Ví dụ về tính khách quan của kiểm toán viên

Khả năng kiểm toán được xem xét là một trong các nghiệp vụ cần có của người kiểm toán viên. Cũng là công việc quan trọng được thực hiện bởi nghề nghiệp kiểm toán. Phản ánh các khả năng trong giải quyết các công việc của công ty. Hoạt động kiểm toán được nhắc đến trong vấn đề giải quyết các báo cáo tài chính. Và tính chính xác là tính chất bắt buộc của đặc thù nghề nghiệp. Để thực hiện được các khả năng kiểm toán cần các điều kiện nhất định được đáp ứng.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

1. Khả năng kiểm toán là gì?

Khả năng kiểm toán trong tiếng Anh là Auditability.

Khái niệm.

Khả năng kiểm toán là kết quả phản ánh khả năng của kiểm toán viên trong hoạt động nghề nghiệp. Theo đó, xác định kết quả đạt được trong việc kiểm tra báo cáo tài chính của công ty. Với hoạt động kiểm toán gắn với yêu cầu về xác minh báo cáo tài chính. Các hoạt động kiểm tra, xác minh được thể hiện xung quanh khả năng này. Yêu cầu đưa ra phản ánh kết quả nhận định tính chính xác của báo cáo tài chính. Nên để phát huy hiệu quả của hoạt động kiểm toán, cần được tiếp cận báo cáo với tính chính xác, cụ thể và toàn diện.

Khả năng kiểm toán sẽ phụ thuộc vào tính chất và mức độ thể hiện của các báo cáo tài chính. Bao gồm tính đầy đủ trong thực tiễn ghi chép tài chính của công ty. Ngoài ra cần tính minh bạch của báo cáo hoạt động. Để các kết quả kiểm toán có ích cho hoạt động của công ty. Cũng như kết quả phản ánh đúng hiện trạng trong hoạt động cần sự ngay thẳng của quản lí công ty trong việc tương tác với kiểm toán viên. Ngoài các thông tin được cung cấp qua báo cáo tài chính, quản lý công ty cần cung cấp cho kiểm toán viên các thông tin được yêu cầu.

Các khía cạnh thể hiên với khả năng kiểm toán.

Với chủ thể thực hiện hoạt động kiểm toán là các kiểm toán viên. Đối tượng này cần có các đòi hỏi về trình độ và chuyên môn nhất định.

Đối tượng là các báo cáo tài chính của công ty. Trong hoạt động của một công ty, các phản ánh được thể hiện trên báo cáo tài chính. Nó đưa đến thông tin về hoạt động cụ thể của doanh nghiệp. Và trong đó có các khoản thu, chi được thực hiện. Các phản ánh này được kiểm tra để xác minh tính chính xác, công khai và minh bạch.

Hoạt động thực hiện xung quanh việc kiểm tra, xác minh tính đúng đắn. Mục đích hoạt động của một công ty cần được phản ánh thông qua tính cụ thể. Cũng như các mục tiêu chiến lược cần được phản ánh bằng các thành công cụ thể trong kế hoạch. Do đó, mỗi giai đoạn hay tiến trình cần được thực hiện chính xác và hiệu quả. Hoạt động của kiểm toán giúp đảm bảo các kế hoạch và mục tiêu chiến lược đạt được trên thực tế.

2. Đặc điểm:

Hoạt động kiểm toán cần thực hiện trên cơ sở hệ thống dữ liệu phản ánh. Với các đối tượng là báo cáo tài chính trong hoạt động của công ty. Do đó, sự phụ thuộc và tác động của đối tượng lên hoạt động kiểm toán được thể hiện. Kết quả đạt được trong quá trình kiểm toán nhằm phản ánh đánh tính chính xác của hệ thống dữ liệu được cung cấp. Do đó, bác báo cáo tài chính cần được cung cấp đầy đủ. Tính chất đầy đủ phải được hiểu theo nghĩa đem đến thuận lợi cho quá trình kiểm toán.

Với yêu cầu đó, báo cáo tài chính cần phản ánh đầy đủ, chính xác và cụ thể hoạt động tài chính. Các báo cáo mô tả chính xác các nội dung tiến hành. Hoạt động được thực hiện có hiệu quả nhất khi kiểm toán viên được cấp quyền truy cập các thông tin tài chính chính xác và đầy đủ của công ty. Điều này giúp kiểm toán viên đánh giá kĩ lưỡng và chính xác hơn về tình hình tài chính của công ty.

Xem thêm: Kiểm toán viên là gì? Các tiêu chuẩn để làm kiểm toán viên?

– Các lĩnh vực thuộc phạm vi kiểm toán.

Bao gồm đánh giá kiểm soát chất lượng và quản trị rủi ro. Với ý nghĩa trước mắt, hoạt động kiểm toán giúp đưa ra phản ánh đối với hoạt động công ty. Là các nội dung kết luận về chất lượng thể hiên trong báo cáo tài chính. Vấn đề kiểm soát chất lượng được đặt ra. Với các phản ánh của báo cáo tài chính, kiểm toán sẽ đánh giá được chất lượng liên quan. Vấn đề kiểm soát bao gồm duy trì chất lượng, hay đảm bảo chất lượng cung cấp tốt nhất.

Ý nghĩa lớn hơn được xác định đối với hoạt động kiểm toán là quản trị rủi ro. Với một doanh nghiệp, các hoạt động tài chính được thực hiện rất đa dạng. Các tính chất nội dung và ý nghĩa cũng được phản ánh khác nhau. Do đó, yếu tố rủi ro cần được xác định kịp thời. Khả năng kiểm toán hiệu quả khi đưa ra được các tính chất của hoạt động tài chính. Cũng như đánh giá được hiệu quả và chất lượng của hoạt động. Xác định các yếu tố có thể dẫn đến rủi ro. Đồng thời tạo căn cứ cho quản lý công ty có cơ sở trong quản trị rủi ro. Bao gồm phòng ngừa, khắc phục các thiệt hại nếu có.

Khi không có đủ các cung cấp trong báo cáo tài chính, kiểm toán viên không thể đưa ra kết luận chính xác trong đánh giá. Các khả năng khi đó cũng bị hạn chế do không có đầy đủ cơ sở. Điều này có thể đến từ một nhóm quản lí bất tài hoặc không sẵn sàng cung cấp cho kiểm toán viên các thông tin mà họ cần liên quan đến hai lĩnh vực này. Có thể là lí do tiềm năng để kiểm toán viên đưa ra quyết định.

– Các yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng đến khả năng kiểm toán.

Các yếu tố này cũng liên quan mật thiết đến mức độ thông tin kiểm toán viên được cung cấp. Nội dung càng cụ thể và đa dạng bao nhiêu, khả năng chính xác của hoạt động càng được phản ánh bấy nhiêu. Bên cạnh đó là yếu tố chuyên nghiệp của kiểm toán viên khi thực hiện công việc. Như vậy có thể thấy các yếu tố khác được tính đến như:

Chứng từ kế toán của công ty không đầy đủ.

Có hay không báo cáo tài chính đã được trình bày tuân thủ theo Nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung (GAAP). Để thực hiện hiệu quả hoạt động kiểm toán, các báo cáo tài chính là cơ sở dữ liệu có ý nghĩa quan trọng nhất. Khi thiếu thông tin, chứng từ sẽ cản trở đến việc hệ thống thông tin của kiểm toán viên. Việc đánh giá không được tiến hành. Nếu được tiến hành cũng không thể phản ánh tính chính xác. Do đó yếu tố này được xem là nguyên nhân lớn ảnh hưởng đến khả năng kiểm toán.

Các trường hợp nghi ngờ hoặc phát hiện gian lận.

Tính chính xác và minh bạch được đặt ra đối với hoạt động kế toán. Nếu công ty muốn phản ánh các kết quả phân tích báo cáo cụ thể, chính xác nhất cần các thông tin phản ánh chính xác. Do đó bất cứ hoạt động nào làm biến đổi tính chất vấn đề đều có thể ảnh hưởng đến kết quả báo cáo. Vì vậy mà sự gian lận chính là một yếu tố có thể ảnh hưởng đến khả năng kiểm toán.

Hoạt động của kiểm toán viên có đủ độc lập với các đối tượng được kiểm toán hay không.

Khi các yếu tố khác đều được đảm bảo. Chúng ta cũng cần quan tâm đến hiệu quả làm việc của kiểm toán viên. Đó là tính chất thực hiện đúng, phản ánh chân thật công việc. Và với chuyên môn và năng lực của họ, cần đảm bảo họ đang thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình. Đặc biệt là phải thực hiện hoạt động kiểm toán vì mục đích của công ty. Đó là phản ánh các đánh giá khách quan, chính xác. Điều này giúp quản lý công ty đánh giá được các hoạt động đang diễn ra. Cũng từ đó mà có các phương hướng điều chỉnh kịp thời.

3. Ví dụ về khả năng kiểm toán:

Đây là ví dụ về không có khả năng kiểm toán. Lý do được xác định khi các tài liệu và chứng từ kế toán không đầy đủ để có thể thực hiện công tác phân tích, đánh giá. Nội dung được mô tả trong báo cáo của Văn phòng trách nhiệm chính phủ (GAO) ngày 12/1/2017 về chính phủ liên bang tại Mỹ.

Xem thêm: Kiểm toán là gì? Bản chất, chức năng, ý nghĩa và tác dụng của kiểm toán?

Theo báo cáo, GAO có nhiệm vụ điều tra chi tiêu của liên bang và báo cáo cho Quốc hội Mỹ. Các tài liệu được xem xét căn cứ là các khoản chi được thực hiện bởi các liên bang. Trong mục đích muốn xác nhận các khoản chi tiêu đã hợp lý chưa. Tuy nhiên, GAO đã không thể hoàn thành kiểm toán cho chính phủ liên bang vì kết luận đưa ra: “chúng tôi không thể có đủ bằng chứng thích hợp để cung cấp cơ sở cho ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính tổng hợp”.

Kết luận này đã không thực hiện theo đúng mục đích ban đầu đề ra. Khi mà ban kiểm toán không đưa ra được kết luận phân tích. Việc này không giúp chính phủ Mỹ có được thông tin về đánh giá và phân tích hoạt động chi tiêu. Tuy nhiên, các công ty ở các vị trí tương tự có giá cổ phiếu giảm mạnh. Họ phải đối mặt với các phản ứng tiêu cực từ các nhà đầu tư và phải đối mặt với các qui định.

Kết luận.

Như vậy, khả năng kiểm toán hiệu quả sẽ được phản ánh thông qua hiệu quả hoạt động của công ty. Cũng như các tác động đối với tính minh bạch báo cáo tài chính sẽ đưa đến hiệu quả trong hoạt động kiểm toán. Từ đó mà các báo cáo tài chính được kiểm tra, xem xét và phản ánh đúng các nội dung hoạt động của công ty. Hiệu quả này góp phần trong đẩy mạnh hoạt động kinh doanh hay phát triển doanh nghiệp.

Có nhiều yếu tố cần được xem xét, đánh giá để đưa đến các kết luận kiểm toán chính xác nhất. Cũng như các hiệu quả có thể đưa đến phản ánh tình trạng thực tế của công ty. Giúp cho nhà quản lý điều chỉnh hoạt động, kịp thời khắc phục cần thiết trong hoạt động tài chính.

Trên đây là nội dung phân tích của công ty Luật Dương gia đối  với chủ đề: “Khả năng kiểm toán là gì? Đặc điểm và ví dụ về khả năng kiểm toán”. Các nội dung đề cập dựa trên thực tế phản ánh hiệu quả khả năng kiểm toán.