Tại sao điện thoại lại nổ

Trong thời đại công nghệ tiềm ẩn biết bao mối nguy hại, liệu bạn có biết “dấu hiệu điện thoại sắp nổ hay sắp có dấu hiệu nổ như thế nào?” hay không? Và nếu thực sự gặp vấn đề này chúng ta nên làm gì? Tất cả sẽ được Ben Computer giải đáp cho bạn ngay dưới đây nhé!

Điện thoại phát nổ là một điều rất nguy hiểm và có thể gây thiệt hại về cả tính mạng và của cải. Nói đến nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng điện thoại phát nổ, chúng ta có thể kể đến những lý do dưới đây:

  • Điện thoại và phụ kiện được mua ở những cơ sở không đảm bảo chất lượng
  • Sạc pin qua đêm hoặc vừa sạc pin vừa sử dụng
  • Đặt để điện thoại ở nơi có nhiệt độ cao, bí bích và không thông thoáng
  • Điện thoại bị ảnh hưởng bởi những cú va chạm mạnh
  • Nghe – gọi, để điện thoại tiếp xúc với trời mưa
  • Sử dụng bộ sạc không phải của thiết bị điện tử
  • Lỗi sản xuất đến từ chính nhà sản xuất
  • Điện thoại sử dụng đã quá nóng

Tại sao điện thoại lại nổ

Vì sao điện thoại nổ? Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng điện thoại phát nổ

II. Dấu hiệu điện thoại sắp nổ có thể gây chết người

Tương tự với những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nổ điện thoại, người dùng có thể nhận diện được một số những dấu hiệu để ngăn chặn tình trạng này xảy ra. Dưới đây là 5 dấu hiệu điện thoại sắp nổ mà bạn cần hết sức chú ý.

1. Điện thoại sử dụng có dấu hiệu nóng bất thường

Điều này thường xảy ra khi bạn mua mua điện thoại hỏng, hoặc điện thoại cũ đã bị thay thế phụ kiện mà bạn không biết. Nếu đang sử dụng mà bạn tự dưng thấy điện thoại của mình nóng lên trong khi mình không hề tác động tới thì bạn cần chú ý. Có thể đây là dấu hiệu điện thoại có thể phát nổ nếu tiếp tục sử dụng.

Tại sao điện thoại lại nổ

2. Điện thoại vừa va chạm mạnh có dấu hiệu hỏng hóc

Việc đánh rơi hay để điện thoại va chạm mạnh với xung quanh có thể khiến cho linh kiện, bộ phận bị hỏng hóc. Điều này sẽ khiến các bộ phận bị ảnh hưởng bắt đầu phát những tín hiệu lạ. Đồng thời có thể phát nổ nếu tình trạng này kéo dài hơn.

Tại sao điện thoại lại nổ

3. Pin điện thoại có vấn đề

Pin điện thoại là một vấn đề lớn trong các vụ nổ điện thoại gần đây. Pin kém chất lượng, xuống cấp cũng làm cho thiết bị điện tử trở nên tệ hơn. Chưa kể những nguy cơ về vấn đề chập cháy thậm chí nổ cũng là rất lớn. Vì vậy cần chú ý, tránh để tình trạng pin quá tệ, chẳng hạn như tình trạng phồng pin.

Tại sao điện thoại lại nổ

4. Khi sạc điện thoại có dấu hiệu nóng lên

Một trong những dấu hiệu đáng quan tâm nữa chính là hiện tượng sạc điện thoại nổ chết người. Gần đây, vụ nổ điện thoại mới nhất cũng có thể là bởi lý do này. Việc sạc điện thoại mà có dấu hiệu nóng lên thì người dùng cần chú ý.

Tại sao điện thoại lại nổ

5. Sử dụng sạc điện thoại không đúng và có dấu hiệu vào điện rất chậm

Điện thoại bị nổ khi đang sạc là chuyện có thể gặp khi bạn cắm một bộ sạc không phải của điện thoại. Khi đó dấu hiệu đầu tiên chính là pin vào rất chậm, thậm chí càng sạc pin càng xuống nhanh. Tình trạng kéo dài có thể khiến điện thoại nổ nhanh chóng.

Tại sao điện thoại lại nổ

III. Cách xử lý khi điện thoại sắp phát nổ

Như vậy, 5 dấu hiệu rõ ràng nhất để bạn có thể nhận diện điện thoại bị nổ đã được Ben Computer gửi tới bạn. Tuỳ theo những dấu hiệu và tình trạng mà người dùng có thể xử lý.

Trước tiên khi điện thoại có những dấu hiệu trên việc đầu tiên là bạn nên ngưng sử dụng điện thoại để tránh tình trạng tồi tệ hơn. Nếu điện thoại bị ảnh hưởng do pin hay phụ kiện như bộ sạc thì bạn nên thay pin cũng như mua bộ sạc chính hãng, đúng với sản phẩm.

Nếu điện thoại bị rơi vỡ hay va chạm mà có dấu hiệu xuống cấp bạn nên mang ngay tới store để được kiểm tra và sữa chữa nếu có hỏng hóc. Tránh tối đa việc nước ngấm vào điện thoại, ngay cả khi điện thoại của bạn có khả năng chống nước tốt.

Tại sao điện thoại lại nổ

Việc đầu tiên bạn nên làm chính là ngưng sử dụng khi phát hiện điện thoại có vấn đề

IV. Một số điều cần tránh nổ điện thoại

Vậy bạn nên sử dụng điện thoại như thế nào? Cần tránh những gì để đảm bảo điện thoại bền đẹp và hạn chế tối đa điện thoại phát nổ trong quá trình sử dụng.

  • Nếu thấy điện thoại quá nóng thì ngưng sạc điện thoại, thậm chí ngưng dùng một lúc.
  • Không sử dụng điện thoại khi đang sạc.
  • Không đặt để điện thoại trên giường, gần người khi đang sạc để đảm bảo không gây nên sự nóng điện thoại. Nên sạc ở những nơi thoáng mát và đặt trên những bề mặt cách nhiệt tốt.
  • Không để ánh nắng rọi vào điện thoại quá lâu, đặc biệt là khi đang sử dụng và sạc pin.
  • Cần mua và sử dụng điện thoại chống cháy nổ đảm bảo chính hãng và linh kiện là mới hoàn toàn.

Tại sao điện thoại lại nổ

Nằm lòng lưu ý để tránh điện thoại nổ ảnh hưởng đến chính mình

Trên đây là những thông tin mà Ben Computer chia sẻ tới quý khách hàng về những dấu hiệu điện thoại sắp nổ, những nguyên nhân và lưu ý để đảm bảo an toàn cho chính mình khi sử dụng điện thoại. Hi vọng chúng có ích với quý ban đọc. Hẹn gặp lại trong các chuyên mục sau.

Nhiều vụ hỏa hoạn và thương tích do điện thoại phát nổ đã diễn ra gần đây. Đâu là nguyên nhân và làm thế nào để ngăn ngừa sự cố này?

Thông thường các vụ nổ điện thoại xảy ra riêng lẻ, ngẫu nhiên, đưa đến những hậu quả khác nhau. Nhẹ thì hỏng thiết bị, nặng hơn có thể gây thương tích cho người dùng, hỏa hoạn thậm chí dẫn đến chết người.

Tại sao điện thoại lại nổ
Các vụ nổ điện thoại tiềm ẩn nguy hiểm khó lường. Ảnh: Maketecheasier.

Vậy đâu mới là nguyên nhân dẫn đến các vụ nổ điện thoại mà thỉnh thoảng chúng ta vẫn nghe thấy trên phương tiện thông tin đại chúng và làm cách nào để bảo vệ bản thân trước nguy cơ này?

Những nguyên nhân gây nổ điện thoại

Lỗi từ nhà sản xuất

Đầu tiên là những khiếm khuyết trong quá trình sản xuất. Lỗi pin (như trường hợp của Galaxy Note 7), sử dụng sai linh kiện hoặc lỗi dây chuyền lắp ráp có thể khiến cho linh kiện bên trong điện thoại bị hỏng.

Nếu xảy ra tình trạng này, có khả năng điện thoại sẽ phát nổ một cách ngẫu nhiên mà người dùng không thể phòng tránh được.

Thiết kế lỗi hoặc sản phẩm bị làm giả cũng là nguyên nhân dẫn đến nổ pin. Vấn đề này hay gặp trên các điện thoại giá rẻ của những nhà sản xuất ít tên tuổi, hoặc những sản phẩm bán trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ, bị làm giả, thay thế linh kiện.

Hỏng hóc bên trong điện thoại

Việc đánh rơi điện thoại có thể làm nứt linh kiện bên trong, chập các mạch điện tử, khiến cho pin phồng lên và kết thúc với một vụ nổ.

Thông thường khi làm rơi điện thoại, mọi người sẽ đi đến cửa hàng để thay màn hình hoặc vỏ máy mà không chú ý tới pin. Ít người biết rằng tác động từ cú rơi sẽ làm thay đổi cấu trúc cơ học và hóa học của vn pin, làm vỡ các cell bên trong. Điều này khiến cho pin bị phồng và tiềm ẩn nguy cơ phát nổ.

Tại sao điện thoại lại nổ
Pin phồng là một dấu hiệu nguy hiểm. Ảnh: Maketecheasier.

Để đảm bảo an toàn, mọi người nên thường xuyên kiểm tra tình trạng pin điện thoại, đặc biệt là trong trường hợp hay làm rơi. Các dấu hiệu cần chú ý gồm: máy biến dạng, pin phồng, máy quá nóng, đặc biệt là khi sạc, điện thoại tự khởi động lại, điện thoại hết pin rất nhanh, điện thoại sạc lúc được lúc không.

Nếu có một trong những dấu hiệu đó, người dùng nên thay pin điện thoại để đảm bảo an toàn, tránh những vụ nổ nguy hiểm.

Điện thoại quá nóng

Ở trong môi trường nhiệt độ cao có thể khiến cho các cell pin bị vỡ và gây chập mạch điện tử. Lỗi không tự ngắt pin khi sạc đầy cũng có thể xuất hiện nếu điện thoại được sạc ở nơi quá nóng.

Sạc một viên pin đang ở trong tình trạng nóng sẽ gây ra hiện tượng cộng hưởng nhiệt. Tức là thay vì hạ nhiệt thì pin sẽ ngày càng nóng hơn. Đây là chất xúc tác cho một vụ nổ pin.

Tại sao điện thoại lại nổ
Sạc điện thoại trong điều kiện quá nóng có thể dẫn đến nổ pin. Ảnh: Maketecheasier.

Có nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng này. Điển hình nhất là vừa sạc pin vừa chơi các game đồ họa nặng. Mặc dù một chiếc smartphone mạnh có thể làm đồng thời nhiều việc, nó vẫn tỏa ra một lượng nhiệt lớn, ảnh hưởng xấu đến tuổi thọ và độ an toàn của pin.

Ngoài ra, những trường hợp thường gặp khác như mở nhạc, xem phim liên tục ở ngoài trời, ánh nắng chiếu trực tiếp vào điện thoại cũng là cách dùng nguy hiểm.

Sử dụng sai bộ sạc

Việc sử dụng sai bộ sạc có thể gây lỗi hoặc nổ pin vì bộ sạc cung cấp dòng điện lớn hơn khả năng tiếp nhận của máy. Các bộ sạc giá rẻ cũng không đáp ứng những tiêu chuẩn an toàn, sử dụng vật liệu rẻ tiền, dễ hỏng hóc.

Những nhà sản xuất nhỏ cũng thường bỏ qua tính năng tự điều chỉnh cường độ dòng ra phù hợp với thiết bị và ngắt sạc khi pin đầy.

Cách phòng ngừa và bảo vệ bản thân

Khi đã tìm hiểu các nguyên nhân cơ bản dẫn đến điện thoại nổ, người dùng có thể đề ra biện pháp bảo vệ cho bản thân. Những mẹo đơn giản sau đây có thể loại trừ hầu hết khả năng dẫn đến chát nổ điện thoại.

Thứ nhất, không sạc điện thoại trên giường. Nhiều người có thói quen sạc điện thoại trên giường ngủ, vừa sạc điện thoại vừa xem video. Điều này dẫn đến rủi ro phát nổ vì điện thoại quá nóng hoặc người dùng ngủ quên sẽ đánh rơi hoặc chèn ép làm hỏng máy.

Tại sao điện thoại lại nổ
Bỏ những thói quen xấu như sử dụng điện thoại trên giường sẽ giúp bạn hạn chế được nguy cơ cháy nổ. Ảnh: PhoneRadar.

Thứ hai, luôn dùng sạc điện thoại chính hãng. Nếu có thể, bạn chỉ nên dùng bộ sạc được nhà sản xuất điện thoại bán kèm. Điều này sẽ giúp cho máy luôn nhận được dòng điện tối ưu khi sạc. Trường hợp mua bộ sạc của bên thứ ba, hãy chọn những nhà sản xuất uy tín, được nhiều người đánh giá tốt và bộ sạc có khả năng tự điều chỉnh dòng điện ra phù hợp với thiết bị.

Thứ ba, bạn nên mua điện thoại từ những nhà cung cấp uy tín. Ngày nay tràn ngập những cửa hàng bán điện thoại lớn nhỏ trên mạng Internet, bạn khó lòng phân biệt được hàng thật với hàng giả. Vì vậy hãy chọn những nhà phân phối lớn, có uy tín, được chứng nhận bởi hãng sản xuất và cơ quan chức năng.

Thứ tư, luôn tìm cách để hạ nhiệt điện thoại. Nếu đang sạc điện thoại và nhận thấy nó quá nóng, bạn hãy rút bộ sạc và để nhiệt độ từ từ hạ xuống. Nên hạn chế hoặc tránh sử dụng, cất giữ điện thoại trong những môi trường quá nóng.

Cuối cùng, nếu nhà sản xuất xác định sản phẩm bị lỗi và thu hồi, bạn hãy trả lại nó càng sớm càng tốt.