Tại sao bị nhức răng

Nhức chân răng là một vấn đề răng miệng rất khó chịu vì ảnh hưởng đến ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Nhức chân răng nếu không thăm khám, tìm nguyên nhân và chữa trị có thể làm bệnh tiến triển nghiêm trọng. Vậy nguyên nhân nhức buốt chân răng là gì?

1. Nhức buốt chân răng là như thế nào?

Nhức buốt ở chân răng là tình trạng đau buốt ở xung quanh bề mặt răng hoặc bên trong răng. Có nhiều nguyên nhân gây ra vấn đề này và tùy thuộc vào đó mà biểu hiện đau nhức ở chân răng có thể khác nhau và kèm theo những triệu chứng khác. Nhìn chung, bạn sẽ cảm thấy như sau khi bị nhức buốt chân răng:

  • Xung quanh nướu, răng bị đau, có thể kèm theo sốt.
  • Khi cắn, nhai hoặc gõ nhẹ vào răng sẽ cảm thấy đau nhói.
  • Cảm thấy tê buốt hoặc khó chịu khi thức ăn, đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh.

Đau nhức ở chân răng thường xuất hiện từng cơn hoặc kéo dài liên tục, có thể ê buốt nhẹ, đau âm ỉ nhưng đôi khi đó cũng là một cơn đau dữ dội. Đặc biệt, cơn đau có thể bị kích thích khi nhai, tiếp xúc với thức ăn, đồ uống nóng hoặc lạnh, ... Hoặc đôi khi không có bất kỳ yếu tố kích thích nào cơn đau vẫn xuất hiện và khiến bạn cảm thấy khó chịu.

Tại sao bị nhức răng

Nhức chân răng là một vấn đề răng miệng rất khó chịu vì ảnh hưởng đến ăn uống và sinh hoạt hàng ngày

2. Nguyên nhân nhức buốt chân răng

Nhức buốt chân răng có thể do các nguyên nhân sau gây ra:

  • Sâu răng: Sâu răng làm hỏng lớp men răng, ngà răng và khi lan vào buồng tủy răng sẽ gây đau nhức chân răng. Khi đó, răng đã bị tổn thương nghiêm trọng do lớp cấu trúc bên ngoài của răng bao gồm men răng và ngà răng đã bị phá hủy, không thể bảo vệ tủy răng bên trong.
  • Viêm tủy: Nguyên nhân gây viêm tủy chủ yếu là do vi khuẩn trong khoang miệng xâm nhập vào bên trong tủy răng. Khi tủy bị viêm sẽ sưng lên và gây đau. Khi mới bị viêm tủy, răng sẽ trở nên nhạy cảm hơn với thức ăn hoặc đồ uống nóng lạnh. Nhưng khi bị viêm tủy nặng, bạn sẽ đau nhức buốt chân răng dữ dội, thậm chí có thể dẫn đến bị mất răng.
  • Viêm nha chu: Viêm nha chu là một trong những bệnh răng miệng thường gặp. Nếu không điều trị, viêm nha chu có thể tiến triển nhanh và dẫn đến nguy cơ xấu nhất là nhiễm trùng răng, buộc phải nhổ bỏ răng.
  • Áp xe răng: Tình trạng răng bị nhiễm trùng, áp xe răng có thể xuất phát từ bên trong và sau đó lan sang chân răng cùng các vùng lân cận, gây đau nhức răng dữ dội. Áp xe răng có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm tủy, mất răng, viêm hạch, viêm xương, ...
  • Mọc răng khôn: Đôi khi, mọc răng khôn cũng gây nhức chân răng, vì đây là chiếc răng mọc cuối cùng. Khi không còn đủ chỗ để mọc, răng khôn thường mọc lệch dẫn đến đau nhức. Ngoài ra, răng khôn nằm ở vị trí trong cùng nên rất khó để vệ sinh sạch sẽ, gây sâu răng, nhiễm trùng nướu và đau răng.
  • Viêm xoang: Trong một vài trường hợp, nhức răng không phải do vấn đề răng miệng mà là ở xoang, đặc biệt là răng hàm trên. Các hốc xoang ở gần với chân răng của hàm trên nên khi bị viêm xoang có thể ảnh hưởng đến răng và nhức buốt chân răng.

Ngoài các nguyên nhân kể trên, một số lý do khác ít gặp hơn cũng có thể khiến bạn cảm thấy đau răng, buốt răng:

  • Điều trị răng: Răng sau khi điều trị như trám hoặc bọc sứ có thể trở nên nhạy cảm hơn vì các dây thần kinh bị kích thích và gây ê buốt răng. Tuy nhiên, tình trạng này có thể thuyên giảm sau một thời gian, khi vấn đề răng miệng được khắc phục và chăm sóc đúng cách.
  • Thói quen nghiến răng: Nghiến răng khi ngủ là một thói quen có hại đối với răng vì nó kích thích các dây thần kinh ở răng và làm cho răng nhạy cảm hơn.
  • Bị gãy răng: Nhức buốt chân răng có thể xuất hiện khi bạn bị chấn thương làm gãy răng, lớp ngà răng và những bộ phận bên trong răng như tủy răng, các dây thần kinh lộ ra bên ngoài. Khi tiếp xúc với thức ăn, đồ uống hoặc bất kỳ một tác động nào đến răng bị gãy cũng có thể kích thích các cơn đau.
  • Lộ chân răng: Chân răng khi bị lộ ra bên ngoài sẽ khiến răng trở nên nhạy cảm hơn, ngay cả việc đánh răng cũng có thể gây ê buốt răng.

Tại sao bị nhức răng

Nhức chân răng có thể do nguyên nhân sâu răng

3. Chữa đau nhức chân răng như thế nào?

Khi bị đau nhức chân răng, thông thường bạn sẽ tìm cách để giảm đau và theo dõi tại nhà trước khi tìm đến nha sĩ. Một số cách hay được nhiều người áp dụng để giảm đau răng như súc miệng với nước muối, chườm lạnh, uống thuốc giảm đau, ...

Tuy nhiên, đây là những biện pháp tạm thời và nếu tình trạng nhức buốt chân răng còn tiếp diễn, tốt nhất là bạn nên thăm khám nha khoa để được chữa trị. Sau khi kiểm tra răng, nha sĩ sẽ xác định nguyên nhân và dựa vào đó để đưa ra cách thức điều trị phù hợp.

  • Điều trị sâu răng: Nhức răng do sâu răng sẽ được điều trị bằng cách trám răng đối với lỗ sâu còn nông và điều trị tủy nếu lỗ sâu răng lan vào buồng tủy. Điều trị tủy là quá trình rút bỏ hoàn toàn phần tủy bên trong răng, bao gồm dây thần kinh và các mạch máu nhỏ, sau đó vệ sinh sạch sẽ và bít lại.
  • Điều trị áp xe răng: Nhức chân răng do áp xe răng cần được điều trị nhiễm trùng từ bên trong để tránh lan rộng bằng cách dùng kháng sinh.
  • Điều trị áp xe nha chu: Viêm nha chu dẫn đến áp xe có mủ gây đau nhức răng dữ dội sẽ được tiến hành dẫn lưu mủ, sau đó sát trùng vết thương. Tùy vào mức độ bị áp xe, nha sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng sinh đường uống phù hợp, kết hợp dùng nước súc miệng diệt khuẩn, đánh răng với nước ấm một cách nhẹ nhàng để vết thương nhanh hồi phục.
  • Điều trị gãy răng, nứt răng: Nhức buốt chân răng do gãy răng, nứt răng sẽ được điều trị bằng cách đặt mão răng để vừa thay thế cho phần răng đã bị phá hủy, vừa bảo vệ phần còn lại của răng có nguy cơ bị tổn thương.

Nếu nhức buốt chân răng kéo dài và cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn, kèm theo sốt, khó cử động miệng, bạn nên đến thăm khám nha sĩ để được chữa trị, tránh trường hợp nhiễm trùng răng lan ra những cơ quan xung quanh.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc thăm khám và điều trị các bệnh lý răng hàm mặt, hiện nay Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã trở thành một trong các trung tâm chăm sóc sức khỏe lớn, có khả năng thăm khám, sàng lọc và điều trị nhiều bệnh lý răng hàm mặt chuyên sâu. Do đó, nếu tình trạng đau buốt chân răng kéo dài thì bạn có thể đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để thăm khám và nhận được sự hỗ trợ, tư vấn từ các bác sĩ và các chuyên gia sức khỏe.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn và đặt tư vấn từ xa qua video với bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi.

XEM THÊM:

Nhức răng là một tình trạng thường gặp và bị gây nên bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Bài viết hôm nay sẽ cung cấp những phương pháp điều trị nhức răng dựa vào các dấu hiệu nhận biết để bạn có thêm thông tin hữu ích về chăm sóc sức khỏe nhé.

1. Nhức răng sau khi ăn

1.1 Nguyên nhân

Sau khi ăn những thực phẩm quá nóng hay lạnh, nếu bạn xuất hiện những cơn nhức răng thì chứng tỏ răng bạn đang gặp hiện tượng nhạy cảm với nhiệt độ. Lý do cho tình trạng này có thể do men răng đã bị mài mòn, tụt nướu, ăn những thực phẩm có tính axit cao hoặc sử dụng những loại bàn chải lông quá cứng, không có kích thước phù hợp với khoang miệng.

Tại sao bị nhức răng

Ăn quá nhiều đồ lạnh sẽ khiến cho răng men răng bị tổn thương và răng bị đau nhức, vì vậy hãy bạn cần điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học

1.2 Cách điều trị

– Chải răng thường xuyên và đúng cách để ngăn ngừa tình trạng mảng bám tiếp tục phá hủy men răng.

– Lựa chọn những loại bàn chải có lông mềm và kích thước phù hợp để tránh làm tổn thương răng và nướu.

– Dùng những loại kem đánh răng chuyên biệt dành riêng cho răng nhạy cảm.

– Lưu ý về chế độ ăn uống: Không ăn những thực phẩm quá nóng, quá lạnh, có tính axit cao, thực phẩm cứng,…

– Trường hợp tình trạng ê buốt không cải thiện sau khoảng 1 tuần, bạn cần đến cơ sở y tế uy tín để bác sĩ thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp.

2. Nhức răng hàm

2.1 Đau nhức kéo dài

Nếu tình trạng đau nhức răng hàm kéo dài, thì có 3 nhóm nguyên nhân phổ biến sau thường gặp;

Có dị vật mắc ở kẽ răng

Giữa răng hàm và các răng lân cận có thể tồn tại kẽ răng. Nếu sau khi ăn uống xong nhưng không vệ sinh sạch sẽ, vi khuẩn từ những vụn thức ăn sẽ khiến cho nướu bị sưng, gây ra tình trạng đau nhức răng hàm. Cách điều trị rất đơn giản, bạn hãy dùng chỉ nha khoa để lấy vụn thức ăn ra và theo dõi hàng ngày xem triệu chứng đau có thuyên giảm không.

Tại sao bị nhức răng

Nếu sau khi ăn uống xong nhưng không vệ sinh sạch sẽ, vi khuẩn từ những vụn thức ăn sẽ khiến cho nướu bị sưng, gây ra tình trạng đau nhức răng hàm

Thói quen nghiến răng

Nghiến răng là một thói quen không tốt bạn cần khắc phục vì nó có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng. Khi hai hàm răng nghiến chặt với nhau sẽ tạo áp lực và khiến men răng tổn thương, gây nên tình trạng đau nhức. Tình trạng này có thể cải thiện bằng liệu pháp tâm lý để giúp thư giãn hơn hoặc làm miếng bảo vệ răng khi ngủ.

Áp xe răng

Một trong những nguyên nhân gây đau nhức răng hàm kéo dài có thể là do bị áp xe răng. Khi bị áp xe răng, răng sẽ bị nhiễm trùng từ bên trong và vi khuẩn đã lây lan đến chân răng hàm, phát triển và gây đau nhức. Để xử lý được tình trạng này, bạn có thể sử dụng nước ấm súc miệng, đến thăm khám nha sĩ để điều trị, uống một số loại thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ hoặc thực hiện phương pháp khác như: chữa tủy răng, cấy ghép implant… tùy theo mức độ áp xe.

2.2 Đau nhức chân răng

Nếu bạn có cảm giác đau nhức ở phần chân răng thì khả năng cao là do răng khôn mọc. Răng khôn là những răng mọc ở phần cuối hàm, gây đau nhức và ê buốt cho bệnh nhân khi nó phát triển. Có nhiều phương pháp điều trị răng khôn khác nhau tuy nhiên nhổ răng khôn là phương pháp được bác sĩ khuyến cáo thực hiện để loại bỏ triệt để những biến chứng mà loại răng này gây ra. Hiện nay có 2 phương pháp nhổ răng khôn là nhổ răng khôn truyền thống và nhổ răng khôn bằng phương pháp sóng siêu âm Piezotome.

3. Nhức răng nhói lên từng đợt

Nếu xuất hiện cơn đau nhói, có dấu hiệu sưng ở nướu, sưng phần mặt gần răng đau và chảy máu thì có thể bạn đang bị nhiễm trùng răng nghiêm trọng. Tình trạng nhiễm trùng này sẽ gây ra các bệnh về nướu, viêm nha chu,…Để điều trị dứt điểm, bạn nên đến các cơ sở nha khoa để bác sĩ tiến hành cạo vôi răng và kê đơn thuốc kháng sinh giúp giảm tình trạng viêm sưng. Trường hợp bệnh có diễn tiến nặng hơn, đã cạo vôi răng nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm, bác sĩ sẽ thực hiện các phẫu thuật khác để can thiệp.

Tại sao bị nhức răng

Cạo vôi răng giúp điều trị hiệu quả tình trạng răng đau nhức và ngăn ngừa những bệnh lý răng miệng hiệu quả

4 Nhức răng nhói lên bất ngờ

Khi răng bị tổn thương, vi khuẩn tấn công dẫn đến sứt mẻ, sâu răng hoặc tụt nướu, tình trạng răng bị đau nhức và nhói lên bất ngờ sẽ xuất hiện. Để điều trị được bệnh lý này, bác sĩ có thể áp dụng các phương pháp: trám răng, điều trị tủy và nhổ răng (nhổ răng là phương pháp cuối cùng được thực hiện khi đã cân nhắc điều trị các phương pháp khác nhưng không có hiệu quả).

Qua bài viết trên, chúng tôi đã cung cấp những thông tin chi tiết về nguyên nhân cũng như cách điều trị tình trạng nhức răng qua các dấu hiệu nhận biết. Nhức răng không phải là một tình trạng nguy hiểm nhưng tiềm ẩn nhiều bệnh lý răng miệng. Chính vì vậy hãy đến các cơ sở nha khoa uy tín để kiểm tra và đừng quên thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần nhé.