Tại sao không thể nhớ giấc mơ

Giấc mơ là một hiện tượng tự nhiên trong cuộc sống của mỗi người. Ai cũng sẽ gặp những giấc mơ trong cuộc đời của mình nhưng ít người hiểu rõ về nó. Bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về giấc mơ và tại sao khi ngủ lại có những giấc mơ.

Mỗi người trưởng thành ngủ trung bình 7-8 giờ mỗi ngày. Giấc ngủ của con người được chia thành 2 chu kỳ lớn, đó là NREM và REM. Chu kỳ NREM lại chia làm 4 chu kì nhỏ là ru ngủ, ngủ nông, ngủ sâu và ngủ rất sâu. Xem kẽ giữa các chu kỳ này là giấc ngủ REM, một giai đoạn chuyển động nhanh của mắt.

Giấc mơ khi ngủ của mỗi người sẽ xuất hiện trong chu kỳ ngủ REM. Giấc mơ có thể hiểu là những ảo giác xảy ra trong một số giai đoạn nhất định của giấc ngủ - giai đoạn REM. Nó giống như một câu chuyện ngắn xuất hiện trong khi chúng ta đang ngủ và nhanh chóng mất đi. Sau khi tỉnh giấc, chúng ta có thể nhớ toàn bộ, một phần hay quên hết giấc mơ đó.

Tại sao không thể nhớ giấc mơ

Giải đáp tại sao khi ngủ lại có những giấc mơ?

Vẫn chưa có nghiên cứu nào cho thấy rõ vai trò của giấc mơ khi ngủ. Tuy nhiên, căn cứ vào niềm tin và lý thuyết mà người ta đưa ra những vai trò của giấc mơ như sau:

  • Giấc mơ như một nhà trị liệu

Khi ngủ, não sẽ hoạt động về mặt cảm xúc nhiều hơn khi tỉnh táo. Do đó, giấc mơ khi ngủ như một cách giúp bạn đối mặt với những cảm xúc, suy nghĩ thật của mình mà khi tỉnh táo ta cố che giấu đi.

  • Giấc mơ như huấn luyện chiến đấu hoặc bay

Hạch hạnh nhân là vùng não hoạt động nhiều nhất khi mơ và ngủ. Do đó, đây có thể là cách giúp não bộ sẵn sàng đối phó với các mối đe dọa khi ngủ. Cũng vì vậy, trong những giấc mơ khi ngủ, nếu bị tấn công, chúng ta vẫn có xu hướng chống cự lại.

Cùng với đó, thân não sẽ gửi các tín hiệu thần kinh vào giấc ngủ REM giúp thư giãn cơ bắp. Vì vậy, chúng ta sẽ không cố gắng chạy hoặc đấm trong khi ngủ.

  • Giấc mơ khi ngủ như “nàng thơ”

Nếu những suy nghĩ, tư duy, logic hay sự sáng tạo bị hạn chế khi tỉnh táo thì khi ngủ sẽ khác. Khi ngủ, não bộ sẽ tự do sáng tạo do đó sẽ tạo ra những giấc mơ vui vẻ, đầy màu sắc.

  • Giấc mơ như một trợ lý trí nhớ

Giấc mơ giúp chúng ta lưu trữ lại những sự việc đã xảy ra, thông tin vừa đọc được và sắp xếp lại cảm xúc con người. Đồng thời, nó giúp loại bỏ những lo âu, phiền muộn ảnh hưởng tới cuộc sống và học tập.

Giấc mơ được chia làm 2 loại: giấc mơ mang nội dung vui vẻ và giấc mơ có những nội dung đáng sợ, buồn bã. Những giấc mơ đáng sợ, buồn bã còn được gọi là ác mộng. Sau khi gặp ác mộng, chúng ta sẽ thức giấc trong một tâm thế lo lắng, sợ hãi và thậm chí là khóc.

Ác mộng xuất hiện có thể do căng thẳng, lo lắng hoặc đôi khi là phản ứng với một số loại thuốc. Mỗi người sẽ đều gặp một vài cơn ác mộng trong suốt cuộc đời của họ. Tuy nhiên, gặp ác mộng thường xuyên lại là báo động của hội chứng rối loạn giấc ngủ. Ác mộng gây ra những tác hại sau:

  • Sợ đi ngủ;
  • Làm giãn đoạn giấc ngủ;
  • Lo lắng về những điều đã gặp trong cơn ác mộng và gây ra những rối loạn tâm lý khác.

Tại sao không thể nhớ giấc mơ

Ác mộng xuất hiện có thể do căng thẳng, lo lắng

Chúng ta đã gặp rất nhiều giấc mơ. Có những giấc mơ có thể lặp lại hoặc có nội dung mới. Có những đêm ta gặp nhiều giấc mơ những có khoảng thời gian lại không có giấc mơ khi ngủ. Vậy tại sao lại có những giấc mơ khi ngủ? Nguyên nhân là do các yếu tố sau:

Mệt mỏi hoặc thiếu ngủ trong một vài đêm có thể dẫn đến việc các bộ phận trong não hoạt động nhiều khi chìm vào giấc ngủ REM. Do đó, những giấc mơ phong phú, sinh động, sáng tạo sẽ xuất hiện và khả năng chúng ta nhớ lại chúng là rất cao.

Ở phụ nữ mang thai, do tăng sản xuất hormone nên việc xử lý cảm xúc của não sẽ bị thay đổi. Khả năng xuất hiện những cơn ác mộng tăng lên về cả mức độ và tần suất.

Cơ thể mệt mỏi, lo lắng, stress hay buồn đau cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến xuất hiện giấc mơ khi ngủ. Những điều mà ta thường xuyên nghĩ đến, lo lắng trong ngày sẽ đi vào giấc mơ của bạn.

Những điều tác động tới tâm lý thì sẽ làm tăng khả năng xuất hiện giấc mơ khi ngủ. Thức ăn cũng vậy.

Khi ăn một món ăn bắt mắt, ngon miệng sẽ giúp chúng ta mơ những giấc mơ đẹp, vui tươi. Ngược lại, những món ăn đáng sợ sẽ làm ta gặp ác mộng sau đó.

Một giấc ngủ ngon sẽ giúp ta có những giấc mơ đẹp hơn. Do đó, việc tập thể dục hằng ngày sẽ giúp chúng ta ngủ ngon hơn. Có thể lựa chọn những bài tập thể dục như chạy bộ, yoga, aerobic hay đánh bóng chuyền... Vận động nhẹ nhàng sẽ giúp tâm trạng thoải mái, đầu óc thư thái... Từ đó, giúp chúng ta dễ chìm vào giấc ngủ và có những giấc mơ đẹp.

Như vậy giấc mơ khi ngủ không phải là xấu. Tuy nhiên việc xuất hiện những cơn ác mộng thường xuyên lại là dấu hiệu của hội chứng rối loạn giấc ngủ. Do đó, chúng ta cần thay đổi thói quen sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi để có những giấc mơ đẹp.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Nguồn tham khảo: healthline.com

XEM THÊM:

Trong suốt cuộc đời mình, có lẽ bất kỳ ai cũng ít nhất từng một lần ngủ mơ. Và sau khi thức dậy có một số người sẽ nhớ rõ những gì mình mơ, nhưng cũng có một số khác lại không. Vậy tình trạng này xuất hiện là vì lý do gì? Cơ chế nào khiến cho một số người luôn ghi nhớ giấc mơ của mình và những người khác lại quên? 

Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cùng tất cả bạn đọc khám phá câu hỏi này? Cùng theo dõi nội dung sau để biết được đáp án chính xác nhất nhé. 

Giấc mơ là gì?

Đối với mọi người, việc những giấc mơ xuất hiện trong khi ngủ có lẽ đã không còn quá xa lạ. Mặc dù chúng rất quen thuộc nhưng không phải tất cả chúng ta đều nắm rõ định nghĩa về những giấc mơ. Vậy giấc mơ là gì? 

Tại sao không thể nhớ giấc mơ
Bất kỳ ai cũng từng nằm mơ khi ngủ

Hiểu một cách đơn giản, giấc mơ chính là những câu chuyện, hình ảnh mà tâm trí của mỗi người tạo ra trong khi đang ngủ. Giấc mơ mang lại cho người mơ rất nhiều cảm xúc khác nhau. Bạn có thể mơ thấy những giấc mơ vui vẻ, hạnh phúc, buồn bã, khổ đau,… Ngoài ra, một số giấc mơ khác lại vô cùng khó hiểu và lộn xộn. 

Những giấc mơ có thể xảy ra bất cứ khi nào trong giấc ngủ của chúng ta. Hầu hết mọi người có thể nhận ra và nhớ được những giấc mơ kể từ năm 3-4 tuổi. Sau khi ngủ dậy, một số người có thể nhớ được những giấc mơ rất rõ ràng. Tuy nhiên, cũng có một số người không lại quên sạch gì mình đã mơ. Tại sao lại có điều này? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sâu hơn trong những mục sau: 

Tại sao chúng ta lại mơ khi ngủ?

Đầu tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu về lý do tại sao mọi người lại có những giấc mơ khi ngủ, và khi nào thì chúng xảy ra. Theo các nhà khoa học, giấc mơ có xu hướng diễn ra trong giấc ngủ REM (giấc ngủ chuyển động mắt nhanh). Đây là giai đoạn não hoạt động mạnh nhất, chuyển động mắt nhanh và chúng ta sẽ thở sâu hơn. Và trong một giấc ngủ, người ta có thể mơ ít nhất bốn đến 6 lần. 

Tại sao không thể nhớ giấc mơ
Những giấc mơ thường xuất hiện trong giấc ngủ REM

Theo Mike Kisch (đồng sáng lập và CEO của Beddr – công ty khởi nghiệp về công nghệ giấc ngủ), nguyên nhân giấc mơ có xu hướng diễn ra trong giấc ngủ REM là bởi hoạt động sóng não của chúng ta giai đoạn này trở nên gần giống với khi chúng ta thức. Và giai đoạn này thường bắt đầu khoảng 90 phút sau khi mọi người chìm vào giấc ngủ. Nó có thể kéo dài đến một giờ sau khi bạn kết thúc giấc ngủ REM.

Cơ chế nào giúp ta “bắt” lại những khoảnh khắc trong mơ?

Nghiên cứu giấc mơ là một trong những lĩnh vực rộng lớn và vô cùng phức tạp, đơn giản là vì những giấc mơ rất khó nghiên cứu và tái hiện trong các phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, sau nhiều năm tìm tòi phân tích, các nhà khoa học cũng đã đưa ra một số kết luận cơ bản về việc tại sao chúng ta có thể ghi nhớ một số chi tiết trong mơ. 

Tiến sĩ Sujay Kansagra, chuyên gia sức khỏe giấc ngủ của Mattress Firm đã có phát biểu về khái niệm giấc mơ như sau: 

“Có không ít người cho rằng giấc mơ là cánh cửa dẫn chúng ta đến với tiềm thức, nhưng một số giả thuyết khác lại cho rằng mơ là kết quả vô nghĩa của những hoạt động diễn ra khi chúng ta ngủ và quá trình phục hồi não bộ. Và nếu mơ là dấu hiệu bất kỳ của hoạt động phục hồi não thì việc mọi người không thể nhớ những giấc mơ của mình đơn giản chỉ là do quá trình phân loại các thông tin cần thiết hoặc lọc bỏ các thông tin không cần thiết trong khi ngủ”. 

Tại sao không thể nhớ giấc mơ
Hoạt động ở điểm nối thái dương hàm giúp mọi người ghi nhớ những giấc mơ

Hiểu một cách đơn giản hơn, lý thuyết này có nghĩa là giấc mơ sẽ xảy ra khi não bộ của chúng ta đang xử lý thông tin. Nó sẽ loại bỏ những thứ không cần thiết và chuyển những ký ức ngắn hạn nhưng quan trọng vào bộ nhớ dài hạn. Do đó, những người bắt được một số phân đoạn trong giấc mơ của họ có thể sẽ khác biệt trong cách thức hoặc khả năng ghi nhớ mọi thứ nói chung. 

Mặt khác, hoạt động của não cũng có thể cho phép ai đó dễ dàng nhớ giấc mơ của họ hơn. Hoạt động này nằm ở điểm nối thái dương hàm, nơi chuyên xử lý các thông tin và trạng thái cảm xúc. Vùng này có thể giúp bạn tỉnh táo trong khi ngủ. Do vậy, nó cho phép não bộ của bạn có thể mã hóa và ghi nhớ những giấc mơ rõ ràng hơn. 

Tại sao có người nhớ nhưng những người khác lại quên đi giấc mơ của mình?

Tại sao một số người luôn ghi nhớ giấc mơ của họ và những người khác lại quên? Câu hỏi này chính là thắc mắc của rất nhiều người hiện nay. Vậy sự khác biệt này là do đâu? Sau đây chúng ta sẽ lần lượt điểm qua một số nguyên nhân phổ biến: 

  • Nếu bạn thường xuyên ngủ không đủ giấc, thời lượng giấc ngủ REM mà bạn trải qua sẽ bị giảm xuống, từ đó việc ghi nhớ những chi tiết trong giấc mơ của bản thân sẽ trở nên khó khăn hơn. 
  • Đặc điểm tính cách cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bạn có thể nhớ được những giấc mơ của mình hay không. Theo các nhà nghiên cứu, nếu bạn là một người có tính cách mơ mộng, suy nghĩ sáng tạo nhưng sống nội tâm, thì bạn sẽ có xu hướng dễ dàng nhớ được những giấc mơ mình đã trải qua. Còn nếu bạn là một người thực tế và hướng ngoại, cởi mở với thế giới bên ngoài, bạn sẽ có xu hướng quên sạch giấc mơ của mình sau khi tỉnh dậy. 
  • Ngoài ra, các yếu tố khác như căng thẳng, trải qua chấn thương tâm lý cũng có thể khiến mọi người ghi nhớ những giấc mơ sống động hơn hoặc thậm chí là mơ thấy ác mộng..

Nằm mơ có ảnh hưởng xấu đến chất lượng giấc ngủ không?

Nhiều người lo lắng rằng việc thường xuyên ngủ mơ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của họ. Vậy điều này có chính xác không? Giấc mơ có ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của chúng ta hay không?

Trên thực tế, những giấc mơ khác nhau sẽ có ảnh hưởng khác nhau đối với sức khỏe của chúng ta. Thông thường, những giấc mơ dữ dội, những cơn ác mộng sẽ khiến bạn khó lòng mà ngủ ngon giấc, chưa kể chúng còn khiến ta tỉnh giấc lúc giữa đêm. Trường hợp này thì sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của mọi người sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu mơ với cường độ quá nhiều. 

Còn đối với những giấc mơ nhẹ nhàng, vui vẻ hoặc người mơ không nhớ được nội dung thì chất lượng giấc ngủ của bạn sẽ không bị ảnh hưởng, đừng quá lo lắng nhé. Thậm chí, nhiều giấc mơ còn mang đến cho chúng ta cảm giác hạnh phúc, vui sướng và căng tràn năng lượng vào ngày hôm sau.

Tại sao không thể nhớ giấc mơ
Việc ghi nhớ giấc mơ không gây ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ

Vậy việc nhớ những giấc mơ thì sao? Điều này có gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe của mọi người không? Theo các nghiên cứu, về cơ bản việc ghi nhớ giấc mơ không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe lẫn giấc ngủ của chúng ta. 

Mặc dù đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác tạo ra giấc mơ, nhưng sẽ thật nhẹ nhõm khi hiểu được việc ghi nhớ những giấc mơ hoàn toàn là một điều bình thường và lành mạnh. Nó không có nghĩa là chúng ta ngủ không ngon, và nó cũng chắc chắn không phải là lý do kết luận rằng bạn bất bình thường hơn ai khác.

Như vậy là chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu lý do vì sao một số người luôn ghi nhớ giấc mơ của họ và những người khác lại quên. Hy vọng với bài viết này, mọi người sẽ có thêm nhiều thông tin lý thú về những giấc mơ. Hãy theo dõi thêm những bài viết khác của chúng tôi để có thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé. 

Link tham khảo: https://www.healthline.com/health/mental-health/remembering-dreams-psychology