Vì sao người cao tuổi không nên ăn mặn

Muối là một chất không thể thiếu cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu hấp thụ một lượng muối quá mức cần thiết sẽ gây ra nhiều tác hại về lâu dài.

Theo tính toán, một người trung bình mỗi ngày chỉ cần một lượng muối khoảng 3.300mlg.

Tất cả các món ăn đều phải có một lượng muối nhỏ nhất định. Muối giúp cân bằng lượng nước trong cơ thể và có tác dụng hòa tan một số chất.

Ngoài ra, Natri trong muối cùng với kali, canxi và magiê kết hợp với nước tạo thành 1 hợp chất gọi là "chất điện phân", có tác dụng "vệ sinh" bên trong cơ thể.

Tuy nhiên, không nên sử dụng quá nhiều muối, bởi:

- Làm tăng nguy cơ bị bệnh cao huyết áp

- Huyết áp cao thường được biết đến như là một "kẻ giết người thầm lặng", huyết áp cao có thể ủ bệnh tới 15 đến 20 năm mà không hề có bất kỳ một dấu hiệu hoặc triệu chứng nào.

- Hấp thụ một lượng muối nhiều hơn mức cần thiết trong mỗi bữa ăn cũng làm tăng nguy cơ mắc phải căn bệnh nguy hiểm này.

- Nguyên nhân là do chất Natri sẽ hút nước từ thành của động mạch vào trong mạch máu, làm cho động mạch bị thu hẹp trong khi lượng nước và áp suất lại tăng lên.

- Cao huyết áp rất dễ dẫn đến một số bệnh nguy hiểm khác như bệnh thận, đau tim, đột quỵ…xuất huyết não (đột quỵ), những bệnh đã trở thành nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Nhật Bản, nơi lượng muối được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới.

- Một trong những cách để tránh bệnh cao huyết áp là hãy ăn lượng muối vừa phải. Tăng cường ăn rau và hoa quả để tăng lượng kali, vốn có tác dụng giảm cao huyết áp.

Tăng nguy cơ bị stress

- Đã có rất nhiều bằng chứng cho thấy nếu lượng muối trong các bữa ăn vượt quá tỷ lệ cần thiết sẽ làm tăng nguy cơ bị stress.

- Khi lượng muối trong cơ thể tăng lên sẽ làm tăng số lượng tế bào não nhận hooc-môn norepinephrine (một loại hooc-môn của hệ thần kinh).

- Loại hooc-môn này sẽ truyền các tín hiệu thần kinh từ não tời tim (sẽ làm tim đập nhanh hơn), tới hệ tiêu hoá( sẽ làm cho mọi cơ quan tạm ngừng quá trình tiêu hoá) và tới các mạch máu (sẽ làm các mạch máu bị co thắt lại).

- Khi lượng muối thừa trong cơ thể càng tăng thì lượng hooc-môn norepinephrine được sản sinh ra càng lớn và hệ quả là gây nên cảm giác lo lắng, hoảng sợ và dễ cáu gắt.

Những lý do khác

- Một lý do khác để không ăn nhiều muối đó là một lượng muối lớn sẽ làm cho quá trình loại bỏ chất béo trong mạch máu của cơ thể bị ảnh hưởng.

- Ngoài ra nó còn gây ra một số vấn đề về thận, gây mất nước, các bệnh tim mạch, và cũng có thể là bệnh đau nửa đầu hay ung thư dạ dày.

Theo VTV

Nhảy đến nội dung

Đây là lý do tại sao bạn không nên ăn mặn

Thứ Tư, 12:00, 28/06/2017

Vì sao người cao tuổi không nên ăn mặn
Suy giảm chức năng thận: Cơ thể của bạn cần một lượng nhỏ muối để duy trì sự cân bằng chất lỏng phù hợp. Nhưng lượng muối dư thừa có thể gây hại cho thận của bạn. Một nghiên cứu năm 2002 được công bố trên tạp chí Nephrology cho thấy rằng việc hạn chế lượng muối ăn vào là một biện pháp phòng ngừa và điều trị quan trọng ở bệnh nhân bị bệnh thận mãn tính, huyết áp cao hay tiểu đường.
Vì sao người cao tuổi không nên ăn mặn
Tăng huyết áp: Huyết áp cao là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tim mạch, và lượng muối ăn vào là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra huyết áp cao. Người có tiền sử cao huyết áp nếu vẫn duy trì thói quen ăn mặn sẽ khiến bệnh thêm nặng và dẫn đến những nguy cơ tai biến khôn lường.
Vì sao người cao tuổi không nên ăn mặn
Tăng nguy cơ ung thư dạ dày: Tiêu thụ nhiều muối khiến nguy cơ ung thư dạ dày cao hơn. Trên thực tế, Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới và Viện Nghiên cứu Ung thư Mỹ xác nhận rằng muối cũng như thực phẩm nhiều muối là một trong những nguyên nhân có thể gây ra ung thư dạ dày.
Vì sao người cao tuổi không nên ăn mặn
Làm yếu xương: Ăn quá nhiều muối cũng có thể làm xương của bạn yếu đi, do làm mất canxi của xương. Canxi là một yếu tố quan trọng cần thiết cho xương chắc khỏe. Khi xương mất dần canxi, chúng trở nên yếu hơn và có thể dễ dàng bị phá vỡ. Điều này cũng có thể làm tăng nguy cơ loãng xương. Tuy nhiên, một nghiên cứu năm 2016 được công bố trên tạp chí Clinical Endocrinology & Metabolism cho thấy lượng muối ăn vào thấp cũng sẽ không có lợi cho xương.
Vì sao người cao tuổi không nên ăn mặn
Tăng nguy cơ mắc bệnh hẹn suyễn: Hen suyễn có thể ảnh hưởng đến cả trẻ em và người lớn, làm giảm chất lượng cuộc sống của một người. Để kiểm soát hen suyễn chế độ ăn kiêng đóng một vai trò quan trọng. Lượng muối ăn vào quá nhiều có thể gây ra cơn hen suyễn. Ngoài ra, vì bệnh nhân hen suyễn thường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, thận và các bệnh khác, chế độ ăn ít muối cũng sẽ có lợi cho họ một cách gián tiếp.
Vì sao người cao tuổi không nên ăn mặn
Chứng phù nề: Muối có thể làm thận giữ nước và dẫn đến phù nề. Ngoài ra, tiêu thụ lượng muối cao có thể dẫn đến sự mất cân bằng điện giải. Mặc dù phù nề có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, nhưng nó thường ảnh hưởng đến bàn tay, mắt cá chân, chân và bàn chân. Sự sưng trong các bộ phận cơ thể do phù nề có thể ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của bạn.
Vì sao người cao tuổi không nên ăn mặn
Dẫn đến bệnh béo phì: Chế độ ăn nhiều muối cũng liên quan đến chứng béo phì, vì những người ăn nhiều muối có xu hướng tiêu thụ nhiều calo hơn và có những thói quen ăn uống ít lành mạnh hơn. Một nghiên cứu được công bố vào năm 2015 cho thấy lượng muối ăn vào là một yếu tố nguy cơ tiềm ẩn cho béo phì, không phụ thuộc vào lượng calo tiêu thụ của cơ thể.

Hải Yến/VOV.VN
Top10homeremedies

Vì sao người cao tuổi không nên ăn mặn

VOV.VN - Cholesterol LDL (xấu) gây ra mảng bám trong động mạch dẫn đến bệnh tim, nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Những thực phẩm này sẽ giúp bạn loại bỏ nó.  

Vì sao người cao tuổi không nên ăn mặn

VOV.VN - Cholesterol LDL (xấu) gây ra mảng bám trong động mạch dẫn đến bệnh tim, nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Những thực phẩm này sẽ giúp bạn loại bỏ nó.  

Vì sao người cao tuổi không nên ăn mặn

VOV.VN - Nếu mắc bệnh về tuyến giáp, bên cạnh việc dùng thuốc điều trị bạn nên chú ý đến chế độ ăn uống để giúp quá trình điều trị được hiệu quả.

Vì sao người cao tuổi không nên ăn mặn

VOV.VN - Nếu mắc bệnh về tuyến giáp, bên cạnh việc dùng thuốc điều trị bạn nên chú ý đến chế độ ăn uống để giúp quá trình điều trị được hiệu quả.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Lê Dương Tiến - CK Nội cơ xương khớp, Khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác sĩ đã có 20 kinh nghiệm làm chuyên môn về chuyên khoa Nội. Đặc biệt bác sĩ Tiến có nhiều năm kinh nghiệm về nội cơ xương khớp, thần kinh, nội tiết và tim mạch.

Việc sử dụng quá nhiều muối trong các món ăn hằng ngày gây ra nhiều hệ lụy khôn lường đối với sức khỏe như dẫn tới đột quỵ, bệnh thận, cao huyết áp, ung thư dạ dày,... Hạn chế sử dụng đồ ăn mặn, duy trì chế độ ăn uống khoa học là biện pháp giúp giữ gìn sức khỏe mà mỗi người nên thực hiện.

Muối là loại gia vị có vai trò quan trọng đối với sức khỏe mỗi người. Hằng ngày, lượng muối sẽ bị mất đi thông qua các hoạt động của cơ thể như đi vệ sinh, tiết mồ hôi, nước mắt,... Bổ sung muối cho cơ thể bằng con đường thực phẩm chính là phương pháp bù lại lượng muối mất đi. Tuy nhiên, khi bù đắp sự thiếu hụt này, nhiều người thường có thói quen sử dụng khá nhiều muối vì loại gia vị này rẻ và dễ tạo hương vị đậm đà cho món ăn.

Tuy nhiên ăn mặn nhiều có tốt không? Việc thường xuyên sử dụng đồ ăn mặn có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh như:

Ăn mặn thường xuyên làm tăng huyết áp. Huyết áp cao dẫn tới nguy cơ đau tim, đột quỵ và bệnh thận. Cụ thể, việc ăn nhiều muối làm tăng tính thẩm thấu của màng tế bào với natri. Ion natri sẽ chuyển nhiều vào tế bào cơ trơn của thành mạch, gây tăng nước trong tế bào, tăng trương lực thành mạch, gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi và dẫn đến tăng huyết áp.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thường xuyên dùng đồ ăn mặn dẫn tới 62% các ca đột quỵ não. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng nếu giảm 1 thìa cà phê muối ăn trong các bữa ăn mỗi ngày sẽ giúp làm giảm nguy cơ đột quỵ.

Vì sao người cao tuổi không nên ăn mặn

Ăn mặn là nguyên nhân gây bệnh tim mạch

Lượng muối lớn đưa vào cơ thể do thói quen tiêu thụ đồ ăn mặn sẽ khiến chúng ta phải uống nhiều nước, làm tăng khối lượng máu tuần hoàn và khiến tim phải làm việc nhiều hơn. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ làm tâm thất trái to lên, dẫn đến hiện tượng suy tim. Tâm thất trái có thể trở lại bình thường nếu chúng ta phát hiện và giảm lượng muối nạp vào cơ thể.

Ăn quá mặn sẽ ảnh hưởng tới thận – cơ quan quan trọng quyết định tới sinh lý phái mạnh. Cụ thể, ăn nhiều muối sẽ khiến cơ thể phải thu nạp nhiều nước, dẫn tới tuần hoàn máu đến cầu thận tăng, buộc thận phải làm việc nhiều hơn để lọc máu. Nếu đã bị bệnh thận mà bệnh nhân vẫn sử dụng đồ ăn mặn thì bệnh sẽ ngày càng nặng. Ngược lại, nếu giảm lượng muối thì chức năng thận sẽ được cải thiện tốt hơn. Ngoài ra, muối cũng là nguyên nhân gây ra các chứng bệnh như sỏi thận, thận nhiễm mỡ,...

Muối tương tác với vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) gây viêm loét dạ dày và tá tràng. Loại vi khuẩn này là nguyên nhân của 80 – 90% các trường hợp mắc viêm loét dạ dày, tá tràng. Một nghiên cứu của Nhật Bản cho thấy những ai thường xuyên ăn đồ ăn mặn có nguy cơ ung thư dạ dày cao gấp 2 lần so với những người khác. Ngoài ra, lượng natri trong cơ thể cao cũng làm giảm hiệu quả điều trị ung thư dạ dày.

Ăn mặn làm hại xương. Việc ăn quá nhiều muối có thể gây mất canxi từ xương trong khi canxi là yếu tố quan trọng cho xương khỏe mạnh. Khi xương bị mất canxi thì chúng sẽ trở nên yếu, dễ gãy hơn. Điều này làm tăng nguy cơ loãng xương.

Sử dụng nhiều đồ ăn mặn trong chế độ ăn hằng ngày có thể kích hoạt cơn hen suyễn. Ngoài ra, bệnh hen suyễn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận, xương, tim mạch,... và nhiều bệnh lý khác.

Vì sao người cao tuổi không nên ăn mặn

Chọn thực phẩm tươi thay vì các món ăn mặn thường ngày được chế biến sẵn

Theo số liệu điều tra của Bộ Y tế, hiện nay, trung bình mỗi người Việt hằng ngày đang ăn thừa gấp 2-3 lần so với lượng muối theo khuyến nghị là 5g/ngày. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe của mình và người thân, bạn nên thực hiện giảm muối trong chế độ ăn của gia đình. Cụ thể:

  • Ưu tiên chọn thực phẩm tươi thay vì các món ăn mặn thường ngày được chế biến sẵn như thịt muối, cá hộp, thịt xông khói, xúc xích, giò chả, dưa muối, cà muối, mì ăn liền, bim bim, hạt điều rang muối,... Nguyên nhân là vì các thực phẩm chế biến sẵn thường được cho thêm nhiều muối để có thể bảo quản được lâu. Nếu vẫn muốn ăn các thực phẩm này, người dùng nên chọn sản phẩm có hàm lượng muối thấp hơn (xem thành phần muối hoặc natri ghi trên nhãn dinh dưỡng thực phẩm).
  • Chọn cách chế biến món ăn: nên chế biến món luộc, hấp thay vì món cần nhiều gia vị mặn trong quá trình chế biến như món kho, rim, rang,... để làm giảm lượng muối ăn vào hằng ngày từ các loại đồ ăn mặn.
  • Khi nấu nướng, nếu muốn gia giảm gia vị mặn, người nấu nên nếm thức ăn trước khi thêm gia vị để đảm bảo cho vào lượng vừa đủ, không cho quá nhiều. Ngoài ra, mì chính là gia vị có vị ngọt nhưng trong thành phần có natri – tương tự thành phần chính của muối ăn – nên người nội trợ cũng nên hạn chế dùng mì chính để tăng vị ngọt của món ăn.
  • Nên giảm ăn muối một cách từ từ để cơ quan cảm nhận vị giác có thể dần thích nghi.
  • Giảm lượng gia vị mặn chứa nhiều muối cho vào món ăn bằng cách chế biến với các loại gia vị khác để tăng cảm giác của vị giác.
  • Tự nấu ăn ở nhà để chủ động kiểm soát lượng muối ăn vào một cách tốt nhất.
  • Hạn chế chấm nước mắm, bột canh,... Tốt nhất, khi ăn các loại nước chấm trên người dùng nên pha loãng, dùng thêm các gia vị khác như chanh, ớt, tỏi để tăng vị giác, bù cho vị mặn bị bớt đi.
  • Nên sử dụng muối và bột canh có chứa iốt để phòng chống bướu cổ, thiểu năng trí tuệ và các rối loạn khác do thiếu iốt.

Muối là loại gia vị có nhiều lợi ích đối với sức khỏe nhưng nếu sử dụng quá nhiều thì sẽ gây ra những hệ lụy không mong muốn. Do đó, chúng ta cần chú ý hạn chế sử dụng đồ ăn mặn, có chế độ ăn uống hợp lý và giàu dinh dưỡng để nâng cao sức khỏe, bảo vệ gia đình mình chống lại bệnh tật.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Cách phòng ngừa và điều trị bệnh lý tim mạch

XEM THÊM: