Tại sao người cao tuổi hay bị huyết áp cao

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Đỗ Nguyễn Thùy Đoan Trang - Trưởng nhóm Tuần hoàn ngoài cơ thể - Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Người cao tuổi bị tăng huyết áp là vấn đề không còn mới hiện nay, nhất là tình trạng này ngày càng gia tăng và gây ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống bình thường. Vậy làm sao để phòng tránh và điều trị tăng huyết áp ở người cao tuổi?

Song song với tình trạng dân số già là tình trạng tăng huyết áp ở người cao tuổi trên toàn thế giới. Theo Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam năm 2015, tỷ lệ tăng huyết áp chung là 47,3%, chiếm đến 60% ở người trên 60 tuổi và trên 80% ở người trên 80 tuổi.

Tăng huyết áp nói chung và tăng huyết áp ở người cao tuổi nói riêng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm khác nhau. Tăng huyết áp là rối loạn bao gồm nhiều yếu tố, người cao tuổi bị tăng huyết áp có sự khác biệt so với các nhóm tuổi khác như:

  • Tăng độ nhạy với muối natri, tăng đáp ứng với điều trị lợi tiểu, giảm hoạt tính hệ renin-angiotensin-aldosterone (RAA)
  • Tăng huyết áp tâm thu đơn độc thường gặp hơn
  • Tăng độ cứng thành động mạch
  • Rối loạn chức năng nội mô
  • Tăng tần suất tăng huyết áp áo choàng trắng.

Người cao tuổi sức khỏe thường suy giảm, chính vì vậy tăng huyết áp ở người cao tuổi thường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Suy tim là biến chứng đầu tiên, có đến 90% bệnh nhân suy tim với nguyên nhân là tăng huyết áp. Đây là biến chứng vô cùng nguy hiểm bởi nó diễn ra thầm lặng trong thời gian dài, nguy cơ tử vong cao nếu không được điều trị kịp thời.
  • Đột quỵ.
  • Các biến chứng về não có thể gặp do tăng huyết áp như xuất huyết não, nhồi máu não, thiếu máu não.
  • Tăng huyết áp ở người già có thể gây ra suy thận do màng lọc của tế bào thận bị hỏng dẫn đến tình trạng đi tiểu ra protein.
  • Mạch máu võng mạc bị tổn thương, xuất huyết võng mạc, thị lực suy giảm thậm chí là mù lòa.
  • Tiểu đường và tăng huyết áp thường đi kèm với nhau, chính vì vậy người bệnh tăng huyết áp cần lưu ý khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bệnh tiểu đường nếu có.

Tại sao người cao tuổi hay bị huyết áp cao

Người cao tuổi bị tăng huyết áp có thể gặp biến chứng tiểu đường

Để cải thiện chất lượng sống cũng như duy trì tuổi thọ dài lâu, việc cân bằng huyết áp là điều vô cùng quan trọng nhất là khi người cao tuổi là nhóm có nguy cơ cao bị tăng huyết áp. Mặc dù tăng huyết áp nguy hiểm nhưng việc điều trị căn bệnh này chủ yếu dựa vào việc thay đổi lối sống hằng ngày. Sau đây là những biện pháp phòng tránh và điều trị tăng huyết áp ở người cao tuổi bạn nên biết:

  • Sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở người già theo chỉ định của bác sĩ, một vài loại thuốc thường được sử dụng như thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn beta, thuốc ức chế men chuyển, thuốc giãn mạch...
  • Người cao tuổi tăng huyết áp nên thường xuyên kiểm tra huyết áp tại nhà, điều này giúp theo dõi được tình trạng huyết áp cũng như có sự chuẩn bị cho vấn đề cao huyết áp có thể xảy ra. Tuy nhiên bên cạnh việc kiểm tra huyết áp, người cao tuổi nên đi khám sức khỏe định kỳ, đây là biện pháp hữu hiệu nhất để phát hiện và điều trị những vấn đề liên quan đến sức khỏe, trong đó có tăng huyết áp.
  • Hạn chế ăn nhiều muối: Nhiều nghiên cứu y khoa chỉ ra mối liên hệ mật thiết giữa muối và tình trạng tăng huyết áp. Khi nạp quá nhiều muối vào cơ thể so với mức cần thiết, lượng Na+ sẽ bị vận chuyển vào tế bào cơ, gây ra tình trạng tăng huyết áp. Ăn nhạt hơn là biện pháp hữu hiệu giúp người già hạn chế tình trạng này xảy ra.
  • Giảm cân: Cân nặng có ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng tăng huyết áp, nghĩa là người béo phì có nguy cơ tăng huyết áp gấp đôi so với người bình thường. Chính vì vậy việc giảm cân đối với người béo phì và duy trì cân nặng lý tưởng đối với người bình thường là vô cùng quan trọng trong phòng tránh và cả điều trị tăng huyết áp.
  • Bỏ thuốc lá: Lượng cholesterol tốt có trong máu sẽ suy giảm do hút nhiều thuốc khiến nguy cơ đông máu gia tăng và khó nhận biết các triệu chứng đau ngực, khiến người bệnh không kịp thời nhận biết những nguy cơ của cơ thể. Ngoài ra, hút thuốc còn làm giảm hoạt động của hệ thống tim mạch, nhịp tim tăng cao hơn, gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm khác cho người cao tuổi.
  • Tập thể dục hằng ngày: Rèn luyện cơ thể không chỉ tốt cho người cao tuổi nói riêng mà có nhiều lợi ích cho mọi lứa tuổi. Chỉ cần đi bộ nhanh khoảng 30 phút mỗi ngày cũng giúp người cao tuổi phòng tránh nhiều bệnh lý nguy hiểm như bệnh đái tháo đường, tim mạch và cả tăng huyết áp.
  • Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường ăn nhiều chất xơ, chất béo có nguồn gốc thực vật, các loại hạt có tác dụng hạ cholesterol xấu trong cơ thể.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê... Các chất này thường gây ảnh hưởng nhất định đến huyết áp, đặc biệt là người cao tuổi.

Việc duy trì chế độ ăn uống khoa học cùng lối sống lành mạnh sẽ giúp huyết áp ở người cao tuổi sớm trở lại trạng thái cân bằng và hạn chế tối đa nguy cơ mắc những bệnh lý thường gặp.

Tại sao người cao tuổi hay bị huyết áp cao

Một chế độ ăn uống khoa học giúp phòng tăng huyết áp ở người già

Bên cạnh đó để đảm bảo an toàn và yên tâm về tình trạng sức khỏe, hiện Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có triển khai gói khám sức khỏe tổng quát dành cho mọi đối tượng. Đặc biệt khi thực hiện gói khám này người cao tuổi sẽ được đánh giá sức khỏe một cách toàn diện thông qua các xét nghiệm chức năng gan, thận, mức cholesterol máu, triglycerid máu, đường máu, huyết áp... Quy trình kiểm tra được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn, có nhiều năm kinh nghiêm trong nghề kết hợp cùng hệ thống máy móc hiện đại. Do đó, khách hàng hoàn toàn có thể an tâm về chất lượng y tế tại bệnh viện Vinmec.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Bệnh cao huyết áp ở người già – Nguyên nhân và cách chữa trị

Cao áp huyết là gì? Con tim bơm máu đi nuôi các cơ quan của cơ thể qua những hệ thống mạch máu gọi là động mạch.Ví như một máy bơm nước đẩy nước qua các ống dẫn.Khi máu được tim bơm đầy,và chảy trong lòng các mạch máu,sức ép của máu vào thành mạch máu sẽ tạo một áp suất (pressure) gọi là áp huyết (blood pressure).Áp huyết thay đổi tùy lúc, và tùy các hoạt động của cơ thể.Áp huyết xuống thấp hơn lúc ta ngủ,nghỉ và lên cao hơn khi tinh thần ta kích động,buồn bực hoặc trong lúc ta tập thể dục,chơi thể thao.

Tại sao người cao tuổi hay bị huyết áp cao

Nguyên nhân cao huyết áp ở người già

Ðến 90% các trường hợp cao áp huyết, nguyên nhân của bệnh chưa được biết rõ, Một số như các trường hợp cao áp huyết gây do uống rượu nhiều quá,do bệnh của tuyến nội tiết,bệnh thận.

Có một số yếu tố ảnh hưởng,khiến người nọ có thể dễ mang bệnh cao áp huyết hơn người kia:

  • Yếu tố gia đình: Cao áp huyết có tính di truyền.Có cha mẹ,anh em ruột cao áp huyết, đi khám bác sĩ,bạn nhớ cho bác sĩ biết điều này bạn nhé.
  • Ðàn ông: Ðàn ông dễ cao áp huyết hơn phụ nữ.Tuy vậy,phụ nữ,sau khi mãn kinh, cũng dễ cao áp huyết hơn lúc còn kinh.
  • Tuổi tác: Cao áp huyết dễ xảy ra sau tuổi 35.
  • Giòng giống: Người da đen hay cao áp huyết hơn người da trắng và bệnh cao áp huyết ở người da đen cũng nặng hơn.
  • Béo mập: Khi sức nặng của ta trên sức nặng lý tưởng so với chiều cao và vóc người 30% trở lên.
  • Bệnh tiểu đường: Tiểu đường và cao áp huyết như đôi bạn thân,hay đi đôi với nhau, lại cùng nhau phá hoại tim và thận mạnh hơn.
  • Rượu: Các khảo cứu cho thấy rượu uống nhiều và thường xuyên có thể đưa đến cao áp huyết,đồng thời cũng làm tăng tỷ lệ bị tai biến mạch máu não và bệnh thận.
  • Ðời sống thiếu vận động: Ðời sống thiếu vận động dễ gây béo mập và béo mập,như đã biết,có thể đưa đến cao áp huyết

Biến chứng cao huyết áp ở người già

Bệnh cao áp huyết, không chữa trị ,làm hại cơ thể ta nhiều cách. Áp huyết cao hơn bình thường khiến tim và các mạch máu phải làm việc nhiều hơn.Con tim lúc nào cũng gắng sức, sau trở thành mệt mỏi và yếu dần.Cho đến một lúc,con tim suy yếu sẽ không còn bơm đủ máu,không đáp ứng được nhu cầu của các cơ quan trong cơ thể,nhất là khi người bệnh vận động,gây các triệu chứng mau mệt,choáng váng,khó thở…,nhất là khi vận động.

Áp suất cao trong các mạch máu có thể làm tổn thương thành của các mạch máu. Nhưng chỉ tổn thương trong lòng các mạch máu dễ bị chất mỡ cholesterol và các tế bào tiểu cầu (platelet) luôn luôn có sẵn trong máu bám vào.Cơ chế dây chuyền này lại càng làm lòng các mạch máu tổn thương thêm nữa và dần dần nhỏ hẹp lại.

Tương tự,cao áp huyết làm tổn thương các mạch máu nuôi óc, nuôi thân, nuôi mắt,… gây các biến chứng tai biến mạch máu não,suy thận,giảm thị giác,…So với người thường, người cao áp huyết,nếu không chữa, dễ bị bệnh hẹp tắc các động mạch tim khiến tim đâm ra thiếu máu nuôi (ischemic heart disease) gấp 3 lần,dễ suy tim gấp 6 lần và dễ bị tai biến mạch máu não gấp 7 lần.

Chữa trị thế nào?

Cao áp huyết cần được chữa trị cẩn thận,để giảm thiểu những biến chứng,giúp ta sống lâu hơn và vui hơn.Sự chữa trị tùy vào mức độ của căn bệnh và cũng tùy vào nhiều yếu tố khác.

Các phương pháp chữa trị lúc chưa cần dùng đến thuốc: Giảm cân, ăn nhạt, giảm ăn chất béo, bỏ rượu bia, vận động

Dùng thuốc: Uống thuốc theo sự chỉ định của bác sỹ. Bạn nên uống thuốc đều,không nên tự thay đổi lượng thuốc hoặc ngưng thuốc khi thấy áp huyết đã xuống lại bình thường và nhớ trở lại tái khám đúng hẹn với bác sĩ.Cao áp huyết là bệnh kinh niên,suốt đời ta cần chữa kỹ.

Cao áp huyết,”căn bệnh thầm lặng”,lặng lẽ làm tổn thương các cơ quan của cơ thể và rút ngắn tuổi thọ.Khám phá anh chàng thầm lặng này,đặt anh ta vào vòng kiểm soát,ta cứu vãn được nhiều việc.

Theo dõi huyết áp tại nhà

Nên theo dõi huyết áp tại nhà?

Đo huyết áp là cách tự kiểm soát huyết áp của bản thân đặc biệt đối với những người có tiền sử bệnh huyết áp hay người già có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp… Vậy nên, ngoài việc khám định kì, bạn cần phải có máy đo huyết áp tại nhà để kiểm soát sự tăng/giảm huyết áp bất ngờ, phòng tránh các nguy cơ tai biến do huyết áp gây ra như tai biến mạch máu não, đột quỵ… Từ việc sử dụng máy đo huyết áp tại nhà bạn điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt cho hợp lý, tốt cho sức khỏe bản thân và những người thân yêu.

Ngoài ra, thường có hai hiện tượng đặc trưng khi đo huyết áp là tăng huyết áp áo choàng trắng và tăng huyết áp giấu mặt. Tăng huyết áp áo choàng trắng là hiện tượng huyết áp của người bệnh thường tăng khi đo ở các cơ sở y tế nhưng lại thấp ở nhà. Tăng huyết áp giấu mặt lại là trường hợp đo ở các cơ sở y tế thì bình thường nhưng về nhà thì lại tăng cao. Trong những trường hợp này, máy đo huyết áp tại nhà sẽ giúp người bệnh và bác sĩ có đầy đủ thông tin hơn về huyết áp của người bệnh.

Tại sao người cao tuổi hay bị huyết áp cao
Tại sao người cao tuổi hay bị huyết áp cao

                                                                                 Theo dõi huyết áp tại nhà phòng tránh nguy cơ tai biến, tiết kiệm thời gian và chi phí

Về mặt tâm lý, khi kiểm tra sức khỏe thường xuyên tại nhà bạn sẽ không còn cảm thấy lo lắng vì áp lực bệnh tật. Thậm chí còn có động lực hơn để kiểm soát huyết áp của bạn với một chế độ ăn uống được cải thiện, hoạt động thể chất và sử dụng thuốc thích hợp.

Tăng Hòa

Nguồn: https://omron-yte.com.vn