Tại sao có người đeo kính đẹp người đeo xấu

Sự dụng kính cận không đúng có thể làm mất thẩm mỹ và gây hại cho đôi mắt

Hiện tượng mắt lồi, và lờ đờ sau một thời gian đeo kính là vấn đề thường gặp của người bị cận. Để khắc phục tình trạng này cũng như giúp bạn tự tin hơn khi không đeo kính Kiến thức Y học khuyên bạn hãy bỏ ngay các thói quen sau :

Đeo kính không đúng cách

Trong quá trình học tâp và làm việc, kinh thường có xu hướng bị trễ xuống dưới nếu không được điều chỉnh. Khi đó mọi người có thói quen ngước nhìn theo, nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến mí mắt bị sụp xuống gây mất tự nhiên. Để khác phục điều này, bạn hãy tự tạo thói quen đẩy kính lên đúng với tầm mắt mỗi khi bị trễ xuống thay vì ngước nhìn theo nó, việc làm này sẽ giúp mắt không bị dại đi đấy nhé!

Dùng kính cận không đúng độ

Nếu bạn đang sử dụng kính có độ năng không phù hợp với độ cần của mắt thì cần phải điều chỉnh lại ngay lập tức.
Thói quen này sé khiến cho mắt trở nên mệt mỏi mỗi khi nhìn, phải căng ra, không những gây khó khăn trong học tập và làm việc mà còn gây suy giảm thị lực. Vì vậy, hãy sử dụng công cụ này một cách chính xác để có được đôi mắt khỏe đẹp.

Tại sao có người đeo kính đẹp người đeo xấu

Sử dụng kính đúng độ để có đôi mắt khỏe đẹp

Quá phụ thuộc vào việc đeo kính

Nếu có độ cận dưới 1.5 độ thì bạn không cân phải dùng kính quá. Chúng ta chỉ nên sử dụng chúng khi làm việc, học tập hoặc cần phải nhìn xa, tránh nhìn liên tục. Tốt nhất bạn hãy dành thời gian luyện tập cho đôi mắt bằng cách thả lỏng mắt nhìn vào khoảng không hoặc nhìn vào cây xanh trong 10 phút. Theo một số chứng mình khoa học thì nhìn vào nơi có tông mau xanh như màu của lá cây rất tốt cho việc nghỉ ngơi, thư giãn mắt và có thời gian điều tiết

Không đeo kính khi có độ cận cao

Khi mắc các bệnh khúc xạ, chúng ta nên có dụng cụ hỗ trợ dể bảo vệ cho mắt. Đối với nhưng người có đô cận dưới 0.75 có thể luyện tập xen lẫn nghỉ ngơi để mắt điều chỉnh và phục hồi. Nếu độ cận năng hơn mà không sử dụng kính có thể khiến mắt phải cô gắng điều tiết để nhìn rõ làm cho nhãn cầu phồng lên, nếu kéo dài sẽ trông rất mất thẩm mĩ. Chính vì vậy, chúng ta nên kiểm tra thị lực định kì 6 tháng một lần để lựa chọn cho mình một chiếc kính phù hợp .

Tại sao có người đeo kính đẹp người đeo xấu

Nếu có độ cận năng mà không sử dụng kính có thể khiến mắt mệt mỏi vì phải điều tiết nhiều

Làm việc thời gian dài trong môi trường thiếu ánh sáng

Thói quen làm việc hay học tập sử dụng máy tính qua lâu trong môi trường không đủ anh sáng khiến thị lực phải làm việc hết công suất lâu dần sẽ khiến mắt yếu đi.Khi đó bạn dễ bị tăng số hơn, kính đang sử dụng không phù hợp với mắt, gây nhức mỏi. Việc làm này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mĩ mà còn gây nguy hiểm cho thị lực nếu bạn duy trì lâu dài đấy!

Nguồn : Thông tin Y Khoa

Tại sao có người đeo kính đẹp người đeo xấu
Phóng to
Chọn mua kính - Ảnh: Phạm Tùng Lâm
Nghe đọc nội dung toàn bài:

Ông TRẦN HOÀI LONG - Bệnh viện Mắt TP.HCM - cho biết:

Kính là vật không thể thiếu ở những người có tật khúc xạ, lứa tuổi ngoài 40 khi hiện tượng lão thị đến gần. Riêng kính mát giúp làm dịu mắt và lọc bớt các tia sáng độc hại từ ánh nắng mặt trời để bảo vệ mắt, như tránh những chấn thương: dị vật, bỏng mắt; cản được tia UV: giúp ngừa các bệnh đục thủy tinh thể, thoái hóa hoàng điểm tuổi già, mộng thịt; giảm thiểu dị ứng do môi trường ô nhiễm. Kính còn là một trang sức giúp tôn thêm vẻ đẹp cũng như che giấu những khiếm khuyết của gương mặt. Kính cũng có thời trang và giúp thể hiện cá tính của người đeo.

Nếu một người có tật khúc xạ (cận, viễn, loạn và lão thị) cần được đo và xác định đúng loại tật khúc xạ của mình ở những cơ sở y tế hoặc cửa hàng mắt kính có chuyên viên khúc xạ được đào tạo bài bản. Việc khám và điều chỉnh đúng loại tật khúc xạ quyết định chất lượng của việc đeo kính. Chất lượng của kính đeo mắt cũng ảnh hưởng đến kết quả việc điều chỉnh tật khúc xạ.

Tuy nhiên, hiện nay ở VN do chưa có một trường đào tạo khúc xạ chính qui nào nên số lượng kỹ thuật viên khúc xạ đã qua đào tạo có khả năng kê toa kính còn hạn chế. Vì thế, bệnh nhân đi khám tại các cửa hàng kính đa số sẽ được đo và xác định tật khúc xạ bằng máy khúc xạ tự động. Trong khi kết quả này chỉ có giá trị tham khảo chứ không thể dùng để trực tiếp ra toa kính. Kết quả là một số bệnh nhân bị rối loạn điều tiết do đeo kính sai và việc điều chỉnh khúc xạ không có tác dụng. Đôi khi việc điều chỉnh kính sai có ảnh hưởng lớn đến thị giác gây những rối loạn khó phục hồi như nhược thị và lé mắt.

Gọng kính theo gương mặt

Chọn gọng kính cần phải hài hòa với khuôn mặt; dạng gọng tương phản với hình dáng khuôn mặt; bề rộng của gọng tỉ lệ với độ lớn của khuôn mặt; màu sắc của gọng phù hợp với màu da, màu mắt, màu của tóc hoặc tông màu của trang điểm…

Có bảy dạng gương mặt cơ bản như sau:

Mặt tròn: gương mặt này tròn, không có góc cạnh, có thể chọn gọng kính hẹp có cầu mũi sáng màu hoặc trong suốt, có thể hơi góc cạnh để giúp làm khuôn mặt có vẻ như dài ra.

Mặt trái xoan: là gương mặt lý tưởng nhất và phù hợp với nhiều loại gọng. Nên chọn gọng có bề rộng lớn hơn hoặc bằng bề rộng nhất của gương mặt và gọng cũng không quá rộng hay quá hẹp.

Mặt dài: gương mặt có bề dài dài hơn bề rộng và đôi khi kèm theo mũi dài. Nên chọn loại gọng rộng (theo chiều đứng), có nhiều trang trí hoặc hai bên thái dương đậm làm mặt rộng thêm. Có thể chọn cầu mũi thấp để làm gương mặt ngắn lại.

Mặt tam giác (đáy xoay xuống): mặt có vùng trán hẹp, vùng má và cằm rộng. Nên chọn loại gọng có phần trên được nhấn mạnh bằng màu đậm.

Mặt nhọn (mặt tam giác đáy quay lên): gương mặt có 1/3 trên rộng và 1/3 dưới hẹp. Để làm giảm cảm giác rộng của phần trên gương mặt, nên chọn gọng màu nhạt hoặc bắt ốc.

Mặt có lưỡng quyền cao: gương mặt có phần trên hẹp, hai gò má nhô cao, còn phần dưới gương mặt hẹp. Nên chọn gọng có đường viền theo cung mày đậm. Chọn gọng oval, bắt ốc.

Mặt vuông (chữ điền): chọn loại gọng hẹp hoặc gọng oval hẹp để làm khuôn mặt dài hơn và ít góc cạnh.

Một yếu tố giúp người đeo kính có cảm giác thoải mái là gọng kính phải nhẹ. Gọng kính nhẹ là gọng nhựa, gọng làm bằng chất liệu titanium, gọng bằng hợp kim với titanium, gọng nhôm... Chú ý gọng kính chỉ tiếp xúc với gương mặt ở các điểm: hai bên ve mũi và phía sau tai, không chạm vào má vì có thể gây dị ứng da. Không cấn vào hai bên mũi, bóp vào hai thái dương hoặc bâu vào sau tai vì sẽ gây đau.

Tròng nhựa thông dụng

Loại tròng nhựa ngày càng trở nên thông dụng hơn tròng thủy tinh vì tính chất chống va đập cao và nhẹ. Tròng kính làm bằng chất liệu polycarbonate, gần giống plastic nhưng nhẹ hơn, có tính chống va đập cao hơn và cũng rất mỏng, tuy nhiên giá thành còn hơi cao. Ngoài ra, nhiều nhà sản xuất còn cải tiến ra loại tròng kính đa chức năng làm bệnh nhân có cảm giác thoải mái hơn nhờ bề mặt kính được xử lý chống lóa, chống trầy, chống tia cực tím, xử lý chống nước mưa, chống dính bẩn.

Với trẻ em bị tật khúc xạ nên cho trẻ đeo tròng plastic. Loại tròng này nhẹ, có tính chống va đập cao nhưng dễ trầy, song vẫn phù hợp vì tật khúc xạ của trẻ em thường thay đổi, phải tái khám thay tròng kính mỗi sáu tháng. Người mắc các tật khúc xạ từ trung bình đến nặng thường được khuyên đeo loại tròng plastic siêu mỏng. Đối với cận thị nặng ta cũng có thể chọn tròng thủy tinh siêu mỏng để làm kính trông mỏng manh hơn. Ở tuổi lão thị có thể chọn kính đơn tròng dành riêng cho việc đọc sách, hoặc kính hai tròng, kính đa tiêu cự hay kính công suất tăng dần cũng rất tiện lợi.

Với người đeo kính mát, khi chọn kính không nên chỉ chú ý đến yếu tố thời trang và màu sắc của kính làm dịu mắt, mà phải quan tâm đến đặc tính quan trọng không thể thiếu của kính mát là tròng kính phải lọc được tia cực tím. Kính mát đạt chuẩn là kính không gây biến dạng hình ảnh.