi tái khám để kiểm tra xem H.pylori còn hay hết. Các xét nghiệm này có thể gồm:

  • Kiểm tra hơi thở
  • Xét nghiệm phân
  • Kết hợp nội soi tiêu hóa trên và sinh thiết

Đa phần, nhiễm H.pylori có thể được chữa khỏi bằng những cách thức điều trị đã được nêu bên trên. Nhưng cũng có trường hợp nhiễm H.pylori không thể điều trị được. Những người vẫn còn nhiễm H.pylori sau khi điều trị có thể cần được kiểm tra kỹ hơn, hoặc cần phẫu thuật hoặc có khi chỉ cần uống thêm vài liều thuốc.

Nguồn: UpToDate

Nhiễm vi khuẩn H pylory là một trong những loại nhiễm khuẩn phổ biến nhất, chỉ sau nhiếm khuẩn về răng miệng. Loại nhiễm khuẩn này thường tiến triển âm thầm nên rất khó phát hiện nhưng nó lại là tác nhân gây ra bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng hoặc thâm chí là ung thư dạ dày. Vậy vi khuẩn H pylori là gì? Chúng có lây không và phải điều trị như thế nào?

1. Vi khuẩn H pylori là gì?

Vi khuẩn h pylori với tên gọi đầy đủ là Helicobacter pylori, gọi tắt là vi khuẩn Hp thuộc nhóm vi khuẩn gram (-), có hình xoắn. Dưới kính hiển vi, vi khuẩn Hp có dạng hình dấu phẩy, hình chữ S hoặc hình cung, một đầu có túm roi (3-5 roi). Chính nhờ những roi này mà vi khuẩn Hp có thể di chuyển trong môi trường nhớt.

Vi khuẩn Hp được tìm thấy chủ yếu ở hang vị rồi thấy thân vị dạ dày. Ngoài ra cũng có thể tìm thấy chúng ở vùng dị sản dạ dày ở tá tràng. Chúng phát triển trong lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày nhưng không xâm nhập vào tận tế bào.

Sở dĩ chúng có thể tồn tại trong môi trường axit khắc nghiệt của dạ dày bởi lẽ chúng không cần nhiều oxy cho sự sống. Đồng thời chúng có khả năng tiết urease. Các urease này sẽ xúc tác cho quá trình chuyển ure thành amoniac, biến môi trường xung quanh vi khuẩn Hp trở nên kiềm hơn nên không bị tác động bởi acid trong dạ dày.

Ngoài urease, vi khuẩn Hp còn có thể tiết ra một số enzym khác như catalase, protease, ngoại độc tố làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Vì vậy mà vi khuẩn Hp là nguyên nhân chủ yếu gây ra các bệnh viêm loét dại dày-tá tràng, ung thư dạ dày,..

Nhiễm h pylori là gì

Tìm hiểu vi khuẩn H pylori là gì giúp mọi người chủ động hơn trong việc phòng bệnh và bảo vệ sức khỏe.

2. Các con đường lây truyền vi khuẩn Hp thường gặp

Vi khuẩn Hp là loại vi khuẩn có thể lây nhiễm từ người sang người. Và khả năng lấy nhiễm của vi khuẩn Hp rất cao. Tất cả mọi người trên thế giới đều có nguy cơ bị nhiễm loại vi khuẩn này nếu không cẩn thận phòng ngừa. Theo thống kê, có 60% dân số thế giới và khoảng 80% dân số nước ta bị nhiễm Hp dạ dày và con số này có xu hướng ngày càng tăng. Tuy nhiên, vi khuẩn Hp không phải là loại vi khuẩn có khả năng tự sinh sản hoàn toàn trong dạ dày mà phải thông qua các con đường lây nhiễm khác để nhân số lượng. Con đường lây nhiễm của vi khuẩn Hp cũng rất đa dạng

2.1 Lây qua đường miệng – miệng

Theo nghiên cứu cho thấy, vi khuẩn Hp không chỉ được tìm thấy trong dạ dày mà chúng còn được tìm thấy tại khoang miệng và tuyến nước bọt ở những bệnh nhân nhiễm loại vi khuẩn này. Chúng sống tập trung chủ yếu ở kẽ răng, mảng bám răng. Đây là nơi phòng thủ kiên cố bởi lẽ các chất tẩy rửa, kem đánh răng không thể tấn công được.

Vì vậy, vi khuẩn Hp có thể lây nhiễm từ người sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp như dùng chung dụng cụ cá nhân, bàn chải đánh răng, chén bát, cốc nước,.. Ngoài ra, vi khuẩn cũng có thể truyền theo đường miệng khi hai người hôn nhau hoặc khi mẹ nhai mớm thức ăn cho con.

2.2 Lây qua đường dạ dày – miệng

Vi khuẩn Hp có thể lây nhiễm qua đường dạ dày – miệng nhưng với tỷ lệ thấp. Thông thường, người bệnh bị viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày do vi khuẩn Hp thường kèm theo các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, buồn nôn,…

Điều này có nghĩa là vi khuẩn Hp từ dạ dày có thể lên miệng và thoát ra ngoài. Nếu người bệnh không biết cách khử trùng, vệ sinh sạch sẽ sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm cho người thân và mọi người xung quanh.

2.3 Lây nhiễm qua đường dạ dày – dạ dày

Đây là khả năng lây nhiễm mà người bệnh ít ngờ tới nhất. Mọi người có thể bị nhiễm Hp khi đi thăm khám nội soi dạ dày. Tức là dụng cụ sau khi được dùng để tiến hành nội soi và chẩn đoán cho bệnh nhân bị nhiễm Hp không được khử trùng và vệ sinh sạch sẽ. Khi đó vi khuẩn vẫn còn tồn tại và bám dính trên bề mặt thiết bị. Sau đó, dụng cụ này tiếp tục được thăm khám cho người không bị bệnh, dẫn đến khả năng lây nhiễm tăng cao.

2.4 Lây qua đường phân – miệng

Vi khuẩn Hp có thể lây qua đường phân – miệng bằng hình thức gián tiếp như sau: Người bị nhiễm vi khuẩn Hp trong phân sẽ có một lượng lớn vi khuẩn này. Nếu người bệnh đi vệ sinh không sạch sẽ, không rửa tay bằng xà phòng sau khi đại tiện thì có thể làm tăng khả năng lây lan vi khuẩn khi bạn dùng tay bốc thức ăn.

Bên cạnh đó, các loại côn trùng như ruồi, gián, chuột,… cũng là các tác nhân làm tăng khả năng lây truyền vi khuẩn Hp từ người này sang người khác bởi chúng tiếp xúc với môi trường bẩn rồi bám vào thức ăn.

3.Triệu chứng khi bị nhiễm vi khuẩn H pylori là gì?

Phần lớn những người bị nhiễm vi khuẩn Hp không có các triệu chứng gì bất thường. Chỉ khi vi khuẩn làm tổn thương dạ dày và gây ra một số bệnh lý thì thường bệnh mới có thể nhận biết được.

Một trong những triệu chứng phổ biến nhất mà hầu như người bệnh nào cũng gặp đó là đau thượng vị, đau vùng bụng giữa vào ban đêm hoặc vài giờ sau khi ăn. Tuỳ vào mức độ tổn thương mà có thể đau âm ỉ, gặm nhấm hay đau quặn thắt dữ dội. Thời gian đau có thể kéo dài vài phút đến vài giờ, thậm chí là vài ngày.

Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp một số triệu chứng khác như đầy bụng, khó tiêu, ợ nóng, ợ hơi, buồn nôn, nôn,… Nặng hơn là có thể xuất hiện tình trạng đi ngoài phân lấn máu, nôn ra máu, suy nhược,.. Ngay khi có các triệu chứng nghi ngờ, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán bệnh sớm nhất có thể.

Nhiễm h pylori là gì

Vi khuẩn Hp là nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày – tá tràng

4. Nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori có nguy hiểm không

Mặc dù đa số các trường hợp nhiễm Hp không có triệu chứng rõ ràng. Nhưng cũng chính vì nguyên nhân này mà rất nhiều người chủ quan mà chỉ đến khi bệnh đã diễn tiến nặng mới đi thăm khám. Vi khuẩn Hp khi xâm nhập vào cơ thể có thể gây ra nhiều bệnh lý dạ dày nghiêm trọng như sau:

– Viêm dạ dày – tá tràng: Vi khuẩn Hp hoạt động trong dạ dày sẽ tấn công niêm mạc dạ dày gây xung huyết dẫn đến một số triệu chứng khó chịu như đau rát vùng thượng vi, chán ăn, ăn không tiêu, đầy chướng bụng,…

– Loét dạ dày: Vi khuẩn Hp tồn tại trong dạ dày và tiết các chất men tấn công lớp chất nhầy làm phá huỷ hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày. Điều này tạo điều kiện cho axit và các men tiêu hoá tấn công niêm mạc gây ra tình trạng loét.

-Thủng dạ dày: Tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng kéo dài không được điều trị, vi khuẩn tiếp tục tấn công trên các vết loét đó gây ra thủng dạ dày.

– Ung thư dạ dày: Nguy hiểm nhất là vi khuẩn Hp có thể gây ung thư dạ dày. Điều này gây nguy cơ tử vong cao cho người bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

5. Các xét nghiệm chẩn đoán nhiễm vi khuẩn Hp

Hiện nay có nhiều nghiệm pháp giúp người bệnh kiểm tra mình có bị nhiễm Hp hay không.

5.1 Test Hp bằng nội soi kiểm tra

Nội soi kiểm tra vi khuẩn Hp là phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay. Bác sĩ sẽ đưa một ống nhỏ vào dạ dày qua đường thực quản. Sau đó lấy mảnh sinh thiết quanh vị trí dạ dày bị tổn thương để làm xét nghiệm Clo test hoặc nuôi cấy vi khuẩn. Dựa vào kết quả xét nghiệm hoặc nuôi cấy sẽ xác định được người bệnh có bị nhiễm vi khuẩn Hp hay không.

Với phương pháp này, cho phép chẩn đoán chính xác tình trạng nhiễm Hp trong dạ dày và đánh giá vị trí, mức độ tổn thương. Từ đó, đưa ra các nhận định ban đầu về bệnh và phác đồ điều trị phù hợp.

5.2 Test Hp bằng thở Ure

Test thở ure là phương pháp khá đơn giản để kiểm tra bạn có bị nhiễm vi khuẩn Hp hay không. Khi đến khám, bạn sẽ được đưa một thiết bị thở và thở vào đó. Có 2 dạng thiết bị test thở là test thở sử dụng thẻ (thở vào thiết bị có dạng giống thẻ ATM) và test thở sử dụng bóng (thở vào thiết bị có hình dạng giống quả bóng).

Hơi thở trong dụng cụ test sẽ được phân tích, đánh giá xem có dương tính với vi khuẩn Hp hay không.

Phương pháp này cho kết quả chính xác và phù hợp với nhiều đối tượng, đặc biệt là trẻ em và những người đã điều trị vi khuẩn Hp cần đánh giá lại hiệu quả điều trị.

Nhiễm h pylori là gì

Test Hp qua hơi thở là phương pháp xét nghiệm chẩn đoán HP nhanh và hiệu quả

5.3 Test Hp bằng xét nghiệm phân

Vi khuẩn HP tồn tại trong dạ dày nên sẽ được đẩy ra ngoài theo đường phân. Xét nghiệm phân bằng phản ứng miễn dịch huỳnh quang để tìm vi khuẩn Hp sẽ cho kết quả chính xác. Tuy nhiên, vấn đề vệ sinh khi lấy phân xét nghiệm gây ra nhiều trở ngại cho người bệnh và kỹ thuật viên.

5.4 Xét nghiệm máu

Khi bị nhiễm vi khuẩn Hp, cơ thể sẽ sinh ra đáp ứng miễn dịch bằng cách sản xuất ra kháng thể đặc hiệu với Hp. Loại kháng thể này tồn tại trong máu và vì thế việc xét nghiệm máu sẽ phát hiện được vi khuẩn Hp.

Phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện, người bệnh có thể làm ở bất kỳ cơ sở y tế nào. Tuy nhiên, test Hp bằng phương pháp này có thể cho kết quả dương tính giả bởi một số trường hợp người bệnh đã điều trị khỏi vi khuẩn Hp nhưng kháng thể vẫn còn tồn tại trong máu. Hoặc vi khuẩn có thể ẩn náu trong một số bộ phận kháng như ruột, khoang miệng, xoang nhưng không gây bệnh.

6. Phương pháp điều trị khi bị nhiễm vi khuẩn H pylori là gì?

Giống như đa số các loại vi khuẩn khác, vi khuẩn Hp có thể bị tiêu diệt bằng kháng sinh. Bằng cách tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh có thể loại bỏ được loại vi khuẩn trên.

Thông thường, một phác đồ triệu trị Hp sẽ gồm ít nhất 1 loại thuốc giảm tiết axit ở dạ dày và ít nhất 2 loại thuốc kháng sinh. Một số loại kháng sinh thường được chỉ định là Metronidazole, Levofloxacin, Clarithromycin, Amoxicillin,…

Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ kháng thuốc của loại vi khuẩn này ngày càng tăng. Tỷ lệ thành công chỉ đạt khoảng 50% ở phác đồ điều trị đầu tiên. Điều này gây khó khăn và tốn nhiều thời gian cho việc điều trị bệnh.

7. Biện pháp phòng bệnh

Dựa theo con đường lây nhiễm của vi khuẩn Hp, bạn có thể chủ động phòng tránh cho bản thân và gia đình bằng các biện pháp dưới đây:

– Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh và trước khi cầm nắm thức ăn.

– Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân như bàn chải đánh răng, bát, đũa,… với người bị nhiễm Hp.

– Vệ sinh nhà cửa, diệt côn trùng (gián, ruồi, chuột,..) thường xuyên để phòng tránh vi khuẩn lây lan.

– Không nên ăn thức ăn ngoài vỉa hè, đồ ăn sống, không đảm bảo vệ sinh,..

– Khi bạn bị nhiễm vi khuẩn Hp tuyệt đối không hôn hay dùng miệng nhai mớm thức ăn cho trẻ để tránh tình trạng lây nhiễm chéo.

Hiểu biết được vi khuẩn H pylori là gì giúp người bệnh chủ động hơn trong việc phòng bệnh, chăm sóc sức khoẻ, thăm khám và điều trị. Việc điều trị các bệnh về dạ dày do vi khuẩn Hp cần được thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên môn.