Tại sao bộ phận lễ tân được coi là hệ thống thần kinh trung ương của khách sạn

Tại sao bộ phận lễ tân được coi là hệ thống thần kinh trung ương của khách sạn

Loading Preview

Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.

Nhiệm vụ, vai trò của lễ tân trong khách sạn là gì? Phải chăng bạn nghĩ công việc của lễ tân chỉ là chào đón, check in và check out cho khách? Thực chất, bộ phận lễ tân khách sạn làm nhiều công việc hơn bạn tưởng đó. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu sâu hơn thông qua bài viết sau nhé.

Chức năng và vai trò của lễ tân khách sạn

Chức năng, vai trò của lễ tân khách sạn

– Lễ tân là bộ mặt của khách sạn, tạo nên chiếc cầu nối giữa khách hàng và các bộ phận khác trong khách sạn, nhằm đáp ứng và thỏa mãn mọi nhu cầu của khách hàng khi lưu trú tại khách sạn.

– Thiết lập và duy trì mối quan hệ với khách hàng từ trước khi lưu trú cho đến khi rời khỏi khách sạn.

– Chịu trách nhiệm liên hệ, hỗ trợ và khảo sát mức độ hài lòng của khách.

– Phối hợp các bộ phận khác để cung cấp và cập nhật thông tin về chương trình khuyến mãi, quảng cáo của khách sạn đến khách hàng.

– Kết hợp với bộ phận Đặt phòng và Buồng phòng trong việc kiểm soát tình trạng phòng.

– Tối đa hóa doanh thu phòng trong khách sạn.

Tại sao bộ phận lễ tân được coi là hệ thống thần kinh trung ương của khách sạn
Lễ tân là một trong những bộ phận tạo ấn tượng đầu tiên cho khách lưu trú (Nguồn ảnh: Internet) 

Nhiệm vụ của lễ tân khách sạn

Nhiệm vụ của lễ tân được thực hiện theo một quy trình cố định và chia thành 4 giai đoạn: trước khi khách đến khách sạn, khách đã đến khách sạn làm thủ tục nhận phòng, khách lưu trú tại khách sạn và khách làm thủ tục thanh toán và rời khách sạn. Các nhiệm vụ bao gồm:

– Đón tiếp khách, làm thủ tục check in, check out cho khách.

– Nhận diện khách hàng thân thiết, khuyến khích khách đăng ký thành viên.

– Khuyến khích khách nâng cấp phòng, nhằm tối đa hóa doanh thu phòng.

– Kiểm soát và phân bố phòng cho khách.

– Cung cấp, giới thiệu thông tin về các dịch vụ bên trong và bên ngoài khách sạn cho khách.

– Bán phòng và các dịch vụ khác của khách sạn.

– Nhận đặt phòng, tiếp nhận thông tin về việc trả phòng, nhận phòng sớm – muộn.

– Thực hiện đăng ký tạm trú, tạm vắng cho khách.

– Lập và lưu trữ hồ sơ cho khách.

– Tiếp nhận và giải quyết phàn nàn từ khách.

– Theo dõi, cập nhật, tổng hợp chi phí của khách.

– Thanh toán, tiễn khách.

– Tham gia công tác quảng cáo và tiếp thị của khách sạn.

– Tham gia công tác an ninh và an toàn của khách sạn.

Mô tả công việc, vai trò các chức danh khác thuộc bộ phận lễ tân khách sạn

Trưởng bộ phận lễ tân

– Lên kế hoạch và triển khai thực hiện các nhiệm vụ của bộ phận lễ tân.

– Phân công công việc cho các giám sát, nhân viên trong bộ phận.

– Kiểm tra giá phòng khách trên hệ thống, đảm bảo thông tin được cập nhật chính xác theo các chương trình khuyến mãi, mùa cao điểm…

– Thường xuyên kiểm tra trang phục, tác phong và thái độ làm việc của các nhân viên.

– Đôn đốc, kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả hoạt động của nhân viên bộ phận.

– Lên kế hoạch và triển khai thực hiện các nhiệm vụ của bộ phận.

– Hỗ trợ nhân viên xử lý những yêu cầu khó của khách, phàn nàn mà nhân viên cấp dưới không giải quyết được.

– Lên kế hoạch tuyển chọn nhân sự và phối hợp với bộ phận liên quan triển khai thực hiện

– Trực tiếp tham gia vào quá trình phỏng vấn, tuyển chọn, đàm phán chế độ đãi ngộ cho nhân viên mới.

– Lên kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện các khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các nhân viên trong bộ phận.

Tại sao bộ phận lễ tân được coi là hệ thống thần kinh trung ương của khách sạn
Trưởng bộ phận lễ tân chịu trách nhiệm quản lý, điều hành mọi hoạt động của bộ phận

Giám sát lễ tân

– Sắp xếp lịch làm việc cho nhân viên bộ phận.

– Giám sát khu vực tiền sảnh hàng ngày, đảm bảo nhân viên trong bộ phận làm việc theo đúng các tiêu chuẩn khách sạn.

– Giám sát việc thực hiện các thủ tục check-in, check-out và quản lý doanh thu.

– Kiểm tra và đảm bảo mọi dịch vụ được thực hiện theo đúng quy trình.

– Nhận bàn giao từ ca trước: chìa khóa vạn năng, chìa khóa quỹ, bộ mở khóa phòng, sổ nhật ký lễ tân để tiếp tục thực hiện các công việc dang dở.

– Bố trí đủ nhân viên trực trong thời gian ăn giữa ca để không ảnh hưởng đến hoạt động đón tiếp và phục vụ khách.

– Cập nhật danh sách khách VIP, khách đoàn hàng ngày để xếp phòng phù hợp với những yêu cầu của khách.

– Trực tiếp kiểm tra việc chuẩn bị phòng cho khách VIP, đảm bảo mọi yêu cầu được đáp ứng.

– Triển khai tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên trong bộ phận.

– Tiếp nhận thông tin về các yêu cầu đặc biệt, phản hồi của khách và phối hợp với các bộ phận liên quan đáp ứng.

– Lưu lại nội dung các phàn nàn và cách giải quyết vào sổ nhật ký giám sát để tránh lặp lại những lỗi tương tự trong tương lai.

Lễ tân ca đêm

– Kiểm tra danh sách khách lưu trú trong ngày.

– Thực hiện thủ tục khai báo tạm trú cho khách qua Internet với cơ quan chức năng địa phương.

– Thực hiện và hoàn thành các công việc tồn đọng từ ca trước.

– Giám sát khu vực sảnh, đảm bảo các vấn đề an ninh – an toàn của khách sạn, nếu phát hiện có vấn đề khả nghi, nhanh chóng báo cáo nhân viên an ninh.

– Kiểm tra danh sách khách cần check in, check out muộn để chuẩn bị các thủ tục, hồ sơ cần thiết.

– Kiểm tra các yêu cầu báo thức được ghi nhận từ các ca trước.

– Cài đặt giờ báo thức cho khách.

– Phối hợp với tổ lái xe/bellman chuẩn bị xe hoặc gọi taxi cho khách.

– Phối hợp cung cấp các số liệu, chứng từ cần thiết cho kiểm toán đêm.

– Tổng kết, bàn giao số tiền thu được trong ca làm việc cho nhân viên chuyên trách của khách sạn.

– Ghi chép các công việc tồn đọng, các yêu cầu, lưu ý của khách vào sổ giao ca để lễ tân ca sáng thực hiện.

– Cuối ca, bàn giao công việc lại cho nhân viên lễ tân ca sáng trước khi ra về.

Trên đây là bài viết về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của bộ phận lễ tân khách sạn. Hãy cùng đón đọc những bài viết tiếp theo từ Hướng Nghiệp Á Âu để hiểu hơn về công việc của lễ tân nói riêng và các vị trí thuộc ngành Quản trị Nhà hàng Khách sạn nói chung.


Nghề Lễ tân là một nghề phổ biến, ngoài những kiến thức cơ bản, lễ tân khách sạn còn phải được đào tạo về nghiệp vụ. Hôm nay, Hotelcareers xin chia sẻ với các bạn nội dung chương trình training lễ tân.

Tại sao bộ phận lễ tân được coi là hệ thống thần kinh trung ương của khách sạn
Training lễ tân

Có thể bạn quan tâm

Bộ phận Lễ tân (Front Office) là bộ phận tiếp xúc nhiều nhất với khách hàng khi khách tới và lưu trú tại khách sạn. Bộ phận Lễ tân nằm ở ngay tiền sảnh của khách sạn.

Các nghiệp vụ chính của bộ phận lễ tân:

  • Đặt phòng.
  • Làm thủ tục nhận phòng (check in) cho khách.
  • Phục vụ khách trong thời gian lưu trú.
  • Làm thủ tục thanh toán và tiễn khách (check out)

Bộ phận Lễ tân và bộ phận buồng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Bộ phận Lễ tân thông báo cho bộ phận buồng biết phòng khách check – in, check – out để có kế hoạch dọn phòng.

Ngược lại, nhân viên lễ tân chỉ có thể xếp phòng cho khách khi bộ phận buồng thông báo phòng đã được dọn sạch, kiểm tra và sẵn sàng cho khách ở.

Nhân viên lễ tân phải luôn nắm được các loại phòng, giường và giá phòng của khách sạn:

Loại phòng

Đặc điểm

Loại giường

Kích cỡ giường

Deluxe Nằm ở vị trí đẹp nhất (cảnh nhìn đẹp, thuận tiện đi lại, trang thiết bị & trang trí là đẹp nhất) King hoặc Queen King – Size bed: Khoảng 2×2,2m

Queen – size bed: 1,6×2,2m

Superior Vị trí ít thuận tiện hơn

Có cảnh nhìn bên ngoài trung bình

Giường đôi, King hoặc Queen
Standard Có cảnh ít hấp dẫn hơn

Vị trí không thuận tiện

Giường đôi, cỡ Queen hoặc Twins Double bed : 1,5×1,9 m

Twin bed: có 2 giường, mỗi giường kích cỡ khoảng 1.2 x1,9m

Economy Thường là phòng có giá giảm hoặc chương trình khuyến mại. Phòng thường có trang thiết bị, đồ dùng hạn chế.
Suite Có phòng ngủ và 1 phòng khách tách riêng. Đồ dùng và trang thiết bị giống phòng Deluxe.
Tại sao bộ phận lễ tân được coi là hệ thống thần kinh trung ương của khách sạn
Training lễ tân: Các loại phòng

2.1. Giá công bố (Rack rate)

Là loại giá đề trên bảng giá phòng tính cho 1 đêm lưu trú của 1 loại phòng cụ thể. Giá này không bao gồm ăn uống hay chương trình giảm giá nào cả.

2.2. Giá cho khách đoàn (Group & Tour rate)

Là giá được giảm tỉ lệ phần trăm nào đó so với mức giá phòng công bố áp dụng cho khách đặt với số lượng lớn (công ty du lịch, công ty đặt cho hội nghị, hội thảo)

2.3. Giá đặc biệt và giá khuyến mại

a) Giá đặc biệt

  • Corporate rate (comercial rate): Giá giảm cho các khách hàng thường xuyên, khách có thời gian lưu trú dài ở khách sạn hoặc khách hợp tác là nhân viên của Công ty có quan hệ kinh doanh với khách sạn.
  • Family Rate: Là mức giảm hoặc miễn phí tiền phòng cho các gia đình có trẻ em đi kèm (thường dưới 12 tuổi) sẽ được miễn tiền phòng ở chung với bố mẹ.
  • Day Rate: Giá phòng thuê theo giờ trong ngày, khách không thuê qua đêm.

b) Giá khuyến mại

Giá này được đưa ra trong các chương trình quảng cáo hoặc khuyến mại để thu hút khách tới ở khách sạn.

c) Giá trọn gói

Giá trọn gói thường bao gồm giá phòng, các bữa ăn, các dịch vụ vui chơi giải trí trong khách sạn hoặc vé tham quan hay tham dự các sự kiện đặc biệt.

Giá trọn gói thường thấp hơn so với giá chuẩn của các dịch vụ kết hợp lại.

* Các yếu tố ảnh hưởng tới giá phòng:

  • Vị trí của khách sạn.
  • Vị trí của phòng
  • Thời vụ, ngày trong tuần và thời gian khách lưu trú.
  • Loại phòng
  • Trang thiết bị
  • Số lượng phòng thuê
  • Giá của các đối thủ cạnh tranh
  • Các bữa ăn kèm theo giá phòng:

+ EP (European plan): Giá chỉ có tiền phòng, không bao gồm bữa ăn.

+ AP (American plan): Giá bao gồm tiền phòng và 3 bữa ăn sáng, trưa và tối.

+ MAP (Modified American plan): Giá bao gồm tiền phòng và bữa ăn sáng và ăn tối (hoặc ăn sáng và trưa)

+ CP (Continential plan): Giá bao gồm tiền phòng và bữa ăn sáng nhẹ.

+ BB (Bed & Breakfast plan): Giá bao gồm giá phòng và bữa ăn sáng.

  • Bộ phận lễ tân được ví như: “Trung tâm thần kinh” của khách sạn.
  • Bộ phận Lễ tân là bộ phận đại diện cho khách sạn, là người bán hàng, cung cấp mọi thông tin của khách sạn cho khách.
  • Bộ phận lễ tân là nơi tiếp nhận, giải quyết mọi kêu ca phàn nàn của khách và là bộ phận nắm rõ mọi thị hiếu sở  thích của khách hàng.
  • Bộ phận lễ tân đóng vai trò quan trọng trong việc giúp ban giám đốc vạch ra các chiến lược để hoàn thiện sản phẩm và thị trường.
  • Quảng cáo, bán phòng và các dịch vụ của khách sạn.
  • Nhận đặt phòng và bố trí phòng cho khách.
  • Trực tiếp phối hợp với các bộ phận khác phục vụ khách trong thời gian lưu trú.
  • Thanh toán và tiễn khách
  • Tham gia vào công tác Marketing của khách sạn.

Trong các khách sạn lớn, mỗi nhân viên ở bộ phận lễ tân đảm nhiệm một mảng công việc khác nhau. Phổ biến thường có 5 bộ phận nhỏ:

  • Bộ phận đặt phòng.
  • Bộ phận đón tiếp.
  • Bộ phận thu ngân.
  • Bộ phận tổng đài.
  • Bộ phận giao tiếp khách hàng.

Đối với các khách sạn vừa và nhỏ: Số lượng nhân viên có hạn nên mỗi nhân viên phải đảm nhiệm hai hoặc nhiều công việc trong ca.

Tại sao bộ phận lễ tân được coi là hệ thống thần kinh trung ương của khách sạn
Training lễ tân: Sơ đồ tổ chức bộ phận lễ tân

4.1. Giám đốc lễ tân

  • Chịu trách nhiệm trước Giám đốc khách sạn về mọi hoạt động của bộ phận lễ tân.
  • Hoạch định kế hoạch hoạt động bộ phận lễ tân.
  • Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của bộ phận lễ tân.
  • Điều phối hoạt động.
  • Đôn đốc, kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả hoạt động của nhân viên bộ phận lễ tân.
  • Tham gia tuyển chọn nhân sự.
  • Đào tạo, nâng cao nghiệp vụ lễ tân cho nhân viên.
  • Tham gia hoạt động marketing của khách sạn.
  • Phối hợp với các bộ phận khác trong khách sạn.
  • Chịu trách nhiệm về việc thực hiện đúng các quy định của khách sạn và các văn bản pháp luật hiện hành liên quan đến công việc của bộ phận lễ tân.
  • Ngoài ra, Giám đốc lễ tân phải chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Tính toán, điều tiết nhằm đạt công suất sử dụng phòng cao nhất.

+ Giải quyết phàn nàn của khách.

4.2. Nhân viên tiếp tân (Receptionist)

  • Thực hiện tốt công việc chuẩn bị hồ sơ đăng ký khách.
  • Chào đón khách.
  • Xác định tình trạng đặt phòng của khách.
  • Xác định thời gian lưu trú của khách.
  • Biết rõ vị trí, đặc điểm của từng loại phòng và giá phòng của khách sạn.
  • Sử dụng các kỹ năng bán hàng trong việc thuyết phục khách thuê phòng và quảng cáo các dịch vụ khác có trong khách sạn.
  • Phân phòng và đáp ứng các nhu cầu về phòng của khách (nếu có thể).
  • Xác định giá phòng và phương thức thanh toán của khách.
  • Bảo đảm các phiếu trong hồ sơ của khách được điền đầy đủ và chính xác các thông tin.
  • Sắp xếp các giấy tờ, thông tin của khách vào các giá đựng quy định và chuyển thư từ, tin nhắn cho khách.
  • Cung cấp mọi thông tin theo yêu cầu của khách.
  • Thông tin theo yêu cầu của khách.
  • Phối hợp với bộ phận buồng và bộ phận sửa chữa bảo dưỡng để cập nhật tình trạng phòng.
  • Bảo quản chìa khoá, két đựng tư trang của khách.
  • Biết cách xử lý các tình huống khẩn cấp và nắm vững các quy định ngăn chặn tai nạn trong khách sạn.
  • Giữ gìn ngăn nắp, sạch sẽ khu làm việc của mình.

4.3. Nhân viên đặt phòng (Reservation staff)

  • Tiếp nhận các yêu cầu đặt phòng và thông tin kịp thời về các loại phòng của khách sạn cho các đại lý du lịch, các trung tâm đặt phòng.
  • Lập và bảo quản các hồ sơ đặt phòng, sắp xếp thứ tự các hồ sơ của khách dựa vào ngày đến và tên khách (theo bảng chữ cái).
  • Cập nhật thông tin đặt phòng để quản lý và nắm vững tình hình đặt phòng của khách.
  • Chuẩn bị thư khẳng định đặt phòng và gửi thư khẳng định đặt phòng cho các công ty, đại lý lữ hành.
  • Khi cần thiết yêu cầu khách đặt cọc cho việc đặt phòng.
  • Theo dõi số phòng trống.
  • Soạn báo cáo về tình hình đặt phòng.
  • Chuẩn bị danh sách khách dự định đến hàng ngày.
  • Kết hợp bộ phận marketing để bán phòng, tối đa hoá công suất sử dụng phòng.

4.4. Nhân viên tổng đài thoại

4.5. Nhân viên thu ngân (FO cashier)

  • Cập nhật các chi tiêu của khách vào tài khoản.
  • Thanh toán và thu tiền khi khách trả phòng.
  • Đổi tiền cho khách hàng.
  • Cân đối tài khoản của khách khi hết ca.
  • Chịu trách nhiệm về số tiền quỹ của bộ phận thu ngân để thực hiện các giao dịch trong ca.
  • Chuẩn bị trước hồ sơ thanh toán cho khách.
  • Bảo quản tiền mặt đã thu trong ca.
  • Làm báo cáo doanh thu từng ca.
  • Được đào tạo về nghiệp vụ lễ tân.
  • Nhân viên phải có khả năng giao tiếp với khách hàng và kỹ năng bán hàng.
  • Nắm vững các quy định, văn bản pháp quy của ngành du lịch và các cơ quan quản lý liên quan đến khách và kinh doanh khách sạn.
  • Nắm vững nội quy, quy chế quản lý của khách sạn, nội quy đối với người lao động trong khách sạn, trong bộ phận lễ tân, mục tiêu phương hướng kinh doanh, khả năng cung cấp các dịch vụ của khách sạn.
  • Có kiến thức cơ bản về kế toán, thanh toán, thống kê, marketing và hành chính văn phòng.
  • Biết rõ các danh thắng, điểm du lịch của địa phương, các dịch vụ phục vụ khách trong và ngoài khách sạn.
  • Nắm được một số quy tắc về ngoại giao, lễ nghi, phong tục tập quán, tâm lý khách của một số quốc gia (thị trường chính của khách sạn).
  • Có kiến thức cơ bản về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội (lịch sử, văn hoá, địa lý…) an ninh, tuyên truyền, quảng cáo.

a) Ngoại ngữ

Nhân viên lễ tân phải biết sử dụng tiếng Anh phổ thông và tiếng Anh chuyên ngành khách sạn du lịch và một số ngoại ngữ khác như: tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Pháp.

Yêu cầu cụ thể:

  • Đối với khách sạn 1 – 2 sao: Biết tối thiểu 1 ngoại ngữ – tiếng Anh bằng C trở lên (giao tiếp được).
  • Đối với khách sạn 3 sao: Biết thông thạo tối thiểu 1 ngoại ngữ (tiếng Anh)
  • Đối với khách sạn 4 sao: Biết 2 ngoại ngữ, 1 ngoại ngữ thông thạo (tiếng Anh) và 1 ngoại ngữ bằng C trở lên (giao tiếp được)
  • Đối với khách sạn 5 sao: Biết thông thạo 2 ngoại ngữ (trong đó 1 ngoại ngữ tiếng Anh)

b) Vi tính

Biết sử dụng thành thạo tin học văn phòng và phần mềm khách sạn.

  • Thật thà, trung thực.
  • Năng động, nhanh nhẹn, tháo vát linh hoạt trong cách xử lý các tình huống.
  • Siêng năng, tỉ mỉ có phong cách làm việc theo trình tự và có tính chính xác, hiệu quả cao.
  • Cởi mở, hiếu khách, thân ái, lịch sự tôn trọng và sàng giúp đỡ khách. Trong mọi trường hợp phải tuân chỉ theo nguyên tắc: “Khách hàng không bao giờ sai”
  • Nhiệt tình trong công việc và biết thuyết phục khách.
  • Có tính tập thể trong công việc, luôn sẵn sàng hỗ trợ và giúp đỡ các nhân viên khác trong bộ phận.
  • Sức khoẻ tốt.
  • Ngoại hình cân đối (không có dị hình và mắc bệnh truyền nhiễm).
  • Hình thức ưa nhìn, có duyên.
  • Có kỹ năng giao tiếp tốt.
  • Trang phục gọn gàng, sạch sẽ.

  Điều gì tạo nên dịch vụ khách hàng tốt