Tại sao điều ước quốc tế là nguồn cơ bản của luật quốc tế

Thứ bậc hiệu lực của điều ước quốc tế so với văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam

Tại sao điều ước quốc tế là nguồn cơ bản của luật quốc tế
Luật Điều ước quốc tế năm 2016

ĐƯQT có tính ưu tiên áp dụng hơn văn bản quy phạm pháp luật trong nước (trừ Hiến pháp) nhưng không đồng nghĩa với việc được xếp ở thứ bậc cao hơn. Tính đến trước năm 2015, pháp luật thực định của Việt Nam không có bất cứ điều khoản nào xác định chính xác địa vị của ĐƯQT trong hệ thống văn bản pháp luật. Vấn đề tương quan hiệu lực của ĐƯQT được để ngỏ “một cách có chủ ý”và trên thực tế khi xảy ra xung đột giữa ĐƯQT với một VBQPPL thì chúng ta áp dụng nguyên tắc về “tính ưu tiên/ưu thế của luật quốc tế”. (Quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế 2005 thường được viện dẫn bởi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2005 không ghi nhận trực tiếp nguyên tắc này).

Song bản thân quy định trên cũng chưa hợp lý và còn tồn tại những bất cập, khi nhà làm luật đã không tính đến trường hợp VBQPPL mâu thuẫn với ĐƯQT lại chính là Hiến pháp. Để khắc phục nhược điểm đó, nguyên tắc nói trên đã được điều chỉnh lại trong khoản 1 Điều 6 Luật Điều ước quốc tế 2016 và được “đồng bộ hóa” với khoản 5 Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015: “Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật trong nước và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp”.

Việc bổ sung thêm cụm từ “trừ Hiến pháp” vào nguyên tắc là một điểm mới của hai đạo luật này và có ý nghĩa trong việc xác định rõ hơn thứ tự áp dụng đối với ĐƯQT. Theo đó, thứ tự áp dụng sẽ lần lượt là: Hiến pháp  ĐƯQT VBQPPL trong nước. Dựa vào quy định này, một số tác giả kết luận rằng lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp Việt Nam ĐƯQT đã có được một vị trí xác định trong thang bậc hiệu lực: thấp hơn Hiến pháp và cao hơn các đạo luật quốc gia. Tuy nhiên, tác giả không đồng tình với quan điểm ấy bởi quy định tại khoản 5 Điều 156 chỉ xác định thứ tự áp dụng chứ không phải là thứ bậc hiệu lực của văn bản do chúng không nằm trong cùng một hệ thống. Cũng có ý kiến đồng tình với quan điểm “tính ưu tính áp dụng” không đồng nhất với “trật tự hiệu lực” song mặt khác ủng hộ việc cần phải sửa đổi luật hiện hành theo hướng quy định rõ ĐƯQT có hiệu lực pháp lý cao hơn pháp luật quốc gia. (Xem thêm: Trần Hữu Duy Minh, Hiệu lực pháp lí và việc áp dụng điều ước quốc tế ở Việt Nam, Tạp chí Luật học, số 3, năm 2016, tr. 38-45).

Trong hệ thống của chính nó, VBQPPL có trật tự thứ bậc rõ ràng, trong khi các ĐƯQT được xem là có giá trị pháp lý ngang nhau.VBQPPL là tên gọi chung của nhiều loại văn bản cụ thể khác nhau mà theo pháp luật hiện hành gồm 15 loại/ nhóm loại được quy định tại Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015. Trật tự xếp khoản của 15 loại/ nhóm loại văn bản này cũng đồng thời thể hiện thứ bậc hiệu lực pháp lý của chúng, theo đó Hiến pháp đứng ở vị trí cao nhất và thấp nhất là Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã. Tương tự, ĐƯQT cũng không phải là tên riêng của một loại văn bản cụ thể mà là tên gọi chung cho tất cả những “thỏa thuận bằng văn bản” thỏa mãn những điều kiện được nêu trong định nghĩa tại Điều 2 Luật Điều ước quốc tế 2016. (Xem thêm Giáo trình Luật Quốc tế – Nguyễn Thị Kim Ngân, Chu Mạnh Hùng (đồng chủ biên), NXB. Giáo dục Việt Nam 2010). Khác biệt ở chỗ, giữa các ĐƯQT không có sự phân biệt cao thấp dù mục đích và chủ thể xây dựng nên những ĐƯQT là rất khác nhau. Thông lệ quốc tế chỉ có một số nguyên tắc trong việc xác lập trật tự áp dụng các ĐƯQT chứ không phải là xác lập trật tự thứ bậc. (Xem: Nguyễn Thị Thuận, Giải quyết vấn đề xung đột về hiệu lực giữa các điều ước quốc tế, Tạp chí Luật học, số 6, năm 2005, tr. 52-56).

Hiệu lực về thời gian của điều ước quốc tế so với văn bản quy phạm pháp luật

ĐƯQT có thể có hiệu lực ứng trước nhưng không có hiệu lực trở về trước. Một hình thức hiệu lực đặc thù chỉ xuất hiện ở ĐƯQT mà không tồn tại ở VBQPPL đó là hiệu lực “ứng trước”. Đây là trường hợp, một phần hoặc toàn bộ ĐƯQT được áp dụng tạm thời trong thời gian hoàn thành thủ tục để ĐƯQT có hiệu lực. Trong khi đó, VBQPPL kể cả trong trường hợp ban hành theo thủ tục rút gọn cũng sẽ có hiệu lực chính thức luôn chứ không có quy chế áp dụng tạm thời giống như ĐƯQT. Ở chiều ngược lại, nếu như VBQPPL trong một số trường hợp có thể được quy định hiệu lực trở về trước (hiệu lực hồi tố) thì xuyên suốt Luật Điều ước quốc tế 2016 chúng ta không tìm thấy bất cứ quy định nào cho phép việc áp dụng ĐƯQT để điều chỉnh các quan hệ xã hội xảy ra trước thời điểm điều ước đó có hiệu lực.

Quy trình rút gọn đối với ĐƯQT chú trọng vào việc giản lược một số bước hoặc cho phép tiến hành đồng thời, trong khi quy trình rút gọn đối với VBQPPL chú trọng cả vào việc rút ngắn các thời hạn. Việc áp dụng quy trình rút gọn không đồng nghĩa với việc làm cho ĐƯQT có hiệu lực sớm hơn mà chủ yếu làm cho các bước, các thủ tục đơn giản hơn, gọn nhẹ hơn. Trong khi đó, VBQPPL nếu được xây dựng, ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì còn có thể có hiệu lực sớm hơn, ngay kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành.

Tại sao điều ước quốc tế là nguồn cơ bản của luật quốc tế
ĐƯQT có cơ chế bảo lưu, VBQQPL thì không. Bảo lưu là tuyên bố của nước CHXHCN Việt Nam hoặc bên ký kết nước ngoài khi ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập ĐƯQT nhiều bên nhằm loại trừ hoặc thay đổi hiệu lực pháp lý của một hoặc một số quy định trong ĐƯQT. Để so sánh, các quy định trong cùng một VBQPPL sẽ luôn phát sinh hiệu lực vào cùng một thời điểm với nhau chứ không thể “để lại” một số điều khoản.

ĐƯQT có cơ chế gia hạn, VBQPPL không có thủ tục gia hạn độc lập. Khi một ĐƯQT đã hết hiệu lực mà đối tượng và mục đích chưa đạt được hoặc các bên muốn tiếp tục thực hiện thì các bên có thể tiến hành gia hạn điều ước theo hình thức gia hạn tự động hoặc gia hạn có điều kiện. Đây là một thủ tục độc lập (tương đương với sửa đổi, bổ sung…) thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Điều ước quốc tế 2016 (xem Điều 1) và được cụ thể hóa với những quy định tại Điều 54 và Điều 74. Trong khi đó, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 không hề nhắc đến biện pháp gia hạn một VBQPPL đang có hiệu lực. Mặc dù trên thực tế, tồn tại khả năng một VBQPPL (hoặc một phần nội dung của nó) đáng nhẽ phải chấm dứt hiệu lực nhưng được giữ lại trong một thời hạn nhất định (hiệu lực chuyển tiếp) song đây hoàn toàn không phải là một thủ tục độc lập.

ĐƯQT có thời hạn tồn tại khá phổ biến, trong khi rất hiếm VBQPPL tự quy định thời điểm hết hiệu lực. Mặc dù “hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản” được nêu thành căn cứ đầu tiên trong các căn cứ làm chấm dứt hiệu lực của VBQPPL song trên thực tế rất hãn hữu mới có VBQPPL tự quy định “ngày khai tử” của mình trong điều khoản thi hành. Ở chiều tương phản, các ĐƯQT có thời hạn tồn tại phổ biến bên cạnh các điều ước vô thời hạn.
ĐƯQT đang có hiệu lực cũng có thể bị tạm đình chỉ tương tự như các VBQPPL của quốc gia. VBQPPL có thể bị ngưng hiệu lực nếu có dấu hiệu trái pháp luật hoặc để giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội phát sinh trong một thời gian nhất định. Các bên kết ước có thể tạm đình chỉ điều ước trong trường hợp có hành vi vi phạm nghiêm trọng điều ước của một bên hoặc sự thay đổi cơ bản của hoàn cảnh.

Hiệu lực về không gian và đối tượng tác động của điều ước quốc tế so với văn bản quy phạm pháp luật

Về nguyên tắc, VBQPPL của cơ quan nhà nước ở trung ương có hiệu lực trong phạm vi cả nước cũng giống như các ĐƯQT (dù nhân danh Nhà nước hay Chính phủ) đều có hiệu lực trên phạm vi toàn lãnh thổ của các quốc gia tham gia kết ước. Trường hợp ngoại lệ, phạm vi tác động về không gian của ĐƯQT có thể mở rộng hoặc thu hẹp, có thể áp dụng trên cả các vùng không thuộc lãnh thổ quốc gia hoặc cũng có thể chỉ áp dụng đối với một bộ phận cụ thể của lãnh thổ quốc gia. Phạm vi tác động về không gian của VBQPPL cũng có những ngoại lệ so với nguyên tắc chung, song chỉ theo hướng thu hẹp lại.

Hiệu lực về đối tượng tác động lại là điểm thể hiện sự khác biệt khá lớn giữa ĐƯQT và VBQPPL. Về lý thuyết, VBQPPL có hiệu lực trên phạm vi địa lý nào thì sẽ tác động được đến tất cả những cá nhân, tổ chức sinh sống trên vùng lãnh thổ đó nếu như không có sự tự giới hạn (thường được nêu trong điều khoản về đối tượng điều chỉnh). Trong khi đó, ĐƯQT không phải bao giờ cũng tạo ra giá trị tác động trong môi trường luật quốc gia mà điều này phụ thuộc vào chính nội dung của nó và cách thức thực hiện nó. Thực tế đã có trường hợp, ĐƯQT tuy được phép áp dụng trực tiếp nhưng cũng chẳng hề tạo ra quyền, nghĩa vụ pháp lý cho các cá nhân, tổ chức khác bởi nội dung của nó chỉ thuần túy liên quan đến các quốc gia mà thôi.

Một điểm khác cần lưu ý là “ĐƯQT có liên quan” có thể là căn cứ làm thay đổi hiệu lực về không gian (và cả đối tượng tác động) của VBQPPL trong nước nhưng ở chiều ngược lại, quốc gia không được viện dẫn quy định của pháp luật trong nước để làm thay đổi hiệu lực của một ĐƯQT đã ký kết nếu không có sự chấp thuận của (các) bên chủ thể còn lại. (Theo khoản 1, Điều 155 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015).

Theo Phaply.vn

Điều ước quốc tế là sự thỏa thuận giữa các chủ thể của luật quốc tế với nhau trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng nhằm thiết lập những quy tắc pháp lý bắt buộc gọi là những quy phạm luật quốc tế để ấn định, thay đổi hoặc hủy bỏ những quyền và nghĩa vụ đối với nhau. Điều ước quốc tế được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: Hiến chương, Hiệp ước, Công ước, Nghị định thư, tuyên bố, thông báo, tạm ước…[1][2]

Mục lục

  • 1 Chủ thể
  • 2 Thể thức
  • 3 Hình thức
    • 3.1 Hiến chương
    • 3.2 Hiệp ước
    • 3.3 Công ước
    • 3.4 Nghị định thư
    • 3.5 Hình thức khác
  • 4 Nội dung
  • 5 Phân loại
  • 6 Thẩm quyền ký
  • 7 Áp dụng trong pháp luật quốc gia
    • 7.1 Nguyên tắc thực hiện
    • 7.2 Phương thức áp dụng
  • 8 Xem thêm
  • 9 Chú thích

Chủ thểSửa đổi

Chủ thể của điều ước quốc tế phải là các chủ thể của Luật quốc tế, bao gồm: Quốc gia, tổ chức quốc tế và các chủ thể khác của Luật quốc tế.

Thể thứcSửa đổi

Điều ước quốc tế tồn tại chủ yếu dưới hình thức văn bản. Trước đây, trong quan hệ quốc tế có sự xuất hiện của một số điều ước quân tử (bất thành văn), tuy nhiên các điều ước loại này hiện nay hầu như không còn tồn tại trong quan hệ giữa các chủ thể của luật quốc tế.

Tên gọi của điều ước quốc tế hoàn toàn phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên. Trong thực tiễn quan hệ quốc tế, phụ thuộc vào phạm vi và nội dung của điều ước, mà điều ước quốc tế có thể có một số tên gọi khác nhau (hình thức) như: Hiệp ước, công ước, định ước, nghị định thư, hiệp định…

Kết cấu của điều ước quốc tế bao gồm các phần: Lời nói đầu, nội dung chính, phần cuối cùng, phụ lục.

Ngôn ngữ của điều ước quốc tế: Thông thường, điều ước quốc tế song phương thường được soạn thảo bằng ngôn ngữ của cả hai bên (trừ khi có thỏa thuận khác). Riêng đối với các điều ước quốc tế đa phương phổ cập thường được soạn thảo bằng các ngôn ngữ làm việc chính thức của Liên hợp quốc đó là: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Ả Rập.

Hình thứcSửa đổi

Hiến chươngSửa đổi

Hiến chương là điều ước quốc tế nhiều bên, ấn định những nguyên tắc cơ bản về quan hệ giữa các nước với nhau. Ví dụ: Hiến chương Liên hiệp quốc, Hiến chương ASEAN…

Hiệp ướcSửa đổi

Hiệp ước (hiệp định) là văn kiện ấn định về những vấn đề có ý nghĩa lớn trong quan hệ quốc tế. Ví dụ: Hiệp định về thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTTP)…

Công ướcSửa đổi

Công ước là điều ước có tính chất chuyên môn về khoa học kỹ thuật hay một lĩnh vực nào đó. Ví dụ: Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển (UNCLOS).

Nghị định thưSửa đổi

Nghị định thư là văn kiện để giải thích, bổ sung, sửa đổi một điều ước quốc tế đã được ký hoặc để ấn định một biện pháp cụ thể nhằm thực hiện một hiệp ước. Ví dụ: Nghị định thư Kyoto về việc cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính (thực hiện Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu – UNFCCC)...

Hình thức khácSửa đổi

Ngoài ra, còn có các hình thức khác như: Tuyên bố, thông báo, tạm ước, hòa ước…

Nội dungSửa đổi

Nội dung của điều ước quốc tế là những nguyên tắc, quy phạm pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ pháp lý cho các bên kí kết, có giá trị pháp lí ràng buộc đối với các bên. Những nguyên tắc, quy phạm này phải được xây dựng trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên, xuất phát từ nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế là bình đẳng và tự nguyện.

Phân loạiSửa đổi

Căn cứ số lượng các bên tham gia:

  • Điều ước hai bên: là điều ước do hai chủ thể của luật quốc tế ký với nhau.
  • Điều ước nhiều bên: là điều ước do nhiều chủ thể ký kết với nhau.

Căn cứ vào chủ thể ký kết điều ước:

  • Điều ước quốc tế có tính chất chính phủ: Là do các chính phủ trực tiếp ký kết với nhau.
  • Điều ước quốc tế có tính chất phi chính phủ: Là do các chủ thể không phải là chính phủ của các quốc gia ký kết với nhau.

Thẩm quyền kýSửa đổi

Thẩm quyền ký điều ước quốc tế là chủ thể Luật quốc tế bao gồm:

  • Đại diện có thẩm quyền đương nhiên: Nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao; đại diện cho quốc gia tại tổ chức quốc tế hoặc hội nghị quốc tế.
  • Đại diện có thẩm quyền theo ủy quyền.

Áp dụng trong pháp luật quốc giaSửa đổi

Nguyên tắc thực hiệnSửa đổi

Một là, theo nguyên tắc tận tâm thực hiện các cam kết quốc tế (nguyên tắc Pacta Sunt Servanda). Tiền thân của nó là nguyên tắc Tuân thủ điều ước quốc tế xuất hiện từ thời La mã cổ đại và tồn tại hàng ngàn năm dưới dạng tập quán pháp lý quốc tế trước khi được ghi nhận chính thức trong điều ước quốc tế. Đây là nguyên tắc được ghi nhận trong hầu hết các văn bản pháp luật quan trọng của luật quốc tế: Khoản 2 điều 2 của Hiến chương Liên hợp quốc quy định "tất cả các thành viên Liên hợp quốc thiện chí thực hiện các nghĩa vụ do Hiến chương đặt ra"; Công ước Viên năm 1969 quy định "mỗi điều ước quốc tế hiện hành đều ràng buộc các bên tham gia và đều được các bên thực hiện một cách thiện chí"; Tuyên bố 1970 về các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế cũng ghi nhận nguyên tắc này.

Hai là, nguyên tắc thi hành hiệu lực ràng buộc của điều ước quốc tế trên phạm vi lãnh thổ quốc gia thành viên. Điều 29 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế ghi "Một điều ước ràng buộc mỗi quốc gia thành viên trong phạm vi toàn bộ lãnh thổ của quốc gia thành viên đó" trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Các quy định về các nguyên tắc áp dụng điềuước quốc tế đảm bảo các quốc gia thành viên có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật quốc tế vừa tạo điều kiện cho các quốc gia sử dụng điều ước quốc tế để điều chỉnh các quan hệ nảy sinh trong đời sống quốc tế.

Phương thức áp dụngSửa đổi

Phương thức chuyển hóa là phương thức áp dụng pháp luật quốc tế gián tiếp, cơ quan lập pháp chuyển hóa (nội luật hóa) các quy tắc có liên quan của pháp luật quốc tế thành pháp luật quốc gia: ban hành một luật riêng để thực hiện một điều ước quốc tế (CRC- Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em); sửa đổi, bổ sung luật cũ cho phù hợp với điều ước quốc tế mà quốc gia đã ký kết hoặc tham gia.

Phương thức chấp nhận là phương thức áp dụng pháp luật quốc tế trực tiếp; hiến pháp, pháp luật của quốc gia quy định pháp luật quốc tế có hiệu lực trong pháp luật quốc gia, thì quốc gia có thể áp dụng trực tiếp pháp luật quốc tế.

Xem thêmSửa đổi

  • Công pháp quốc tế
  • Pháp luật quốc gia
  • Tập quán quốc tế

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (9 tháng 4 năm 2016). “Luật Điều ước quốc tế”. Truy cập 1 tháng 1 năm 2020.
  2. ^ “Công ước viên năm 1969”. 23 tháng 5 năm 1969. Truy cập 1 tháng 1 năm 2021.