Tại sao phải kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh

25 năm qua, quá trình CNH-HĐH mạnh mẽ đã thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đến với Bình Dương, kinh tế-xã hội tiếp tục phát triển, quốc phòng, an ninh không ngừng được cũng cố tăng cường bền vững, đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao, là địa phương thuộc nhóm dẫn đầu của cả nước trong sự nghiệp đổi mới.

Kinh tế-xã hội tăng trưởng mạnh, quốc phòng, an ninh được giữ vững

Trong 25 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bình Dương luôn ra sức phấn đấu, xây dựng tỉnh thành địa bàn giàu về kinh tế, vững mạnh về chính trị, mạnh về quốc phòng, an ninh, ổn định địa bàn. Nhờ đó, trong thực hiện nhiệm vụ kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh đã đạt được những kết quả nổi bật.

-Về công nghiệp, xây dựng: Kế thừa tỉnh Sông Bé, năm 1997, trên địa bàn Bình Dương có 7 khu công nghiệp, với diện tích hơn 1.600ha, 2.869 cơ sở sản xuất công nghiệp, với 22 doanh nghiệp Nhà nước, 2 hợp tác xã, 200 doanh nghiệp tư nhân, 98 công ty TNHH và công ty cổ phần, 63 doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và 2.478 hộ cá thể và tổ sản xuất. Năm 1997, GRDP của tỉnh đạt 2.884,2 tỷ đồng. Với chính sách mời gọi “trải chiếu hoa đón các nhà đầu tư”, đến năm 2020 toàn tỉnh có 29 khu công nghiệp, trong đó có 27 khu đi vào hoạt động với diện tích 12.670ha, với 8.964 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, tạo việc làm cho hơn 997.000 lao động, có 6.009 cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể với hơn 12.960 lao động. Năm 2021, GRDP của tỉnh đạt 408.800 tỷ đồng.

Giai đoạn 1997-2000, sản xuất công nghiệp là ngành kinh tế trọng yếu của tỉnh lúc bấy giờ. Công nghiệp thực sự trở thành động lực thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng. Trong giai đoạn này, sản xuất công nghiệp luôn đạt tốc độ tăng gấp 2 lần mức chung của cả nước và cao hơn của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, bình quân giai đoạn 1997-2000, tăng 36,4%/năm. Giai đoạn 2001-2005, giá trị sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm tăng 35,6%/năm. Giai đoạn 2006-2010, giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 19,7%/năm. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) thời kỳ 2011-2021 tăng bình quân 9,4%/năm. Hoạt động xây dựng năm 1997 đạt 363 tỷ đồng đến năm 2021 đạt 27.846 tỷ đồng, tăng gấp 76,71 lần so với năm 1997. Giai đoạn 1997-2021, bình quân giá trị sản xuất ngành xây dựng tăng 19,82%/năm.

Việc phát triển công nghiệp và thu hút đầu tư là một thành công giúp Bình Dương từ một tỉnh nghèo trở thành thủ phủ công nghiệp của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Tại sao phải kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh
Tại sao phải kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh
Tại sao phải kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh
Tại sao phải kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh
Tại sao phải kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh
Tự vệ các doanh nghiệp phối hợp tuần tra bảo vệ nhà máy, xí nghiệp.

-Về tài chính, tiền tệ: Tổng thu ngân sách địa phương năm 1997 đạt 817 tỷ đồng, đến năm 2021 đạt 61.200 tỷ đồng, tăng gấp 74,9 lần so với năm 1997. Giai đoạn 1997-2021 thu ngân sách đạt 549.348 tỷ đồng, bình quân hàng năm tăng 19,76%/năm (trong giai đoạn 2001-2010 có tốc độ tăng bình quân cao nhất là 28,79%/năm). Thu nội địa chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách, giai đoạn 1997-2021 đạt 386.628 tỷ đồng, chiếm 70,4% tổng thu, thu thuế xuất nhập khẩu đạt 162.720 tỷ đồng, chiếm 29,6%. Bình quân giai đoạn 1997-2021, thu ngân sách nhà nước địa phương đạt được tốc độ tăng cao, bình quân tăng 19,76%/năm, trong đó: Thu nội địa tăng bình quân 18,56%/năm; thu thuế xuất nhập khẩu tăng 25,12%/năm.

-Về thương mại, dịch vụ, xuất nhập khẩu: Số cơ sở kinh doanh ngành thương mại, dịch vụ phát triển khá mạnh, từ 11.410 cơ sở năm 1997 tăng lên 128.441 cơ sở năm 2021 (tăng gấp 11,25 lần so với năm 1997). Đến nay, toàn tỉnh đã có 100 chợ, 11 siêu thị, 7 trung tâm thương mại đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Ước tính năm 2021 tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 231.578 tỷ đồng, tăng 228.536 tỷ đồng so với năm 1997 (tăng gấp 76,12 lần so với năm 1997). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giai đoạn 1997-2021 tăng bình quân 19,39%/năm. Trị giá xuất khẩu hàng hóa của tỉnh Bình Dương năm 1997 đạt 363 triệu USD, đến năm 2021 đạt 32.512 triệu USD, tăng 32.149 triệu USD (tăng gấp 89,56 lần so với năm 1997). Giai đoạn 1997-2021 tăng bình quân 22,27%/năm. Trong đó, khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng góp 80% trị giá xuất khẩu của tỉnh, bình quân tăng 26,81%/năm. Xuất khẩu tăng ở hầu hết các thị trường trên thế giới và đã xuất khẩu hàng hóa đến 230 quốc gia, vùng, lãnh thổ.

-Về nông, lâm nghiệp và thủy sản: Chiếm 3,1% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Tuy trong cơ cấu chiếm tỷ trọng thấp, nhưng đây là ngành luôn giữ được tốc độ tăng trưởng ổn định qua các năm, giai đoạn 1997-2021 bình quân tăng 2,93%/năm. Nông nghiệp tăng 3,1%/năm, lâm nghiệp tăng 2,03%/năm, ngành thủy sản tăng 10,73%/năm. Quy mô giá trị sản xuất tăng dần, từ 1.424 tỷ đồng năm 1997 tăng lên 23.949 tỷ đồng năm 2021 (tăng gấp 16,81 lần năm 1997). Ngành chăn nuôi chuyển đổi mạnh mẽ từ chăn nuôi hộ gia đình sang chăn nuôi quy mô trang trại ứng dụng công nghệ cao, tăng dần từ 219 tỷ đồng năm 1997, lên 24.189 tỷ đồng năm 2021, tăng 23.970 tỷ đồng so với năm 1997, chiếm tỷ trọng 56,2%. Cây công nghiệp lâu năm được xem là loại cây trồng chủ lực của tỉnh, bình quân giá trị sản xuất cây công nghiệp lâu năm chiếm tỷ lệ gần 90% tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt, chiếm 43% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Trong đó, cây cao su chiếm tỷ trọng lớn (95%) trong tổng diện tích cây công nghiệp lâu năm.

-Về giao thông, vận tải: Hạ tầng giao thông đến nay, tỉnh có trên 7.421km đường giao thông, trong đó có 3 tuyến quốc lộ gồm: Quốc lộ 1A, 1K và 13 dài 77km. Các trục giao thông được triển khai thực hiện như: Mỹ Phước - Tân Vạn - Bàu Bàng, Bàu Bàng - Phú Giáo - Bắc Tân Uyên, nâng cấp mở rộng Quốc lộ 13, nâng cấp mở rộng đường ĐT743A, ĐT743B, đầu tư mới đường Thủ Biên - Đất Cuốc... Các tuyến đường này vừa làm nhiệm vụ phát triển giao thông - vận tải phục vụ phát triển công nghiệp, vừa kết nối các đô thị vệ tinh xung quanh Thành phố mới Bình Dương. Hoạt động vận tải phát triển với nhiều loại hình, đặc biệt đã đưa vào sử dụng hệ thống xe buýt nhanh công cộng kết nối TP Thủ Dầu Một và đô thị mới Bình Dương theo phương thức văn minh, hiện đại. Khối lượng hành khách luân chuyển năm 2021 đạt 3.259 triệu người.km, gấp 37,89 lần so năm 1997 (86 triệu người.km), bình quân giai đoạn 1997-2021 tăng 15,6%/năm. Khối lượng hàng hóa luân chuyển năm 2021 đạt 8.580 triệu tấn.km, gấp 153,2 lần so năm 1997 (56 triệu tấn.km), bình quân giai đoạn 1997-2021 tăng 22,3%/năm.

Tại sao phải kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh
Tại sao phải kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh
Tại sao phải kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh
Tại sao phải kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh
Tại sao phải kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh
Kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đã có sự phát triển vượt bậc sau 25 năm tách ra từ tỉnh Sông Bé.

-Về bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, internet: Được đầu tư mở rộng hiện đại, chất lượng cao, nhiều đề án, dự án ứng dụng CNTT được áp dụng cho chỉ huy điều hành của LLVT tỉnh, chú trọng phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước và phục vụ nhân dân. Tổng số thuê bao điện thoại từ 18,5 nghìn năm 1997 tăng lên 4.211 nghìn năm 2021, bình quân giai đoạn 1997-2021 tăng 25,37%/năm.

-Về hoạt động y tế: Chất lượng khám, chữa bệnh được nâng cao, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế được quan tâm, mở rộng quy mô các bệnh viện hiện có, phòng khám quân – dân y, trang bị thêm phương tiện kỹ thuật đầu tư hiện đại. Năm 2020, các cơ sở y tế toàn tỉnh đã có 5.457 giường bệnh, tăng 42,8% so với năm 2011. Số giường bệnh bình quân trên 1 vạn dân tăng từ 19,1 giường năm 2011 lên 21,3 giường năm 2020. Năm 2020, ngành y tế có 1.890 bác sĩ, tăng 2,3 lần so với năm 2011, 1.486 y sĩ, tăng 2,3 lần so với năm 2011, 3.883 y tá và nữ hộ sinh, tăng 2,8 lần so với năm 2011. Số bác sĩ bình quân 1 vạn dân tăng từ 6,8 người năm 2011 lên 7,5 người năm 2020.

-Về giáo dục - đào tạo: 25 năm qua, ngành giáo dục đào tạo dù gặp không ít khó khăn nhưng vẫn có những bước tiến vững chắc và đạt được những thành tựu quan trọng: Quy mô trường, lớp đạt chuẩn, đáp ứng yêu cầu dạy và học. Năm 1997 toàn ngành chỉ có 157.737 học sinh các cấp học, 11.441 cán bộ công nhân viên chức, 2.819 phòng học (trong đó chỉ có 258 phòng học lầu). Đến nay, 100% (91/91) xã, phường, thị trấn có trường mầm non, bậc tiểu học, 73/91 xã, phường có trường trung học cơ sở (80,21%), 100% huyện, thị xã, thành phố có trường THPT. Toàn ngành có 719 trường, trung tâm với hơn 490.000 học sinh, học viên với 79,95% trường công lập được lầu hóa. Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh có 8 trường đại học, 122 trung tâm ngoại ngữ, tin học, 8 cơ sở hoạt động giáo dục kỹ năng sống và 4 trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập. Chất lượng dạy học ngày càng được khẳng định, đặc biệt trong 3 năm gần đây chất lượng thi tốt nghiệp luôn ở mức cao so với cả nước.

-Về hoạt động khoa học, công nghệ và đối ngoại: Luôn được chú trọng, nhất là nghiên cứu các đề tài khoa học phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH, nông nghiệp, nông thôn, xây dựng thành phố thông minh và phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh. Đến nay, Bình Dương được công nhận là thành viên Hiệp hội Đô thị khoa học thế giới (WTA) và Cộng đồng thành phố thông minh thế giới (ICF). Công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế được quan tâm đúng mức, bằng việc trải thảm đỏ và cải tạo môi trường đầu tư. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có trên 3.000 doanh nghiệp nước ngoài của hơn 60 nước và vùng lãnh thổ đang hoạt động trên địa bàn.

-Về Văn hóa, du lịch, thể dục - thể thao: Phát triển khá toàn diện. Các thiết chế văn hóa, thể thao được quan tâm đầu tư theo từng cụm xã, phường, thị trấn; du lịch phát triển nhanh, giai đoạn 1997-2021 tăng 24,57% về doanh thu và 14,17% về lượng khách.

-Về An sinh xã hội: Đã có nhiều chuyển biến quan trọng, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện và nâng lên rõ rệt, năm 2017, Bình Dương đã được công nhận là tỉnh đầu tiên trong cả nước không còn hộ nghèo theo chuẩn của Trung ương. An sinh xã hội đã thu hút được 86 dự án phát triển nhà ở xã hội, với diện tích sử dụng đất khoảng 199,7ha, tương đương 3,9 triệu m² sàn 79 xây dựng, đáp ứng được gần 300.000 người dân. Công tác dạy nghề năm 1997 có 17.000 lao động được giải quyết việc làm, tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2010 đạt 60%, năm 2020, giải quyết việc làm mới cho 45.000 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 80%, đến năm 2021 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 80,5%. Chính sách quân đội và hậu phương quân đội, giải quyết trên 26.000 trường hợp, xây dựng 69 căn “nhà tình nghĩa quân dân”, 91 căn “nhà tình nghĩa” cho các đối tượng chính sách, trong đó có 39 căn cho cựu chiến binh tỉnh Lào Cai, cung cấp thông tin liệt sĩ cho 868 thân nhân, tìm kiếm, quy tập được 4.615 hài cốt liệt sĩ, thăm hỏi tặng quà 72.766 lượt với số tiền gần 70 tỷ đồng.

-Về công tác bảo vệ môi trường: Được thực hiện quyết liệt và đồng bộ, mức độ ô nhiễm môi trường đã được kiềm chế, chất lượng môi trường sống được cải thiện. Năm 1997, tỷ lệ dân số thành thị sử dụng nước sạch đạt 24,8%, đến năm 2021, thì tỷ lệ dân cư đô thị sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh đạt 99,62%, tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%, tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý đạt 98,2%.

Tại sao phải kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh
Tại sao phải kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh
Tại sao phải kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh
Tại sao phải kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh
Tại sao phải kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh
Bình Dương là một điểm sáng trong thực hiện xây dựng lực lượng tự vệ trong doanh nghiệp.

-Về quốc phòng, an ninh: Lực lượng vũ trang tỉnh Bình Dương tiếp tục đột phá xây dựng theo hướng tinh, gọn, mạnh, vững mạnh về chính trị tư tưởng, đạo đức, tổ chức, huấn luyện, khả năng sẵn sàng chiến đấu cao. Với quan điểm bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, an ninh chủ động, thế trận quân sự rộng khắp, lực lượng vũ trang đã tham mưu tỉnh đầu tư kinh phí xây dựng các công trình quốc phòng, xây dựng thế trận khu vực phòng thủ, xây dựng các mô hình mới phù hợp, sát với thực tiễn địa phương đặt ra, bảo đảm sẵn sàng chuyển địa phương từ thời bình sang thời chiến khi có tình huống xảy ra.

Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ có trình độ Cao đẳng, Đại học và sau Đại học tăng 80,28% so với năm 1997. Chất lượng thanh niên nhập ngũ năm sau cao hơn năm trước, từ năm 1998 đến năm 2022, công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ đạt 100% chi tiêu, tỷ lệ đảng viên đạt từ 2,94% đến 5,33%. Lực lượng Dự bị động viên được xây dựng theo hướng vững mạnh, bảo đảm chất lượng chính trị và độ tin cậy cao, lực lượng dân quân tự vệ được củng cố, phù hợp với dân số và nhiệm vụ được giao, chất lượng hàng năm được nâng lên, đạt 1,2% so với dân số, tỷ lệ đảng viên trong dân quân tự vệ là 27,79%.

Tỉnh thành lập 37 đơn vị tự vệ trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đưa vào hoạt động 4 chốt dân quân thường trực, 46 đội tự vệ trong khu công nghiệp, doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài và 1.498 quân nhân dự bị là lực lượng chính trị nòng cốt đang làm việc trong nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn. Đồng thời, xây dựng được 52 doanh nghiệp có năng lực sản xuất, sẵn sàng sửa chữa vũ khí, trang bị quốc phòng để sẵn sàng động viên khi có chiến tranh.

Kiên định phát triển kinh tế - xã hội kết hợp tăng cường quốc phòng, an ninh

Qua 25 năm xây dựng và phát triển, đến nay tỉnh Bình Dương đã đạt nhiều kết quả quan trọng về kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học công nghệ, quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Đây vừa là mục tiêu vừa là động lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh nhà, không ngừng ra sức phấn đấu để Bình Dương không ngừng phát triển. Nhận thức về mối quan hệ giữa kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh đã có sự đoàn kết và nhất trí cao trong phối hợp tổ chức thực hiện nhiệm vụ.

Tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta đứng trước những thuận lợi và cơ hội lớn. Chúng ta phải thực hiện tập trung vào một số giải pháp sau:

Một là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, trực tiếp là sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương và chỉ huy các cấp trong quân đội. Đây là giải pháp có ý nghĩa quyết định, bảo đảm cho hoạt động kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh được tiến hành đúng định hướng và đạt hiệu quả cao. Đối với, cấp ủy các cấp cần tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”.

Trước hết, các sở, ban, ngành, cấp ủy, cơ quan quân sự các cấp phải làm đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và Nghị quyết số 119/2004/NQ-CP ngày 15-11-2004 của Chính phủ về công tác quân sự ở các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ và các địa phương. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện tốt quy hoạch, kế hoạch kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh ở các ngành, địa phương. Đổi mới phương pháp quản lý, điều hành của chính quyền các cấp từ khâu lập quy hoạch, kế hoạch đến công tác nắm tình hình, thu thập, xử lý thông tin, định hướng hoạt động, tổ chức hướng dẫn và thanh tra, kiểm tra ở mọi khâu, mọi bước của quá trình thực hiện, kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh.

Tại sao phải kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh
Tại sao phải kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh
Tại sao phải kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh
Tại sao phải kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh
Tại sao phải kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh
Huấn luyện cho lực lượng tự vệ các doanh nghiệp.

Hai là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về quan điểm, chủ trương kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh của Đảng ta. Đây là giải pháp quan trọng, nhằm định hướng, thống nhất nhận thức, tư tưởng, trách nhiệm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trong thực hiện. Thực tế cho thấy, nhận thức của các tầng lớp nhân dân, kể cả một số cán bộ, đảng viên về vấn đề này còn chưa đầy đủ, thống nhất. Vì vậy, nội dung tuyên truyền, giáo dục phải làm rõ quan điểm, đường lối của Đảng ta và yêu cầu, sự cần thiết phải kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh.

Mặt khác, làm rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch và phần tử cơ hội lợi dụng một số hạn chế trong thực hiện kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh để xuyên tạc, để mỗi người thấy rõ ý nghĩa tầm quan trọng, sự tất yếu khách quan của việc kết hợp này, nhất là hiệu quả toàn diện về kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh từ hoạt động tham gia lao động sản xuất, xây dựng kinh tế của quân đội, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội.

Ba là, tiếp tục đổi mới công tác quy hoạch, kế hoạch hóa, bảo đảm mỗi bước phát triển kinh tế - xã hội là một bước tăng cường quốc phòng, an ninh. Để làm được điều này, cần nghiên cứu, khảo sát, xác định rõ các nguồn lực, kể cả nguồn lực từ các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước để xây dựng kế hoạch, nội dung, hình thức kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh phù hợp trong từng lĩnh vực hoạt động, ở từng khu vực phòng thủ.

Cần xác định rõ cơ chế, trách nhiệm trong việc phối hợp thẩm định các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của các cấp, các ngành, tăng cường phối hợp, thực hiện tốt cơ chế trao đổi, cung cấp thông tin để nâng cao hiệu quả và bảo đảm việc kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh được tiến hành ngay từ khâu xây dựng chiến lược, quy hoạch vùng lãnh thổ, quy hoạch các ngành, lĩnh vực đến các kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn, trong từng công trình, dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

Tại sao phải kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh
Tại sao phải kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh
Tại sao phải kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh
Tại sao phải kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh
Tại sao phải kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh
Phối hợp các lực lượng hành quân tuần tra trên các trục giao thông của khu công nghiệp địa bàn tỉnh Bình Dương.

Bốn là, xây dựng cấp ủy, tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên trong quân đội và công an tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân, kiên định với mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng, bảo đảm chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu cao, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong mọi tình huống.

Năm là, nghiên cứu dự báo tốt tình hình để xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh có hiệu quả và phù hợp. Đồng thời, tiếp tục đổi mới tư duy về xây dựng nền quốc phòng toàn dân và nền an ninh nhân dân trong điều kiện xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chiến tranh công nghệ cao. Cùng với đó, tiếp tục xây dựng tiềm lực quốc phòng kết hợp với phát triển kinh tế, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện tốt Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển.

Việc kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị và nhân dân tỉnh Bình Dương trong thời gian tới. Vì vậy, tổ chức triển khai quyết liệt các giải pháp nêu trên, thực sự chặt chẽ, hiệu quả, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025.

Đại tá NGUYỄN HOÀNG MINH, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Bình Dương