Tại sao mẹ bầu mất ngủ

Tại sao mẹ bầu mất ngủ
Hậu COVID-19: 3 thay đổi trong lối sống sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn

Có tới khoảng 2/3 phụ nữ mang thai bị mất ngủ trong thai kỳ, có thể chỉ trong một thời gian ngắn, cũng có những trường hợp mất ngủ kéo dài. Với hầu hết các trường hợp, các triệu chứng mất ngủ thường bắt đầu ở tam cá nguyệt thứ 3 tức 3 tháng cuối thai kỳ. Bạn có thể yên tâm rằng chứng mất ngủ khi mang thai sẽ không làm ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.

Mặc dù vậy, chứng mất ngủ kinh niên có thể dẫn đến trầm cảm, căng thẳng và đái tháo đường thai kỳ. Ngoài ra, bà mẹ mang thai bị mất ngủ thường xuyên vào cuối thai kỳ sẽ có nguy cơ chuyển dạ kéo dài, khó khăn khi sinh nở và có thể phải dùng tới phương pháp sinh mổ bắt con.

1. Nguyên nhân gây mất ngủ ở thai phụ

Sự thay đổi nội tiết tố là nguyên nhân chính gây ra chứng mất ngủ khi mang thai. Tuy nhiên, những yếu tố sau đây cũng góp phần không nhỏ gây rối loạn giấc ngủ ở phụ nữ mang thai.

  • Chuột rút
  • Đau đầu/đau nửa đầu
  • Ợ chua khi mang thai
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Ốm nghén
  • Lo lắng trước khi sinh
  • Khó chịu do bụng ngày càng to

Thay đổi nội tiết tố là nguyên nhân chính dẫn đến mất ngủ ở cuối thai kỳ.

2. Mất ngủ ảnh hưởng tới sức khỏe thế nào?

Chất lượng giấc ngủ kém do mất ngủ ảnh hưởng đến cơ thể theo nhiều cách. Một số người rơi vào tình trạng lạm dụng chất kích thích khi họ hình thành thói quen dùng quá nhiều thuốc ngủ. Tuy nhiên, nếu bạn được điều trị kịp thời, thì khả năng xảy ra các biến chứng về sức khỏe sẽ giảm đi.

- Vấn đề về tim mạch

Mất ngủ liên tục và cơ thể không được nghỉ ngơi nhiều sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành, suy tim, nhịp tim không đều. Tình trạng thiếu ngủ khiến việc tuân theo một thói quen tốt cho tim mạch trở nên khó khăn hơn.

- Các vấn đề về sức khỏe tâm thần

Mất ngủ gây căng thẳng khiến khả năng bị trầm cảm tăng gấp 10 lần. Nó cũng làm chậm quá trình hồi phục nếu bạn đang sử dụng bất kỳ liệu pháp nào để điều trị các bệnh lý tâm thần. Giấc ngủ kém và sự tỉnh táo không mong muốn do mất ngủ cũng làm tăng sự lo lắng.

- Giảm miễn dịch

Nếu cơ thể bạn không được ngủ và nghỉ ngơi đầy đủ, hệ thống miễn dịch cũng thiếu các cơ chế bảo vệ. Ngủ quá ít khiến cơ thể bạn khó chống lại nhiễm trùng, dẫn đến tăng khả năng bị viêm và mắc bệnh.

- Tăng cân

Thiếu ngủ khiến bạn mệt mỏi. Chắc hẳn bạn sẽ không cảm thấy muốn tập thể dục khiến lượng mỡ thừa tích tụ. Hơn nữa, các chuyên gia nhận thấy rằng ham muốn ăn vô độ sẽ tăng lên nếu bạn bị mất ngủ. Ít vận động kèm theo lượng calo dư thừa gây tăng cân. Nó thậm chí có thể dẫn đến béo phì.

Tại sao mẹ bầu mất ngủ

Phụ nữ mang thai bị mất ngủ sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe.

3. Giải pháp cho các vấn đề về giấc ngủ khi mang thai

Phụ nữ mang thai bị mất ngủ có thể tự thực hiện những biện pháp đơn giản dưới đây để cải thiện tình trạng mất ngủ.

3.1 Thay đổi thói quen sinh hoạt

  • Tránh caffein và socola vào buổi tối, giải tỏa tâm trí khỏi những lo lắng dai dẳng, giữ phòng ở nhiệt độ thích hợp.
  • Uống 8 cốc nước (hoặc các chất lỏng khác) mỗi ngày, nhưng giảm dần vào ban đêm. Uống nếu bạn khát, nhưng đừng uống một cốc nước lớn ngay trước khi đi ngủ.
  • Ăn tối sớm và giảm lượng thức ăn trong bữa tối, vì một bữa ăn no ngay trước khi đi ngủ có thể khiến bạn không ngủ được. Nếu cảm thấy đói, bạn có thể ăn nhẹ với một chút bánh nướng và một ly sữa nóng trước giờ ngủ 30 phút.
  • Tránh xa màn hình ít nhất một giờ trước khi đi ngủ, vì ánh sáng xanh có thể làm rối loạn mức độ melatonin - một hormone điều chỉnh giấc ngủ.

3.2 Thực hành thiền mỗi ngày

Thư giãn cơ thể với một vài bài thiền có thể cải thiện đáng kể tình trạng mất ngủ và giấc ngủ bằng cách giảm căng thẳng và kiểm soát cảm xúc của bạn. Thực hành thiền hàng ngày làm giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng, giúp bạn ngủ ngon hơn.

Thiền định là một phương pháp an toàn để thực hành hàng ngày đối với phụ nữ mang thai. Bạn có thể bắt đầu bằng cách dành 15 phút vào buổi sáng và buổi tối cho thiền chánh niệm.

Tại sao mẹ bầu mất ngủ

Thiền định an toàn với phụ nữ mang thai.

3.3 Bổ sung melatonin

Các chuyên gia y tế khuyên sử dụng các chất bổ sung chứa melatonin để cải thiện chứng mất ngủ ở phụ nữ mang thai. Melatonin là một hormone có vai trò hỗ trợ cơ thể duy trì chu kỳ ngủ - thức lành mạnh. Nó có thể đưa bạn vào trạng thái thư giãn có lợi để đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.

Mặc dù chất bổ sung này có thể không mạnh bằng các thuốc hỗ trợ giấc ngủ theo toa, nhưng nó được đánh giá là an toàn với phụ nữ mang thai và không gây ra triệu chứng nôn nao vào sáng hôm sau như một số chất hỗ trợ giấc ngủ khác.

Hiệu quả tốt nhất đạt được khi dùng melatonin khoảng 30 phút đến 1 giờ trước khi đi ngủ.

3.4 Massage với tinh dầu

Sử dụng các loại tinh dầu như hoa oải hương, gỗ tuyết tùng và hoa cúc La Mã để xoa bóp cơ thể, bàn chân và đầu của bạn sẽ làm dịu cơ thể và tâm trí. Ngoài ra, dầu oải hương có hiệu quả giảm đau, cải thiện tâm trạng và thúc đẩy giấc ngủ. Trà hoa oải hương cũng là một lựa chọn tốt nếu bạn bị lo lắng nhẹ, chất an thần trong oải hương sẽ cải thiện giấc ngủ của bạn.

Tại sao mẹ bầu mất ngủ

Tinh dầu hoa oải hương có tác dụng an thần, giúp ngủ ngon.

Tại sao mẹ bầu mất ngủ
Hậu COVID-19 bị mất ngủ nên ăn uống thế nào?

Xem thêm video đang được quan tâm

10 loại thực phẩm tốt cho phổi sau mắc COVID-19.


Mất ngủ khi mang thai do bụng bầu ngày càng lớn và lo lắng. Việc ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày rất quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Ngoài ra, thai phụ cũng cần đi ngủ trước 23 giờ và nên dành khoảng 30 phút ngủ trưa để đảm bảo sự có một thai kỳ luôn khỏe mạnh.

Tại sao giấc ngủ lại quan trọng khi mang thai? 

Để có giấc ngủ chất lượng khi mang thai là điều quan trọng đối với cả mẹ và bé. Đối với mẹ, những đêm mất ngủ kéo dài dẫn đến mệt mỏi và buồn ngủ vào ban ngày. Giấc ngủ cũng đóng một vai trò quan trọng trong trí nhớ, học tập, cảm giác thèm ăn, tâm trạng…

Thiếu ngủ mạn tính sẽ ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch. Một số nhà nghiên cứu tin rằng đây có thể là một phần lý do tại sao việc thiếu ngủ lại có tác động đáng kể đến sức khỏe của thai phụ và thai nhi. Và vì giấc ngủ giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, nên không có gì ngạc nhiên khi ngủ không ngon khi mang thai dường như có liên quan đến bệnh đái tháo đường thai kỳ.

Thiếu ngủ trầm trọng trong giai đoạn đầu của thai kỳ cũng có thể làm tăng nguy cơ bị tiền sản giật, một tình trạng có thể dẫn đến sinh non và các biến chứng lâu dài cho tim, thận và các cơ quan khác của người mẹ.

Giấc ngủ kém dường như là một yếu tố nguy cơ đối với sinh non, sinh con nhẹ cân, đau đẻ, sinh mổ và trầm cảm. Chất lượng giấc ngủ kém trong thai kỳ có thể dự báo các vấn đề về giấc ngủ và quấy khóc ở trẻ sau khi chào đời.

Những bệnh gây mất ngủ khi mang thai cho thai phụ 

Mất ngủ khi mang thai do hormone dao động 

Hormone dao động có thể gây ra xu hướng đau bụng ở các bà mẹ tương lai. Sự gia tăng nồng độ progesterone và giảm lượng đường trong máu và huyết áp có thể dẫn đến mệt mỏi và khiến họ mất ngủ.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản 

Trong thời kỳ mang thai, áp lực lên dạ dày có thể dẫn đến bị  trào ngược dạ dày thực quản còn được gọi là chứng ợ nóng hoặc trào ngược axit. Rối loạn trào ngược dạ dày thực quản gây ra cảm giác nóng rát khó chịu ở thực quản, đặc biệt là khi nằm. Đó là nguyên nhân phổ biến gây ra chứng mất ngủ ở phụ nữ mang thai trong thời kỳ mang thai, ảnh hưởng đến 1/4 phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu và nhiều nhất là 1 nửa trong 3 tháng cuối. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản lâu dài có thể làm hỏng thực quản.

Tại sao mẹ bầu mất ngủ

Mất ngủ khi mang thai do bụng bầu ngày càng lớn và lo lắng.

Chứng ngưng thở khi ngủ 

Ngưng thở khi ngủ là một chứng rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng, trong đó hơi thở ngừng lại và bắt đầu lặp đi lặp lại. Tăng cân và nghẹt mũi khiến nhiều phụ nữ bắt đầu ngủ ngáy khi mang thai, đây có thể là một yếu tố nguy cơ dẫn đến huyết áp cao.

Một số phụ nữ phát triển chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, một tình trạng giấc ngủ đặc trưng bởi ngáy, thở hổn hển và thở gấp nhiều lần làm gián đoạn chất lượng giấc ngủ.

Chứng ngưng thở khi ngủ có thể cản trở lưu lượng oxy đến thai nhi và làm tăng nguy cơ tiền sản giật, đái tháo đường thai kỳ và mổ lấy thai. Nó được cho là ảnh hưởng đến 1/5 phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Cần phải hỏi ý kiến bác sĩ ngay lập tức vì các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ có thể dẫn đến chứng ngưng thở khi ngủ.

Hội chứng chân không yên 

Nhiều phụ nữ mang thai bị mất ngủ do cảm giác muốn di chuyển chân liên tục. Nguyên nhân là do tăng nồng độ estrogen hoặc thiếu axit folic và sắt. Những người mắc hội chứng chân không yên bị cản trở bởi những cảm giác được mô tả rõ nhất là bò, nhột hoặc ngứa gây ra cảm giác không thể kìm chế được để di chuyển chân. Tình trạng này có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ, vì các triệu chứng nghiêm trọng hơn khi người bệnh nghỉ ngơi. Hội chứng chân không yên được cho là ảnh hưởng đến một phần ba phụ nữ trong ba tháng cuối của thai kỳ.

Đi tiểu thường xuyên 

Nhiều phụ nữ không thể ngủ yên trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ do cảm giác muốn đi tiểu thường xuyên. Điều này xảy ra do bụng ngày càng lớn tạo thêm áp lực lên bàng quang.

Để có giấc ngủ ngon khi mang thai

Tại sao mẹ bầu mất ngủ

Siêu âm kiểm tra sức khoẻ bà mẹ và thai nhi. Ảnh: TTYT Thanh Sơn

Giữ phòng ngủ thoáng mát, tối, yên tĩnh, kê cao gối khi ngủ và nằm nghiêng sang một bên để giảm áp lực tử cung lên khung chậu.

Hoạt động thể chất thường xuyên phải được thực hiện trừ khi có lời khuyên khác của bác sĩ. Tập yoga, tập thể dục nhẹ nhàng, đi bộ trong ngày sẽ giúp giảm stress, hạn chế chuột rút và có một giấc ngủ ngon hơn. Hoạt động thể chất đúng liều lượng sẽ giúp bạn mệt mỏi, cải thiện lưu thông máu, giúp tránh các biến chứng như tiểu đường thai kỳ và tăng huyết áp và cũng giúp bạn dễ ngủ.

Tạo thói quen ngủ: Ưu tiên giấc ngủ và tuân thủ một giờ đi ngủ nhất quán và dậy đúng giờ giấc có thể giúp bạn ngủ ngon hơn. Tránh xa các thiết bị điện tử như ti vi, máy tính, điện thoại… ít nhất 30 phút trước khi ngủ. Không nên ngủ trưa quá 1 tiếng để tránh tình trạng mệt mỏi, uể oải và khó ngủ vào ban đêm.

Bổ sung những thực phẩm giàu vitamin B như các loại đậu, hải sản, ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh... để kích thích não bộ, giảm căng thẳng, mệt mỏi. Không nên ăn nhiều đồ ngọt vì sẽ khiến lượng đường trong máu cao, dễ gây khó ngủ. Tránh caffein, thức ăn cay và các bữa ăn nặng quá gần giờ đi ngủ để giảm nguy cơ mắc trào ngược dạ dày thực quản.

Uống nhiều nước trong ngày, nhưng giảm lượng chất lỏng uống trước khi ngủ để giảm thời gian nghỉ ngơi vào ban đêm

Mặc dù hầu hết phụ nữ mang thai thường gặp ít nhất một vài trong số các triệu chứng trên, nhưng đôi khi chúng có thể liên quan đến chứng rối loạn giấc ngủ. Rối loạn giấc ngủ có thể liên quan đến các vấn đề khác ở mẹ hoặc con, vì vậy. Điều quan trọng là phải nói chuyện với bác sĩ nếu bạn đang gặp bất kỳ triệu chứng nào.

Xem thêm video đang được quan tâm

Phụ nữ mang thai sớm tiếp cận vaccine phòng COVID-19