Tai nạn sinh hoạt là gì

Chế độ tai nạn lao động là một trong những chế độ của bảo hiểm xã hội bắt buộc. Luật bảo hiểm xã hội hiện hành quy định cụ thể chế độ tai nạn lao động như thế nào? Điều kiện để người lao động hưởng chế độ tai nạn lao động? Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi người lao động bị tai nạn lao động?

1. Luật sư tư vấn về chế độ tai nạn lao động

Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. Đối với doanh nghiệp, tai nạn lao động làm cho sản xuất của doanh nghiệp bị đình trệ, năng suất lao động giảm, ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó, chế độ tai nạn lao động được người sử dụng lao động, người lao động và Nhà nước đặc biệt quan tâm.

Chế độ tai nạn lao động là một trong những chế độ bảo hiểm xã hội được ra đời sớm nhất trong lịch sử phát triển của bảo hiểm xã hội. Các quy định về chế độ tai nạn lao động đã tạo lập một hành lang pháp lý để bảo vệ người lao động khi họ bị tai nạn, đồng thời chế độ này hỗ trợ những khó khăn về vật chất khi người lao động gặp phải rủi ro trong quá trình làm việc.

Tuy nhiên, trên thực tế không phải người lao động nào cũng nắm được quy định pháp luật về chế độ tai nạn lao động, dẫn đến quyền lợi của người lao động không được đảm bảo. Trường hợp bạn hoặc công ty bạn gặp vướng mắc trong việc xác định quyền lợi của người lao động được hưởng khi bị tai nạn lao động cũng như trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động thì bạn có thể liên hệ đến Luật Minh Gia để được chúng tôi hỗ trợ.

>> Tư vấn quy định về tai nạn lao động qua Hotline1900.6169 

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn dưới đây về việc xác định chế độ tai nạn lao động khi người lao động bị tai nạn trên đường đi làm về.

2. Người lao động bị tai nạn trên đường đi làm về có được coi là tai nạn lao động không?

Câu hỏi:

Kính chào luật sư! Trước tiên xin cảm ơn sự quan tâm đọc thư. Xin luật sư tư vấn về trường hợp xác định tai nạn lao động khi công nhân bị tại nạn giao thông trên đường đi làm như sau: Một công nhân trên đường đi làm về (thời gian và tuyến đường hoàn toàn phù hợp); do đánh rơi túi xách nên quay xe lại, đang lúc quay xe lại thì xảy ra tai nạn giao thông (lúc này hướng di chuyển là từ nhà đến nơi làm việc); vậy trường hợp này có được coi là tai nạn lao động hay không? Xin trân trọng cảm ơn luật sư!

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Với trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

Tại Khoản 8 Điều 3 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 quy định:Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

Điều 45 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 quy định điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động như sau:

“Điều 45. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động

Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;

b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;

c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;

2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này;

3. Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này.”.

>> Tư vấn thắc mắc về tai nạn lao động, gọi: 1900.6169

Người lao động bị tai nạn giao thông trong khoảng thời gian cần thiết để đến nơi làm việc trước giờ làm việc và trên tuyến đường thường xuyên đi từ nơi thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú đến nơi làm việc được coi là tai nạn lao động.

Nếu người lao động vi phạm về mặt thời gian hoặc địa điểm tai nạn theo quy định nêu trên thì không được coi là tai nạn lao động và không được hưởng các chế độ theo quy định của Bộ Luật lao động và Luật bảo hiểm xã hội. Trường hợp này thân nhân người lao động chỉ có thể yêu cầu người gây tai nạn giao thông bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định của pháp luật.

Như vậy, nếu người công nhân bị tai nạn giao thông trên đường đi làm về (trong khoảng thời gian cần thiết để trở về sau giờ làm việc và trên tuyến đường thường xuyên đi từ nơi thường xuyên đi từ nơi thường trú hoặc nơi đăng kí tạm trú đến nơi làm việc) thì được coi là tai nạn lao động.

Tai nạn lao động là một trong những vấn đề không chỉ người lao động người sử dụng lao động mà còn được rất nhiều người quan tâm. Bởi lẽ, đây là vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi, sức khỏe và tính mạng của người lao động. Vậy, trong những trường hợp nào thì được coi là tai nạn lao động, trường hợp nào không đủ điều kiện được coi là tai nạn lao động. Bài viết dưới đây của Luật Dương gia sẽ giúp cho bạn đọc có thêm những kiến thức hữu ích về vấn đề này.

1. Tai nạn lao động là gì?

Tai nạn lao động là điều mà không lao động nào mong muốn. Tai nạn lao động đã được định nghĩa trong luật, cụ thể là tại khoản 8 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có quy định cụ thể về khái niệm tai nạn lao động như sau:

“Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

2. Quy định pháp luật về tai nạn lao động

Tai nạn lao động được hiểu là những trường hợp bất ngờ có thiệt hại xảy ra đối với người lao động trong quá trình lao động, làm việc. Thiệt hại được xác định trên sức khỏe, tính mạng, thân thể của người lao động. Cụ thể, theo Điều 142, “Bộ luật lao động 2019” quy định về tai nạn lao động như sau:

Điều 142. Tai nạn lao động

1. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

Quy định này được áp dụng đối với cả người học nghề, tập nghề và thử việc.

2. Người bị tai nạn lao động phải được cấp cứu kịp thời và điều trị chu đáo.

3. Tất cả các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các sự cố nghiêm trọng tại nơi làm việc đều phải được khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ theo quy định của Chính phủ.”

Như vậy, ta có thể thấy việc quy định về tai nạn lao động được xác định trên các yếu tố như việc bất ngờ xảy ra trong quá trình người lao động đang làm việc, trong nhiệm vụ lao động. Các vấn đề bất ngờ có thể xảy ra đó là những tai nạn liên quan đến công việc, tai bạn giao thông trong quá trình di chuyển, tai nạn trong quá trình vận chuyển hàng hóa, vật liệu xây dựng, ngã từ trên cao trong thời gian làm việc liên quan đến leo trèo, có độ cao nguy hiểm…

Xem thêm: Hồ sơ xin hưởng chế độ khi tai nạn lao động mới nhất 2022

Bên cạnh đó, tại Điều 12 Nghị định 45/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn lao động và vệ sinh lao động như sau:

Điều 12. Tai nạn lao động và sự cố nghiêm trọng

1. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động, kể cả trong thời gian nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tấm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, chuẩn bị và kết thúc công việc tại nơi làm việc.

2. Tai nạn được coi là tai nạn lao động là tai nạn xảy ra tại địa điểm và thời gian hợp lý khi người lao động đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làm việc về nơi ở.

3. Tai nạn lao động được phân loại như sau:

a) Tai nạn lao động chết người;

b) Tai nạn lao động nặng;

c) Tai nạn lao động nhẹ.

Xem thêm: Giải quyết quyền lợi của người lao động khi xảy ra tai nạn lao động

4. Sự cố nghiêm trọng là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động (không bao gồm tai nạn lao động) gây thiệt hại lớn về tài sản của người lao động, người sử dụng lao động”

Bên cạnh khái niệm về tai nạn lao động thì pháp luật còn ghi nhận trường hợp sự cố nghiêm trọng cũng được coi như là những tai nạn lao động trong quá trình tham gia lao động, sản xuất. Đây là những quy định được đưa ra để bảo đảm quyền lợi, đảm bảo tính nhân quyền cho người lao động. Cũng nhờ những quy định này mà người lao động nói chung, cũng như người lao động trong môi trường hay những người lao động làm việc với công việc có tính đặc thù nguy hiểm nói riêng được yên tâm hơn với công việc mình làm.

Tai nạn sinh hoạt là gì

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

Theo quy định trên của pháp luật thì có một số vấn đề bất cập như sau:

Tai nạn lao động có bao gồm tất cả những tai nạn giao thông hay không? Trên thực tế, người lao động trên được từ nhà đến nơi làm việc còn kết hợp với việc đưa con đi học, đi chợ, thăm người thân… việc này rất khó kiểm soát, nếu xảy ra tai nạn thì có được coi là tai nạn lao động hay không? Hồ sơ thủ tục giải quyết chế độ người bị tai nạn giao thông được coi là tai nạn lao động như thế nào để phù hợp với quỹ bảo hiếm xã hội, chi trả trợ cấp đúng người, đúng vụ việc và đảm bảo quyền lợi của người lao động.

Tai nạn lao động gắn liền với công việc, nhiệm vụ lao động: cách hiểu khác nhau về nội dung này chủ yếu tập trung vào những nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động như uống rượu say, đánh nhau, … những tai nạn đó có được coi là tai nạ lao động hay không? Sở dĩ có những ý kiến khác nhau về nội dung của tai nạn lao động là do khái niệm tai nạn lao động trong bộ luật lao động chưa thể hiện rõ hai nội dung được hiểu khác nhau này. Đối với nước ta hiện nay, vì chưa có văn bản nào quy định rõ các tai nạn được coi là tai nạn lao động nên hầu hết các trường hợp bị tai nạn lao động đều được hưởng trợ cấp từ quỹ bảo hiểm xã hội.

3. Điều kiện được coi là tai nạn lao động

Không phải bất cứ trường hợp nào khi xảy ra tai nạn hoặc sự cố nghiêm trọng cũng đều được coi là tai nạn lao động, trong một số trường hợp người lao động gian dối nhằm trục lợi từ trợ cấp bảo hiểm xã hội. Do đó, quy định pháp luật đã quy định về những điều kiện để đáp ứng được coi là tai nạn lao động như sau:

Xem thêm: Bồi thường tai nạn lao động khi không có lỗi của doanh nghiệp

Căn cứ Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định:

Điều 45. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động

Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;

b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;

c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;

2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này;

3. Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này.”

Như vậy, nếu người lao động muốn đủ điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động, hoặc được công nhận là tai nạn lao động thì cần đáp ứng các điều kiện về tai nạn lao động để hưởng chế độ tai nạn lao động.

4. Mức hưởng chế độ tai nạn lao động

Trường hợp đủ điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động, người lao động sẽ được nhận những khoản tiền và quyền lợi sau:

* Do người sử dụng lao động chi trả

Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 đã quy định cụ thể trách nhiệm của người sử dụng lao động khi người lao động bị tai nạn lao động như sau:

– Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định:

+ Kịp thời sơ cứu, cấp cứu và tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động.

+ Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động như sau:

  • Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả đối với người lao động tham gia BHYT;
  • Trả phí khám giám định mức suy giảm KNLĐ đối với những trường hợp kết luận suy giảm KNLĐ dưới 05% do người sử dụng lao động giới thiệu đi khám giám định tại Hội đồng giám định y khoa;
  • Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia BHYT.

– Tiền lương: Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động.

– Bồi thường cho người bị tai nạn lao động không do lỗi của họ gây ra:

+ Ít nhất 1,5 tháng lương nếu suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng lương nếu suy giảm KNLĐ từ 11% đến 80%;

+ Ít nhất 30 tháng lương cho người lao động bị suy giảm KNLĐ từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết.

– Trợ cấp cho người bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính mình gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% các mức nêu trên ứng với mức suy giảm KNLĐ.

– Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc.

* Do Qũy tai nạn lao động chi trả

Tùy thuộc vào mức độ suy giảm KNLĐ mà người lao động được hưởng các chế độ do Qũy tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thuộc Qũy bảo hiểm xã hội (BHXH) chi trả như sau:

– Trợ cấp một lần (suy giảm từ 05% – 30%):

+ Suy giảm 05% hưởng 05 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 01% thì hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;

+ Hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng BHXH: Từ 01 năm trở xuống được 0,5 tháng, cứ thêm mỗi năm được thêm 0,3 tháng tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.

Căn cứ: Điều 48 Luật An toàn, vệ sinh lao động

– Trợ cấp hằng tháng (suy giảm từ 31% trở lên):

+ Suy giảm 31% hưởng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 01% thì hưởng thêm 02% mức lương cơ sở;

+ Hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng BHXH: Từ 01 năm trở xuống được 0,5%, cứ thêm mỗi năm được thêm 0,3% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.

Căn cứ: Điều 49 Luật An toàn, vệ sinh lao động

– Tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình:

Người lao động bị tai nạn lao động mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì được cấp tiền để mua các phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn căn cứ vào tình trạng thương tật, bệnh tật và theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn, kỹ thuật như: Tay giả, máng nhựa tay, chân giả, máng nhựa chân; nẹp đùi, nẹp cẳng chân, áo chỉnh hình,…

Căn cứ: Điều 51 Luật An toàn, vệ sinh lao động

– Trợ cấp phục vụ (suy giảm từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống, mù hai mắt, cụt, liệt hai chi hoặc bị tâm thần):

Mức trợ cấp/tháng = Mức lương cơ sở = 1,49 triệu đồng/tháng.

(Mức lương cơ sở áp dụng năm 2021: 1,49 triệu đồng)Căn cứ: Điều 52 Luật An toàn, vệ sinh lao động

– Trợ cấp một lần khi chết:

Mức trợ cấp một lần = 36 x Mức lương cơ sở = 53.640.000 đồng.

Căn cứ: Điều 53 Luật An toàn, vệ sinh lao động

– Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau điều trị:

Mức trơ cấp mỗi ngày = 30% x Mức lương cơ sở

Trong đó, số ngày nghỉ dưỡng sức:

+ Tối đa 10 ngày nếu suy giảm KNLĐ từ 51% trở lên;

+ Tối đa 07 ngày nếu suy giảm KNLĐ từ 31% – 50%;

+ Tối đa 05 ngày nếu suy giảm KNLĐ từ 15% – 30%.

Căn cứ: Điều 54 Luật An toàn, vệ sinh lao động

– Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động khi trở lại làm việc:

+ Mức hỗ trợ tối đa là 50% mức học phí, nhưng không quá 15 lần mức lương cơ sở;

+ Số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là hai lần và chỉ được nhận hỗ trợ 01 lần/năm.

Căn cứ: Điều 55 Luật An toàn, vệ sinh lao động

Lưu ý: Mức hỗ trợ này áp dụng cho người lao động bị suy giảm KNLĐ từ 31% trở lên, được sắp xếp công việc mới phù hợp với sức khỏe, nguyện vọng nhưng cần phải đào tạo nghề để chuyển đổi (theo Điều 12 Nghị định 88/2020/NĐ-CP).