Tại sao ngâm dấm tỏi lại bị xanh

Theo chuyên gia, đây là sự chuyển hóa tự nhiên do thành phần có trong tỏi và không mang lại nguy hiểm cho người dùng.

Tại các cửa hàng phở, bán đồ ăn, không khó để thực khách bắt gặp hình ảnh những lọ giấm được ngâm cùng tỏi, ớt nhưng có màu xanh lá cây khá bất thường. Hình ảnh này phần nào khiến người ăn e ngại, không dám sử dụng.

Theo chuyên gia, hiện tượng này hoàn toàn bình thường khi xét về mặt lý thuyết. Màu xanh của giấm tỏi cũng không mang lại lợi ích hay nguy hại nào đối với cơ thể con người.

Không nguy hiểm

Trao đổi với Zing, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội, nhận định tỏi là thực phẩm có mùi thơm dễ chịu, vị ngon nên thường được ngâm cùng giấm và ớt trong các nhà hàng ăn hay bữa cơm gia đình.

Tuy nhiên, trong quá trình ngâm, các thành phần này luôn có sự chuyển hóa chất, nhất là ở điều kiện bảo quản không tốt, oxy xâm nhập.

“Bản thân trong củ tỏi, dù không nhiều, có tồn tại diệp lục tố mang tên chlorophyll. Không giống màu của tỏi, chất này có màu xanh và chỉ xuất hiện khi có sự thay đổi trong môi trường”, vị chuyên gia giải thích.

Tại sao ngâm dấm tỏi lại bị xanh

Giấm tỏi chuyển màu xanh là hiện tượng hoàn toàn bình thường và không độc hại. Ảnh minh họa: daydaynews.

Thông thường, do nồng độ axit của giấm rất cao, tỏi cũng như hỗn hợp ngâm sẽ không có màu xanh. Tuy nhiên, sau một thời gian nhất định cùng điều kiện bảo quản không tốt, lọ giấm tỏi ớt bị mở ra liên tục, tình trạng bay hơi khiến hỗn hợp này chuyển màu xanh ngà.

PGS Thịnh nói thêm: “Lúc này, tính axit của giấm sẽ giảm đi. Điều này kéo theo tính kiềm tăng lên. Đến một ngưỡng nhất định, lọ giấm tỏi của chúng ta sẽ xuất hiện xanh”.

Về mặt lý thuyết, tính axit và kiềm luôn đối nghịch nhau. Trong khi đó, tính kiềm càng tăng, màu xanh từ chlorophyll của tỏi lại có điều kiện để xuất hiện nhiều hơn.

Tuy nhiên, vị chuyên gia khẳng định màu xanh này không độc hại. Chúng cũng không mang lại tác dụng nào khác cho con người, dù tốt hay xấu.

Bảo quản tốt để tránh giấm tỏi chuyển màu

“Không chỉ tỏi, hầu hết thực vật đều có diệp lục tố. Đây cũng là thứ khiến chúng có màu xanh. Tuy nhiên, mầm tỏi, hành mọc từ bên trong củ nên khiến chúng ta khó nhận biết. Chlorophyll trong các loại gia vị này cũng rất ít”, PGS Nguyễn Duy Thịnh nói.

Dù không mang đến nguy hại cho cơ thể, giấm hay mắm tỏi chuyển màu xanh tạo cho người ăn cảm giác bất thường và không yên tâm. Do đó, vị chuyên gia khuyến cáo người dân vẫn nên lưu ý và bảo quản các sản phẩm này tốt hơn, tránh tình trạng chuyển màu.

Tại sao ngâm dấm tỏi lại bị xanh

Giấm tỏi nên được đậy kín, tránh bay hơi làm nồng độ axit giảm khiến màu xanh xuất hiện. Ảnh minh họa: Todayshow.

Cụ thể, giải pháp cho tình huống này là các lọ giấm tỏi cần được đậy kín, tránh bay hơi, qua đó giúp tính axit không bị giảm đi - điều kiện để diệp lục tố xuất hiện.

Với các nhà hàng, việc làm này thực tế khá khó khăn vì số lượng khách ra vào đông. Cách duy nhất để bảo quản là nhân viên cần nhắc nhở khách hoặc chủ động đóng kín nắp khi dọn dẹp.

Ngoài ra, PGS Thịnh cho biết thêm hiện tượng tỏi mọc mầm vẫn có thể sử dụng được và không mang lại nguy hiểm cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, loại gia vị này khi đó sẽ không còn đảm bảo được sự thơm ngon nữa bởi củ đã bị óp lại, dinh dưỡng được chuyển vào mầm nuôi cây.

Ông cũng gợi ý cách tốt nhất để bảo quản tỏi hay hành, gừng là giữ các loại gia vị này luôn khô ráo từ việc phơi ngoài trời nắng. Nếu điều kiện thời tiết nồm ẩm, người dân có thể bảo quản tỏi trong các loại rổ, túi thoáng khí, nơi khô ráo.

Theo các chuyên gia, tỏi ngâm trong môi trường axit sẽ kích thích các thành phần dược lý trong loại củ này. Tỏi ngâm giấm có tác dụng phòng ngừa bệnh tim mạch, giúp giảm cholesterol, ngăn ngừa xơ cứng động mạch, xuất huyết não...

Một nghiên cứu đã chỉ ra, người thường xuyên ăn tỏi có tỷ lệ bị ung thư da, ung thư dạ dày thấp hơn 60% so với người không ăn. Bên cạnh đó, tỏi còn giúp giảm đau khớp, làm chậm chậm quá trình lão hóa.

Tỏi ngâm giấm chuyển sang màu xanh trên thực tế không phải hiện tượng hiếm gặp. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này thường là do tỏi vẫn còn non. Do đó, bạn có thể ăn tỏi ngâm giấm chuyển xanh mà không lo ngộ độc, tuy nhiên, hương vị cũng như khả năng hỗ trợ chữa bệnh sẽ bị giảm đi so với tỏi già và ngâm đúng cách.

Tại sao ngâm dấm tỏi lại bị xanh

Tỏi ngâm giấm chuyển màu xanh là hiện tượng không hiếm gặp, mọi người có thể ăn mà không lo ngộ độc (Ảnh minh họa)

Cách làm tỏi ngâm giấm không bị xanh

- Chọn mua tỏi già, bóc sạch vỏ áo phía ngoài củ tỏi, rửa sạch rồi cho vào âu nước sôi già pha muối loãng ngâm khoảng 10 phút.

- Vớt tỏi ra, để ráo nước. Cho tỏi và ớt vào lọ sạch, tiếp theo cho giấm vào sao cho ngập ớt và tỏi.

- Tỏi ngâm giấm có thể sử dụng sau 1 tuần. Lưu ý, việc ngâm tỏi vào nước muối loãng sẽ giúp tỏi ngâm được giòn, trắng hơn.

Cần lưu ý gì khi ăn tỏi?

- Không ăn tỏi khi đói hoặc chỉ ăn tỏi mà không kèm các loại thực phẩm khác. Chất allicin trong tỏi dễ khiến tính kháng sinh phát tác gây nóng dạ dày, lâu dài có thể dẫn tới loét dạ dày.

- Không nên ăn quá nhiều, mỗi ngày chỉ nên dùng không quá 10g. Tỏi có vị cay, ăn nhiều sẽ làm mất cân bằng môi trường trong dạ dày, dễ dẫn tới chán ăn, mệt mỏi, thậm chí ảnh hưởng đến thận.

- Người mắc bệnh gan không nên ăn nhiều tỏi vì loại củ này có vị cay, tính nóng, gây kích thích mạnh. Người bệnh gan ăn tỏi sẽ càng nóng hơn và gây tổn thương gan nhiều hơn.

- Không ăn tỏi khi bị đi tả vì chất allicin sẽ kích thích thành ruột gây nghẽn mạch máu, phù nề làm bệnh thêm nặng.

Tại sao ngâm dấm tỏi lại bị xanh
Nên chọn tỏi già để khi ngâm tỏi không bị chuyển sang màu xanh. Ảnh minh họa.

Trong một nghiên cứu khác đã chỉ ra những người thường xuyên ăn tỏi tỷ lệ bị ung thư da và ung thư dạ dày thấp hơn 60% so với những người không thường xuyên ăn tỏi. Tỏi cũng có tác dụng giảm viêm đau khớp, làm chậm quá trình lão hóa giúp trẻ lâu.

Việc tỏi ngâm dấm rất hay bị chuyển sang màu xanh theo các chuyên gia điều này hoàn toàn bình thường. Nguyên nhân dẫn đến tỏi chuyển màu xanh là do tỏi đang còn non. Vì vậy, bạn có thể ăn tỏi ngâm dấm màu xanh mà không lo bị độc. Tuy nhiên, chất lượng hỗ trợ chữa bệnh sẽ bị giảm đi so với tỏi già và ngâm đúng cách.

Được biết, tỏi ngâm dấm là món ăn được dùng từ rất lâu đời nhưng chưa có ca ngộ độc nào được nghi nhận.

Cách làm tỏi ngâm dấm không bị xanh- Tỏi bóc sạch vỏ áo phía ngoài, rửa sạch rồi cho vào âu nước sôi già có muối loãng ngâm khoảng 10 phút.-  Vớt tỏi ra, để ráo nước. Cho tỏi và ớt vào lọ sạch, tiếp theo cho dấm vào sao cho ngập ớt và tỏi.

- Sau 1 tuần là bạn đã có thể dùng được. Lưu ý việc ngâm tỏi vào nước muối loãng sẽ giúp tỏi ngâm được giòn, trắng hơn.

Tỏi ngâm mà món ăn kèm lý tưởng của các món bún phở,… chúng giúp kích thích vị giác và làm món ăn trở nên ngon miệng hơn. Cách ngâm tỏi cũng rất đơn giản nhưng nếu không thực hiện đúng cách rất đễ làm tỏi bị xanh, làm giảm tác dụng của món ăn. Qua bài viết này, tapchinhabep.net sẽ chia sẻ đến bạn đọc cách ngâm tỏi không bị xanh và cách chữa tỏi bị xanh nếu chẳng may bị. 

Trước khi bước vào cách làm tỏi ngâm không bị xanh cần những nguyên liệu và dụng cụ sau:

  • Tỏi: 100 g
  • Ớt tươi: 500 g
  • Giấm gạo: 500 ml
  • Muối tinh: 1 muỗng cà phê
  • Đường: 10g
  • Lọ thủy tinh

Tại sao ngâm dấm tỏi lại bị xanh

Lưu ý chọn nguyên liệu để thực hiện cách ngâm tỏi chua không bị xanh

Khi chuẩn bị nguyên liệu cần chú ý một vài điểm sau để làm tỏi ngâm giấm không bị xanh:

Nguyên nhân khiến tỏi ngâm giấm bị xanh là do tỏi còn non vì vậy trong khâu mua nguyên liệu bạn cần lưu ý cách chọn tỏi phải là loại già. Bạn nên mua tỏi ta (tỏi Việt Nam) thay vì tỏi Trung Quốc sẽ đảm bảo an toàn mà chất lượng tỏi cũng thơm ngon hơn.

Ớt bạn có thể dùng ớt xanh hay đỏ tùy thích nhưng chỉ chọn những quả còn tươi, chưa rụng cuống, không bị mềm nhũn hay đã bị héo. Cũng không nên chọn quả quá to sẽ lâu ngấm chua.

Tại sao ngâm dấm tỏi lại bị xanh

Bạn cần dùng muối tinh, sạch để làm tỏi ngâm giấm không bị xanh, không nổi váng và giữ được lâu.

Giấm cũng phải là loại giấm có chất lượng tốt nhất, nên chọn giấm trắng cho món tỏi ngâm giấm được trắng giòn, chua ngon. Không được dùng các chất axit khác thay thế giấm sẽ rất có hại cho cơ thể.

Ngoài ra, bạn còn cần chuẩn bị lọ thủy tinh sạch, tráng qua nước sôi, để thật khô rồi mới cho tỏi ớt vào ngâm. Tiệt trùng lọ cẩn thận như vậy món tỏi ngâm giấm sẽ không bị nổi váng, giữ được lâu.

Tại sao ngâm dấm tỏi lại bị xanh

Bạn đọc nhớ chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu để cách làm tỏi ngâm giấm ớt không bị xanh dưới đây đạt hiệu quả nhất nhé!

Cách ngâm tỏi không bị xanh

Sau khi chuẩn bị tốt nguyên liệu, bạn có thể bắt tay vào cách ngâm tỏi không bị xanh rồi. Thực hiện cách làm giấm tỏi này chắc chắn bạn sẽ có ngay món ớt tỏi ngâm giấm vừa chua ngon vừa không bị xanh.

Sơ chế nguyên liệu để ngâm giấm tỏi ớt
  1. Tỏi bóc vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng, ngâm trong nước sôi già để nguội có pha chút muối trong khoảng 10 phút. Sau đó vớt tỏi ra để ráo. Bước ngâm này sẽ làm tỏi trắng hơn.
  2. Ớt bỏ cuống, rửa sạch, để ráo nước. Mang bao tay vào rồi thái ớt thành lát mỏng, bỏ hạt. Ở khâu này bạn cần phải cẩn thận để không bị bỏng ớt.

Tại sao ngâm dấm tỏi lại bị xanh

Cách làm giấm tỏi ớt không bị xanh

  1. Làm nước giấm ngâm tỏi ớt: Cho nước lọc, giấm, đường, muối vào nồi đun sôi khoảng vài phút, khuấy cho đường và muối tan hoàn toàn rồi để thật nguội.
  2. Cho tỏi ớt vào lọ thủy tinh đã chuẩn bị sẵn. Đổ nước giấm vào sao cho tỏi ớt ngập hoàn toàn trong nước. Đậy kín lọ rồi để nơi thoáng mát.
  3. Sau khoảng 2 – 3 ngày, món tỏi ngâm giấm đã có thể dùng.

Tại sao ngâm dấm tỏi lại bị xanh

Bạn có thể gia giảm lượng giấm, đường để có được vị chua ngọt vừa ý nhé! Ngoài ra bạn có thể giữ nguyên tỏi ớt mà không cắt lát nhưng thời gian chờ giấm tỏi ớt chua sẽ lâu hơn. Làm tỏi ngâm giấm thành công là khi nước giấm trong veo, không bị nổi váng đục, tỏi trắng đẹp, không bị xanh và chua giòn, có mùi thơm đặc trưng.

Nếu chúng ta ngâm giấm nhưng bị xanh thì nên làm sao? Có gây hại không và liệu có dùng được không? Hãy cùng tìm hiểu tiếp nhé!

Tại sao ngâm dấm tỏi lại bị xanh

 Tỏi ngâm giấm bị xanh có hại không?

Khi tỏi ngâm giấm bị chuyển xanh chị em cũng đừng vội đem đi đổ cả hũ!

Nhiều chị em thực hiện không thành công làm tỏi ngâm giấm bị xanh và không biết xử lí như thế nào? Có độc không? Có ăn được không hay phải bỏ đi?

Các chuyên gia cho rằng việc tỏi ngâm dấm bị chuyển xanh là rất bình thường, vẫn dùng được, chỉ là tác dụng của tỏi sẽ giảm đi ít nhiều. Vì vậy bạn vẫn nên thực hiện cách làm tỏi ngâm giấm không bị xanh của tapchinhabep.net đảm bảo món ăn vừa đẹp về hình thức, đúng hương vị lại đạt hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe.

Tại sao ngâm dấm tỏi lại bị xanh

Cách chữa tỏi ngâm bị xanh 

Như các bạn biết đấy,  tỏi ngâm giấm bị chuyển màu xanh không hề độc hại, chỉ giảm đi ít nhiều tác dụng từ nó. Vì vậy, nếu lỡ tỏi ngâm dấm bị xanh rồi thì chúng ta cũng không cần phải chữa cho tỏi ngâm hết xanh đâu nha!

Tại sao ngâm dấm tỏi lại bị xanh

Chúc bạn đọc thành công với chia sẻ về cách làm tỏi ngâm giấm không xanh trên để món ăn đi kèm này có thể phát huy tối đa tác dụng của nó nhé!

>>> Uống tỏi ngâm mật ong vào lúc nào? Tỏi ngâm mật ong có tác dụng gì? 

_Lạ_