Nguồn cảm hứng là gì

Nguồn cảm hứng là gì

Cảm hứng là nguồn nhiên liệu của đam mê. Có thể thấy rằng niềm đam mê là ngọn lửa trong con người bạn, nó sẽ bùng cháy mạnh mẽ khi đam mê thực sự lớn, và cảm hứng chính là nguồn nhiên liệu để ngọn lửa đó bùng cháy mãi mãi. Để luôn thành công trên con đường bạn đã chọn thì bạn cần luôn luôn giữ ngọn lửa mạnh mẽ trong bạn bằng cách luôn luôn tiếp nhiên liệu đam mê.

Vậy bạn cần làm gì để luôn có tiếp đủ nhiên liệu cho đam mê của mình? Dưới đây là 4 cách để bạn có thể làm được điều đó:

      1. Đầu tư vào cảm hứng

Con người có 3 loại tài nguyên để đầu tư vào bất kỳ điều gì, đó là: thời gian, tài năng và của cải. Và dùng 3 loại tài nguyên đó đầu tư vào đam mê là một sự lựa chọn tuyệt vời

     2. Cộng hưởng cảm hứng

Điều gì sẽ tạo cảm hứng lớn hơn trong hai điều sau: bạn ngồi lẻ loi trong một quán cà phê hay hòa mình vào đám đông hàng ngàn hàng triệu người hâm mộ đang phấn khích reo hò cổ vũ đội nhà?

     3. Cảm hứng từ sự tưởng tượng

Sức mạnh của trí tưởng tượng là một trong những nguồn tài nguyên vĩ đại nhất mà con người chưa biết cách khai phá đúng mức.

Bất kể niềm đam mê của bạn là gì, hãy cởi trói cho trí tưởng tượng của bạn bay bổng để nó truyền cảm hứng cho bạn theo đuổi và biến giấc mơ của mình thành hiện thực. Hãy nhớ rằng nhiệm vụ của bạn là giữ ngọn lửa đam mê luôn cháy bỏng bằng thứ nhiên liệu đặc biệt – nguồn cảm hứng.

       4. Tiếp nhận nguồn cảm hứng

Hãy tìm cho bạn một người thày, một người bạn, người có chung đam mê với bạn hay người có thể trao giá trị cho bạn.

Nguồn cảm hứng là gì

Học ngoại ngữ nói chung hay học tiếng Trung nói riêng cũng như vậy. Để học tốt tiếng Trung bạn cần có sự đam mê, và nhiên liệu tạo nên sự đam mê đó vẫn là cảm hứng. Chúng ta có thể duy trì cảm hứng đó bằng cách:

  • Đầu tư vào cảm hứng học tiếng Trung: đầu tư thời gian, tiền bạc và trí tuệ
  • Cộng hưởng cảm hứng học tiếng Trung: tham gia các môi trường học tại trường lớp thay vì ngồi nhà tự học.
  • Cảm hứng từ sự tưởng tượng: hãy tưởng tượng rằng khi học tốt tiếng Trung bạn sẽ trở thành ai? bạn sẽ có gì? cuộc sống của bạn sẽ thay đổi như nào? Đừng giới hạn tưởng tượng!
  • Tiếp nhận nguồn cảm hứng: Tìm một người thày hay một người bạn – người có thể đêm đến cho bạn cảm hứng học tập

Truyền cảm hứng không phải là cứ xì tin hài hước pha trò cho học sinh thích là đủ, ngay cả trẻ con cũng không thể dụ dỗ bằng trò chơi và kẹo bánh mãi được. Truyền cảm hứng thực sự là khi ta giúp cho học viên thêm tin tưởng vào chính bản thân họ. Và chỉ khi cảm thấy tiến bộ, học viên mới thực sự tin tưởng.

Tự hào là trung tâm đầu tiền áp dụng phương pháp truyền cảm hứng vào trong giảng dạy. Chúng tôi đã giúp cho hàng ngàn học viên có thể giao tiếp thành thạo tiếng trung trong thời gian ngắn. Hãy cùng trải nghiệm phương pháp học tuyệt vời này bằng cách đăng ký học thử tại đây:

Đăng ký học thử

Cội nguồn cảm hứng là tự do

Lê Khánh Duy

06:18 SA @ Thứ Hai - 29 Tháng Sáu, 2009

Tôi đọc những trang đầu tiên của cuốn “Cội nguồn cảm hứng”ở một quán cà phê trên đường Lò Đúc. Những thanh âm huyên náo của phố phường ngoài kia và những trang suy tưởng trong im lặng của ông Nguyễn Trần Bạt có cái gì đó hơi tương phản.

Ở ngoài kia, mỗi số phận vẫn đang mải miết, hối hả đi tìm kiếm những giá trị vật chất để khả dĩ sống được trong một xã hội còn nhiều vất vả. Trong cuốn sách này, ông Nguyễn Trần Bạt lại minh triết về một vấn đề tinh thần tưởng như xa vời so với hiện thực ấy: TỰ DO.

Nhưng, xét trên một góc nhìn xa hơn, khái niệm tự do trong Cội nguồn cảm hứng lại có mối tương giao rất gần gũi với những gì thuộc về “cơm ăn, áo mặc” hàng ngày. Mỗi cá nhân lành mạnh có tìm thấy cho mình một đời sống thịnh vượng về vật chất và phong phú về tinh thần hay không lại phụ thuộc rất lớn vào hai chữ Tự do đó.

Có thể, người Việt xưa nay vẫn không có thói quen tổng hợp và suy nghĩ một cách hệ thống những khái niệm cơ bản và trừu tượng như Tự do, vì thế, gần như chúng ta không tư duy một cách thường trực về nó. Tác giả Nguyễn Trần Bạt đã thực hiện điều đó trong một cuốn tiểu luận đặc biệt, đặc biệt trong những chiều kích cũng rất đặc biệt.

Cội nguồn cảm hứng là một cuốn tiểu luận triết học hiếm hoi do một người Việt viết. Người Việt thực sự tự viết sách mà không đi cóp nhặt của Tây Tầu đã ít, viết triết tất nhiên càng không. Thứ triết học ở đây lại là triết học về Tự do thì lại càng đặc biệt.

Đọc hết cuốn sách của ông Bạt, nhiều người sẽ nhận nhận ra rằng, dường như đó không phải là một cuốn sách triết đơn thuần. Đến chương cuối cùng, người đọc cứ ngỡ đó là một cuốn chính trị hay nói đúng hơn là một bản tuyên ngôn chính trị đầy hùng biện và khúc triết. Mỗi câu, mỗi đoạn đều có thể được trích dẫn như một danh ngôn.

Nếu giở lại một cách ngẫu nhiên các phần khác nhau trong cuốn sách của ông Bạt ra đọc, càng đọc thêm, lại nhận ra một điều lạ khác, cuốn sách của ông Bạt không hẳn là sách triết hay sách chính trị. Nó mang hơi hướng một cuốn sách Thiền viết về tinh thần con người…

Nguồn cảm hứng là gì

Bìa cuốn sách "Cội nguồn cảm hứng"

Lời tác giả

Chương 1. Khái niệm tự do
I. Tự do - gương mặt đẹp đẽ nhất
II. Những cảm giác của tự do(Tình yêu tự do, Tâm hồn và lẽ phải, Cảm hứng và sáng tạo, Danh dự, Hạnh phúc)

Chương 2. Không gian tinh thần
I. Cái Tôi(Khái niệm cái Tôi,Miền năng lực của cái Tôi,Cái Chúng ta)
II. Cấu trúc của đời sống tinh thần
III. Năng lực hay giới hạn của tự do
IV. Tôn giáo và lòng tin

Chương 3. Góp vốn tự do
I. Khế ước xã hội
II. Tài sản tinh thần
III. Ngôi nhà của tự do

Chương 4. Tự do sinh ra con người
I. Trạng thái Tiền con người hay là trạng thái con người không hoàn chỉnh
II. Quy luật hình thành giá trị cá nhân
III. Tự do và các quyền con người
IV. Những phẩm hạnh: Tự do, Bình đẳng, Bác ái

Chương 5. Hành trình đi tìm tự do

Chương 6. Những thực tế phổ biến
I. Trạng thái nô lệ mới
II. Các giới hạn nhân tạo của tự do(Nhà nước, Hệ tư tưởng, Văn hóa, Sự nghèo đói)
III. Khuyết tật của đời sống hiện đại (Sự tha hóa của cái Tôi, Tham nhũng, Bóc lột, Lộng hành)

Chương 7. Biện chứng của quá khứ
I. Con người và thời gian
II. Sự chuyển hóa của quá khứ
III. Năng lực đi tới tương lai

Chương 8. Hạnh phúc
I. Hạnh phúc là gì?
II. Miền triển vọng và hạnh phúc bền vững
III. Sự hòa hợp của những không gian tự do - điều kiện của hạnh phúc

Chương 9. Không có sự phát triển nào đi trước tự do
I. Con người - trung tâm của sự phát triển
II. Tự do và sự phát triển
III. Những chặng đường phát triển

Chương 10. Cơ hội thứ tư - Toàn cầu hóa
I. Toàn cầu hóa, từ sức ép đến cơ hội
II. Tự do trong thời đại toàn cầu hóa
III. Năng lực tự chủ

Chương 11. Chính trị học của tự do
I. Những không gian tự do cơ bản
II. Khuynh hướng chính trị chủ đạo của thời đại

Chương 12. Tổ chức và rèn luyện nền dân chủ
I. Tổ chức và rèn luyện nền dân chủ, vấn đề chung của nhân loại
II. Biến hiểu biết về quyền thành khát vọng làm chủ của người dân
III. Nhà nước và giới hạn của hướng dẫn chính trị
IV. Xây dựng xã hội dân sự là khôi phục trạng thái tự nhiên của xã hội
V. Tổ chức phản biện xã hội như là yếu tố phục sinh cảm hứng xã hội

Lời kết

Nguồn:Chungta.com

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:07:09 SA @ 22/07/2009

Hỏi Đáp Là gì