Tác giả đã triển khai lập luận theo cách nào

Đề số 48 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

Đề bài

PHẦN I. ĐỌC HIỂU

…Lãng phí thời gian là mất tuyệt đối. Mất tiền có thể kiếm lại được tiền, mất xe có thể sắm lại được xe nhưng mất thời gian thì chịu, đố ai có thể tìm lại được. Thời gian là một dòng chảy thẳng; không bao giờ dừng lại và cũng không bao giờ quay lui. Mọi cơ hội, nếu bỏ qua là mất. Tuổi trẻ mà không làm được gì cho đời, cho bản thân thì nó vẫn xồng xộc đến với tuổi già. Thời gian là một dòng chảy đều đặn, lạnh lùng, chẳng bao giờ chờ đợi sự chậm trễ. Hãy quý trọng thời gian, nhất là trong thời đại trí tuệ này, nền kinh tế trí thức đã và đang làm cho thời gian trở nên vô giá. Chưa đầy một giờ, công nghệ Nhật Bản đã có thể sản xuất một tấn thép; con tầu tốc hành của các nước phát triển trong vài giờ đã có thể vượt qua được vài ngàn kilômét. Mọi biểu hiện đủng đỉnh rềnh ràng đều trở nên lạc lõng trong xu thế hiện nay. Giải trí là cần thiết nhưng chơi bời quá mức, để thời gian trôi qua vô vị là có tội với đời, với tương lai đất nước…

(Phong cách sống của người đời – nhà báo Trường Giang.http://www.chungta.com)

Câu 1. Xác định đề tài của văn bản trên?

Câu 2. Tác giả đã triển khai lập luận (trình bày văn bản) theo cách nào?

Câu 3. Chỉ ra dẫn chứng mà tác giả dùng để minh họa cho lí lẽ: nền kinh tếtrí thức đã và đang làm cho thời gian trở nên vô giá.

Câu 4. Tại sao tác giả viết: Giải trí là cần thiết nhưng chơi bời quá mức, để thời gian trôi qua vô vị là có tội với đời, với tương lai đất nước? (trình bày 3 – 4 câu).

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN

Câu 1.

Từ thông điệp của văn bản trên, hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu nói của Steve Jobs:

Tương lai được mua bằng hiện tại.

Câu 2:

Bàn về thơ Tố Hữu, Xuân Diệu từng khẳng định: “Tố Hữu đưa thơ chính trị lên đến trình độ là thơ rất đỗi trữ tình.” (SGK Văn học 12 – NXB Giáo dục 2000 – Tr.151). Anh (chị) hãy phân tích đoạn trích sau để làm sáng tỏ nhận định trên.

…Những đường Việt Bắc của ta

Đêm đêm rầm rập như là đất rung

Quân đi điệp điệp trùng trùng

Ánh sao đầu súng, bạn cùng mũ nan.

Dân công đỏ đuốc từng đoàn

Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.

Nghìn đêm thăm thẳm sương dày

Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.

Tin vui chiến thắng trăm miền

Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về

Vui từ Đồng Tháp, An Khê

Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng…

(Trích Việt Bắc – Tố Hữu, SGK Ngữ Văn 12, tập I, NXB GD)

Lời giải chi tiết

PHẦN I: ĐỌC HIỂU

Câu 1:

- Đề tài: Vai trò, tầm quan trọng của thời gian với cuộc sống con người hiện đại.

Câu 2:

- Trình bày theo cách: diễn dịch.

Câu 3:

- Dẫn chứng: Chưa đầy một giờ, công nghệ Nhật Bản đã sản xuất ra một tấn thép; con tàu tốc hành của các nước phát triển trong vài giờ đã có thể vượt qua được vài ngàn kilomet.

Câu 4:

- Bởi: Giải trí giúp chúng ta cân bằng lại cuộc sống, cân bằng lại tâm trạng sau những giờ lao động mệt nhọc để ta bắt đầu tiếp công việc. Còn chơi bời lại là sự ăn chơi quá mức, không lo đến tương lai, công việc, để thời gian trôi đi một cách vô nghĩa. Bởi vậy, giải trỉ trong một thời gian nhất định sẽ giúp ta làm việc tốt hơn, còn chơi bời là tiêu tốn thời gian một cách vô ích nên sẽ làm hại tương lai bản thân và đất nước

PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN

Câu 1:

* Giới thiệu vấn đề:

* Giải thích vấn đề:

- Tương lai là những diễn biến, sự kiện diễn ra ở phía trước, cái mà ta không thể đoán trước, biết trước được

- Hiện tại là bây giờ, thời điểm này, lúc này, không gian và thời gian mà chúng ta đang hít thở, đang sống.

- Vậy tại sao lại nói Tương lai được mua bằng hiện tại?

+ Cuộc sống của mỗi chúng ta không phải ngẫu nhiên mà có, cứ vậy mà diễn ra mà nó là cả một quá trình, là mối quan hệ nguyên nhân, kết quả.

+ Tương lai ngày mai sẽ là kết quả của những cố gắng, nỗ lực của chúng ta trong thời điểm hiện tại.

=> Câu nói hoàn toàn chính xác. Chỉ khi chúng ta cố gắng, nỗ lực ở hiện tại thì kết quả ở tương lai mới tốt đẹp.

* Bàn luận vấn đề:

- Bất cứ một kết quả nào cũng là hệ quả của cả một quá trình mà trong đó sự chuẩn bị là điều quan trọng nhất. Sự chuẩn bị cho tương lai chính là những việc làm của hiện tại. Nếu chúng ta không hành động – không học tập, không lao động thì ở tương lai chúng ta sẽ không có gì cả.

- Để không lãng phí thời gian, chuẩn bị tốt cho tương lai chúng ta cần:

+ Phân bố thời gian hợp lí cho việc học tập và giải trí.

+ Có mục tiêu cụ thể, rõ ràng cho mỗi giai đoạn và phải hoàn thành được các mục tiêu đó.

+ Có ý chí, quyết tâm thực hiện, không ngại khó khăn, gian khổ.

- Chứng minh: học sinh lấy dẫn chứng phù hợp với yêu cầu của đề, có phân tích ngắn gọn.

- Bên cạnh đó còn không ít những bạn trẻ còn ham chơi, hoang phí thời gian, chưa xác định được mục tiêu cuộc đời, chỉ biết lao vào các cuộc chơi và hưởng thụ. Làm như vậy không chỉ ảnh hưởng đến tương lai bản thân mà còn anh hưởng đến sự phát triển của đất nước.

* Liên hệ bản thân:

- Em đã làm những gì để chuẩn bị cho tương lai của mình?

* Kết thúc vấn đề: Để tương lai không vượt ra khỏi tầm tay, ngay từ hôm nay các bạn trẻ phải biết quý trọng thời gian, lao động, làm việc hăng say, tích lũy tri thức kinh nghiệm. Chỉ có như vậy, tương lai của các bạn mới thực sự tốt đẹp.

Câu 2:

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Tố Hữu là nhà thơ của lí tưởng cộng sản, là lá cờ đầu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam.Thơ.

- Con đường thơ của Tố Hữu song hành cùng con đường cách mạng nên thơ ông mang đậm cảm hứng sử thi.

- Thơ Tố Hữu hấp dẫn người đọc bởi tiếng thơ trữ tình – chính trị ngọt ngào, đằm thắm. Bàn về thơ Tố Hữu, Xuân Diệu cũng từng khẳng định:“Tố Hữu đưa thơ chính trị lên đến trình độ là thơ rất đỗi trữ tình.”

- Việt Bắc(1954) là đỉnh cao thơ Tố Hữu và là một thành tựu xuất sắc của thơ chống Pháp, tiêu biểu cho phong cách thơ độc đáo của ông…

2. Phân tích:

* Giải thích ý kiến:

- Thơ chính trị: là thơ viết về đề tài có tính chất lịch sử, về những sự kiện có ý nghĩa lớn lao với đất nước, dân tộc. Thơ Tố Hữu là thơ chính trị bởi hồn thơ của ông luôn hướng tới cái ta chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng, của cả dân tộc.

- Trữ tình: trữ tình là kiểu văn bản biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả trước cuộc sống. Thơ là thể loại văn học phù hợp để biểu hiện tình cảm, cảm xúc, tuy nhiên cũng có thơ tự sự, truyện thơ.

=> “Tố Hữu đưa thơ chính trị lên đến trình độ là thơ rất đỗi trữ tình.”nghĩa là những vấn đề lịch sử được Tố Hữu diễn tả một cách đầy cảm xúc trong thơ của ông.

* Biểu hiện cụ thể trong đoạn thơ trên:

- Chất chính trị:

+ Đoạn thơ trích trong bài thơViệt Bắc.Việt Bắcđược sáng tác trong hoàn cảnh sau: chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi, miền Bắc được giải phóng, tháng 10/1954 các cơ quan trung ương Đảng và Chính phủ rời Việt Bắc về Hà Nội. Sự kiện lịch sử lớn lao này đã được Tố Hữu ghi lại trong bài thơ Việt Bắc nổi tiếng. Cuộc chia tay lịch sử giữa những người cán bộ cách mạng với Việt Bắc được hình tượng hóa bằng một cuộc chia tay đầy lưu luyến, nghĩa tình giữa kẻ ở người đi.

+ Đoạn thơ đã tái hiện khung cảnh Việt Bắc trong chiến đấu, trong chiến thắng với không gian núi rừng rộng lớn; những hình ảnh hào hùng, mạnh mẽ, sôi động, rung chuyển cả núi rừng trước chiến dịch Điên Biên Phủ lịch sử, cả nước cùng ra trận, quyết tâm cao. Không khí chiến thắng lan tỏa khắp nơi nơi. Niềm tự hào chiến thắng bao trùm lên mọi câu chữ.

+ Những con đường Việt Bắc – những con đường ra mặt trận sống động, bừng dậy khí thế hào hùng, mạnh mẽ; những cuộc chuyển quân rầm rập trong đêm như làm rung chuyển cả núi rừng, khuấy động trời đất.

+ Tính chất của cuộc chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện hiện diện đậm nét:

> Những đoàn quân chủ lực hành quân nối tiếp vô tận ra mặt trận với khí thế khẩn trương, đông đảo trùng trùng, điệp điệp. Lí tưởng sống cao đẹp như thăng hoa bay bổng giữa không gian rừng đêm “Ánh sao đầu sung bạn cùng mũ nan”.

> Những đoàn dân công tiếp lương tải đạn suốt ngày đêm, nối tiếp bước chân của những đội chủ lực vào mặt trận với khí thế hùng hực, ý chí quyết tâm mạnh mẽ, không gì lay chuyển “Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.

+ Chiến thắng huy hoàng xua tan màn đêm tăm tôi của kiếp nô lệ, báo hiệu một tương lai tươi sáng cho cả dân tộc.

- Chất trữ tình:Tố Hữu thể hiện đề tài chính trị đó một cách trữ tình. Đặc điểm “rất đỗi trữ tình” này được tạo ra nhờ hình thức nghệ thuật:

+ Tác giả sử dụng thể thơ lục bát – thể thơ dân tộc mang âm điệu nhẹ nhàng, trầm lắng.

+ Cách ngắt nhịp 2/2/2 tạo nên âm điệu hào hùng.

+ Hệ thống từvui về, vui từ, vui lên… mặc nhiên đã đặt Việt Bắc vào tâm điểm của mọi niềm vui, từ Việt Bắc niềm vui toả đi, và từ khắp nơi tin vui bay lại Việt Bắc… Chiến thắng ấy trải dài khắp mọi miền Tổ quốc tạo nên ngày hội chiến thắng của toàn thể dân tộc ta.

3. Kết luận

- Khái quát và mở rộng vấn đề.

Xem thêm: Đề và Lời giải chi tiết Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn mới nhất tạiTuyensinh247.com

Loigiaihay.com

  • Tác giả đã triển khai lập luận theo cách nào

    Đê số 49 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

    Đáp án và lời giải chi tiết - Đê số 49 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

  • Tác giả đã triển khai lập luận theo cách nào

    Đề số 50 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

    Đáp án và lời giải chi tiết - Đề số 50 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

  • Tác giả đã triển khai lập luận theo cách nào

    Đề số 51 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

    Đáp án và lời giải chi tiết - Đề số 51 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

  • Tác giả đã triển khai lập luận theo cách nào

    Đề số 52 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

    Đáp án và lời giải chi tiết - Đề số 52 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

  • Tác giả đã triển khai lập luận theo cách nào

    Đề số 53 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

    Đáp án và lời giải chi tiết - Đề số 53 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

  • Tác giả đã triển khai lập luận theo cách nào

    Soạn bài Chiếc thuyền ngoài xa - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 12 ngắn gọn nhất tập 2 bài Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu. Câu 1: Phát hiện thứ nhất của nghệ sĩ nhiếp ảnh đầy thơ mộng.

  • Tác giả đã triển khai lập luận theo cách nào

    Soạn bài Những đứa con trong gia đình - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 12 ngắn gọn nhất tập 2 bài Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi. Câu 1: – Truyện “Những đứa con trong gia đình” được trần thuật lại chủ yếu qua dòng hồi tưởng của nhân vật Việt.

  • Tác giả đã triển khai lập luận theo cách nào

    Soạn bài Diễn đạt trong văn nghị luận - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 12 ngắn gọn nhất tập 2 bài Diễn đạt trong văn nghị luận. Câu 1: a. - Đoạn văn (1) dùng từ ngữ chưa chuẩn xác, còn sử dụng ngôn ngữ hằng ngày.

  • Tác giả đã triển khai lập luận theo cách nào

    Điểm giống và khác nhau của hai nhân vật Việt và Chiến trong Những đứa con trong gia đình

    Những đứa con trong gia đình thuộc số những tác phẩm xuất sắc nhất của Nguyễn Thi.

Đọc hiểu Phong cách sống của người đời - Đề 1

Đọc văn bản:

Lãng phí thời gian là mất tuyệt đối. Mất tiền có thể kiếm lại được tiền, mất xe có thể sắm lại được xe nhưng mất thời gian thì chịu, đố ai có thể tìm lại được. Lãng phí thời gian là mất tuyệt đối. Thời gian là một dòng chảy thẳng; không bao giờ dừng lại và cũng không bao giờ quay lui. Mọi cơ hội, nếu bỏ qua là mất. Tuổi trẻ mà không làm được gì cho đời cho bản thân thì nó vẫn xồng xộc đến với tuổi già. Thời gian là một dòng chảy đều đặn, lạnh lùng, chẳng bao giờ chờ đợi sự chậm trễ. Hãy quý trọng thời gian, nhất là trong thời đại trí tuệ này; nền kinh tế trí thức đã và đang làm cho thời gian trở nên vô giá. Chưa đầy một giờ, công nghệ Nhật Bản đã có thể sản xuất một tấn thép, con tàu tốc hành của các nước phát triển, trong vài giờ, đã có thể vượt qua được vài ngàn kilômét. Mọi biểu hiện đủng đỉnh rềnh ràng đều trở nên lạc lõng trong xu thế toàn cầu hiện nay. Giải trí là cần thiết nhưng chơi bời quá mức, để thời gian trôi qua vô vị là có tội với đời, với tương lai đất nước.

(Phong cách sống của người đời - Nhà báo Trường Giang. www.chungta.com)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0,5 điểm)

Câu 2. Theo tác giả, vì sao lãng phí thời gian là mất tuyệt đối? (0,5 điểm)

Câu 3. Anh/ Chị hiểu như thế nào về ý kiến: Mọi biểu hiện đủng đỉnh rềnh ràng đều trở nên lạc lõng trong xu thế toàn cầu hiện nay?(1,0 điểm)

Câu 4. Anh/ Chị có đồng tình với quan niệm: Giải trí là cần thiết nhưng chơi bời quá mức, để thời gian trôi qua vô vị là có tội với đời, với tương lai đất nước? Vì sao?(1,0 điểm)

Trả lời:

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là:Nghị luận.

Câu 2: Theo tác giả, lãng phí thời gian là mất tuyệt đối vì:

  • Mất tiền có thể kiếm lại được tiền, mất xe có thể sắm lại được xe.
  • Thời gian là tuyến tính, một đi không trở lại, mất thời gian thì chịu, đố ai có thể tìm lại được.

Câu 3: Mọi biểu hiện đủng đỉnh rềnh ràng đều trở nên lạc lõng trong xu thế toàn cầu hiện nay vì: Trong thời đại trí tuệ này, nền kinh tế tri thức đã và đang làm cho thời gian trở nên vô giá. Nhịp sống rất hối hả, khẩn trương, các nước đang phát triển với tốc độ như vũ bão…

Câu 4: Trình bày quan điểm riêng đồng tình hoặc không đồng tình và đưa ra những lý lẽ thuyết phục để chứng minh cho quan điểm của mình.

Ví dụ: Có thể theo hướng đồng tình với quan niệm: Giải trí là cần thiết nhưng chơi bời quá mức, để thời gian trôi qua vô vị là có tội với đời, với tương lai đất nước.

Vì:

- Thời gian vô cùng quan trọng, là quà tặng kì diệu của tạo hóa, không lặp lại.

- Thời gian là sẽ giúp ta làm lên những giá trị đích thực. Lãng phí thời gian sẽ dần rơi vào sự lạc lõng, chán nản – trở thành đời thừa…

- Đời người chỉ sống có một lần và duy nhất. Và cuộc sống là một cuộc “ chạy” tiếp sức của các thế lực.

Tác giả đã triển khai lập luận (trình bày văn bản)...

Câu hỏi: Tác giả đã triển khai lập luận (trình bày văn bản) theo cách nào?

Đáp án

- Hướng dẫn giải

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học về cách triển khai lập luận: diễn dịch, quy nạp, song hành, tổng – phân – hợp,..

Giải chi tiết:

Trình bày theo cách: diễn dịch.

Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm

Đề thi thử THPTQG môn Ngữ Văn trường THPT chuyên Lương Văn Tụy - Ninh Bình - năm 2018

Lớp 12 Khác Lớp 12 - Khác

Đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Văn Trường Đoàn Thượng lần 2

Cập nhật: 15/06/2021 11:13

Người đăng: Nguyễn Trang | 24685 lượt xem

Chia sẻ đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Văn Trường Đoàn Thượng lần 2, các em hãy xem đây làm tài liệu ôn tập và củng cố kiến thức. Chi tiết đề thi các em hãy tham khảo dưới đây.

Đáp án đề thi thử môn văn 2021 Sở GD&ĐT Cà Mau

Xuất bản ngày 27/05/2021 - Tác giả: Huyền Chu

Đáp án đề thi thử môn văn 2021 Sở GD&ĐT Cà Mau với bài đọc hiểu Mùa xuân nhớ Bác của tác giả Phạm Thị Xuân Khải.

Mục lục nội dung

  • 1. Đề thi thử
  • 2. Đáp án

Bạn muốn tải bộ tài liệuđề thi thử tốt nghiệp năm 2021 môn Văn miễn phí? Hãy cùng chúng tôi tham khảo đề thi thử THPT Quốc gia 2021 môn Văn củaSở GD&ĐT Cà Mau sau đây.

Đề thi thử THPT Quốc gia 2021 môn Văn tỉnh Cà Mau

Chi tiếtđề thi thử thpt quốc gia 2021này như sau:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÀ MAU

KÌ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2021

Bài thi: NGỮ VĂN

Ngày thi: 20/5/2021

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích:

...

Mùa xuân về đọc thơ xuân các anh
Tuổi trẻ chúng tôi thấy lòng mình day dứt
Day dứt vì mình chưa làm được
Những điều hằng ước mơ
Những điều chúng tôi thề
Dưới cờ Đoàn trong giờ kết nạp,
Tuổi trẻ chúng tôi tha thiết
Được Đảng chăm lo
Được cống hiến cho quê hương nhiều nhất
Nhưng tuổi trẻ chúng tôi
Không ít người đang lỡ thì, mai một.
Theo năm tháng cuộc đời
Ngoảnh lại nhìn, mình chưa làm được bao nhiêu
...
Tuổi trẻ chúng tôi vẫn tự hào
Những trang sử vẻ vang dân tộc
Chúng tôi được học
Được thử thách nhiều trong chiến tranh
Chúng tôi nghĩ: Nguyễn Huệ - Quang Trung
Lứa tuổi hai mươi lập nên nhiều chiến công hiển hách.
Lẽ nào tuổi trẻ hôm nay thua thiệt
Có học hành, lại phải sống cầu an
Phải thu mình, xin hai chữ “bình yên”
...
(Trích Mùa xuân nhớ Bác, Phạm Thị Xuân Khải, tienphong.vn)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả đã day dứt về những điều gì?

Câu 3. Việc tác giả nhắc đến Nguyễn Huệ - Quang Trung trong đoạn trích có ý nghĩa như thế nào?

Câu 4. Anh/chị hãy nhận xét thái độ của tác giả đối với tuổi trẻ trong đoạn trích.

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về lối sống cầu an, thu mình của tuổi trẻ hiện nay.

Câu 2 (5.0 điểm)

Lúc ấy đã khuya. Trong nhà đã ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại. Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi đến ngày rũ xương ở đây thôi...Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ...Mị phảng phất nghĩ như vậy.

Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình, Mị lại tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc đó bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh này, làm sao Mị cũng không thấy sợ...

Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng Mị tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại...Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, Mị chỉ thì thào được một tiếng “Đi ngay...”, rồi Mị nghẹn lại. A Phủ bỗng khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy.

Mị đứng lặng trong bóng tối.

Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc, Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt:

- A Phủ cho tôi đi. A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói:

- Ở đây thì chết mất.

...

(Trích Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài,

Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008, tr. 13-14)

Phân tích hình tượng nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó, bình luận về khát vọng chân chính của con người trong cuộc sống.

--- Hết ---

Đáp án đề thi thử môn văn 2021 Sở GD&ĐT Cà Mau

I. Đọc hiểu

Câu 1. Thể thơ: Tự do

Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả đã day dứt về những điều: ...Chưa làm được những điều mình ước mơ, về những điều mình từng thề dưới cờ Đoàn trong giờ kết nạp.

Câu 3. Việc tác giả nhắc đến Nguyễn Huệ - Quang Trung trong đoạn trích có ý nghĩa:

- Thể hiện niềm tự hào của tác giả đối với thế hệ đi trước.

- Nhắc nhở thế hệ trẻ phải sống xứng đáng với thế hệ cha anh.

Câu 4. Nhận xét về thái độ của tác giả:

- Thái độ của tác giả: Trăn trở/Day dứt/Nhắc nhở/Cảnh tỉnh...

- Lí giải vì sao tác giả có thái độ như vậy.

Lưu ý: Cho điểm tối đa khi bài viết có sự lí giải rõ ràng, phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật.

II. Làm văn

Câu 1.

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Lối sống cầu an, thu mình của tuổi trẻ hiện nay

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh có thể lựa chọn thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ lối sống “cầu an”, “thu mình” của tuổi trẻ hiện nay. Có thể triển khai theo hướng:

Lối sống cầu an, thu mình: Sống an phận, khép kín, ngại đổi mới, ngại xông pha, dấn thân; ngại giao tiếp, thể hiện cá tính, suy nghĩ của bản thân...Đó là lối sống không phù hợp với tuổi trẻ, làm cho bản thân, xã hội trì trệ, chậm phát triển.

d. Sáng tạo

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

Câu 2.

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Hình tượng nhân vật Mị trong đoạn trích và khát vọng chân chính của con người được nhà văn gửi gắm. (0.5 điểm)

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm:

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:

* Khái quát tác giả, tác phẩm và đoạn trích. (0.5 điểm)

* Phân tích nhân vật Mị qua phần trích (1.5 điểm)

- Cảnh ngộ, tâm trạng và thân phận của Mị.

- Suy nghĩ, hành động của Mị khi quyết định giải cứu cho A Phủ và chạy theo A Phủ.

-> Thông qua việc phân tích, cần làm nổi bật được:

+ Mị là hiện thân cho số phận nô lệ ở vùng cao: Bị đày đọa, chà đạp, khinh miệt...

+ Mị là cô gái có tấm lòng nhân hậu, một trái tim giàu cảm xúc.

+ Mị có sức sống tiềm tàng, có khát vọng chân chính, cao đẹp.

+ Có khả năng tự đấu tranh để giải phóng cho mình thoát khỏi sự áp bức, bất công.

* Nghệ thuật: Miêu tả tâm trạng, hành động nhân vật, lựa chọn chi tiết độc đáo, ngôn ngữ kể chuyện, dẫn truyện lôi cuốn... (0.5 điểm)

* Khát vọng chân chính của con người: Khát vọng sống, khát vọng tự do, hạnh phúc. (1 điểm)

d. Chính tả, ngữ pháp: (0.5 điểm)

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt

e. Sáng tạo (0.5 điểm)

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.

-/-

Vậy là Đọc tài liệu đã giới thiệu thêm một mẫuđề thi thửTHPT quốc gia 2021 môn Văn có đáp ántheo cấu trúc chuẩn của Bộ Giáo dục, các em có thể tham khảo thêm nhiềuđề thi thử môn văn 2021 của các tỉnhkhác trên cả nước đã được chúng tôi cập nhật liên tục.

Chúc các em một kì thi đạt kết quả cao nhất!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?

Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn

Hủy

Gửi