Sugar sugar ajinomoto ajinomoto là gì

Sugar sugar ajinomoto ajinomoto là gì

Ảnh - truyện vui 2012-05-01 13:40:23

[justify]Nhiều khi mình cũng không hiểu nổi người việt mình nói gì chứ đừng nói người nước ngoài.[/justify][justify]Mình đọc trong tạp chí Sketch và thấy họ dịch các câu tiếng anh của người việt như sau:[/justify][justify]1. Seven love: Thất tình[/justify][justify]2. No you do what do go, i go five: Thôi anh làm gì thì làm đi, em đi ngủ [/justify][justify](ngủ ~ ngũ ~ 5)[/justify][justify]3. Like is afternoon: Thích thì chiều[/justify][justify]4. No star where: Không sao đâu[/justify][justify]5. I no want salat again: Em không muốn cãi nữa (salat: rau cải ~ cãi)[/justify][justify]6. I want toilet kiss you: Anh muốn cầu hôn em (bồn cầu ~ cầu)[/justify][justify]7. Mother sister pineapple too: Mẹ em thơm lắm (pineapple: quả thơm ~ quả dứa)[/justify][justify]8. When one human seven love, after seven loves will find love leg right: Khi một người thất tình, sau 7 mối tình sẽ tìm được tình yêu chân chính. (leg right: chân phải ~ chân chính)[/justify][justify]9. No I love me: Không ai yêu tôi[/justify][justify]10. No drink wine happy, want drink wine punish: Không uống rượu mừng, muốn uống rượu phạt[/justify][justify]11. Love together much, bite together painful: Yêu nhau lắm cắn nhau đau[/justify][justify]12. Ink carafts: Mực hấp[/justify][justify]13. Ink baked spices: Mực nướng gia vị[/justify][justify]14. Suggest cleaning a toilet before going out: Đề nghị dội sạch bồn cầu trước khi ra ngoài[/justify]No star where: k sao đâuNo four go: vô tư điKnow die now: biết chết liềnNo table: k bànNo dare where: k dám đâuGo die go: đi chết điUgly tiger: xấu hổDo you think you delicious: mày nghĩ mày ngon à?Monkey windy: khỉ gióI love toilet you go go: tôi yêu cầu anh đi đi Do that die: làm là chếtIf you blood, I afternoon: mày máu thì tao chiềuSugar i,i go, sugar you, you go: đường anh anh đi, đường em em đi Have no legs: k còn chânFather monkey: bố khỉChicken industry: gà công nghiệpStar must twisted: sao phải xoắnI want to toilet kiss you: a muốn cầu hôn e Very neck:…Sugar sugar, ajinomoto, ajinomoto: đường đường chính chính One you one dollar, two you two dollars. You OK you sit. You no OK, go:…Love of you and me cut did from they: So uncle like what?: thế chú thích thế nào? Sugar sugar a hero: đường đường 1 đấng anh hùng

[size=5]P/s : information ass –> thông… 3crisp3 3crisp3 3crisp3 3crisp3[/size]

Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Fuck ass host : Thông ass thớt 3crisp3

3crisp3

Hay lắm! Duyệt :x…………

I want to toilet kiss you……………. 3crisp3

la nguoi viet ma ko hieu tieng viet thi la nguoi trung quoc .chung to me ong la nguoi viet bi ban xang trung quoc roi

Sugar sugar, ajinomoto, ajinomoto: đường đường chính chính 3ahhyes3 3ahhyes3

3crisp3 3crisp3, người việt, No star where, I want, toilet kiss you, muốn cầu hôn, bồn cầu, leg right, chân chính, I love,

Sử dụng ngôn ngữ vô tội vạ

Không phải chỉ em tôi mà rất nhiều bạn trẻ thế hệ “phiên dịch viên” tuổi teen rất thích cách sử dụng từ ngữ nửa Tây, nửa ta. Thậm chí, em còn giới thiệu cả bộ từ điển “Việt hóa từ ngữ tiếng Anh lóng teen cần phải biết” để bổ sung “vốn liếng ngôn ngữ”, không phải gia nhập CLB “những người tối cổ”. Một số từ biến chứng khi đổi cách phát âm hay những cách ghép từ có một không hai của giới trẻ, từ chào hỏi, chuyện tình cảm, cả chuyện chửi nhau như thế nào cho “sang” đều có. 

Từ lâu nay, việc giới trẻ dùng tiếng Việt chêm thêm vài từ tiếng Anh không hề xa lạ. Nó là một trào lưu, nối lại thành câu với ngữ pháp tiếng Việt theo nguyên tắc đồng âm, còn nghĩa thực sự của các câu thì hoàn toàn không đúng với tiếng Việt lẫn tiếng Anh. Cách dùng từ pha trộn vẫn được các bạn trẻ xài như thể hiện phong cách riêng. Bên cạnh đó, giới trẻ còn “phát minh” song ngữ, biến đổi cách phát âm như thanh-sơ-kiều (thank you), Ai-lái-kịt (I like it), đe-le-te (delete)… Không chỉ thích sử dụng câu Anh - Việt lẫn lộn, rất nhiều bạn còn đặt tên mình theo kiểu nửa Tây nửa ta. Một số “nghệ sĩ” trẻ cũng chuộng kèm tên tiếng Anh thiệt sành điệu vào sau tên mình hoặc dùng hẳn nghệ danh tiếng Anh, lắm khi tưởng ca sĩ nước ngoài.  

Phải nói rằng, ngôn ngữ nói chuyện của giới trẻ bây giờ rất phong phú và cũng rất khó hiểu bởi chữ nghĩa bị Tây Tàu hóa rồi còn bớt xén, cắt nối, thậm chí mã hóa dùng ký hiệu Toán, Lý, Hóa, Anh văn… đủ sức gây “choáng” nội dung lẫn hình thức thể hiện. Nhiều từ khiến người đọc không thể đoán nổi khi chữ “q” thành “w”, chữ “y” thành “i”, chữ “c” thành “k”, như “iu wá” (yêu quá), “lun lun” (luôn luôn), pà con” (bà con), “s2y” (same to you - bạn cũng vậy nhé)… Đặc biệt, trong các hội nhóm dành cho giới trẻ hiện rất thịnh hành cách dùng từ theo kiểu chửi tục, ám chỉ các bộ phận nhạy cảm cơ thể con người… Trước còn nói tránh, viết tắt, giờ nhiều bạn viết thẳng, đầy đủ một cách trần trụi và nghiễm nhiên cho đó là thể hiện cá tính, sự bất cần… 

Biết cách gìn giữ 

Tình trạng giới trẻ nói chuyện chèn vài ba từ tiếng Tây, tiếng Tàu không thiếu, nhưng hiện tượng này ngày càng phổ biến. Nói nhiều, tưởng hay, một số người bê luôn thói quen trộn lẫn đến nơi công cộng, lên truyền hình, quay clip đăng mạng xã hội… Cách đây không lâu, trên mạng xã hội, rất nhiều bạn cực kỳ chuộng dạng bình luận chèn thêm câu “có healthy không, có balance không”. Câu nói bắt đầu từ Giang Coco, một thí sinh nữ trong gameshow hẹn hò. Cô gái khiến nhiều người “lên máu” khi “bắn” tiếng Việt trộn tiếng Anh loạn xạ. “Nếu như phải đi đến long distance relationship thì thật sự phải là mối quan hệ rất serious”, cô nói với người dẫn chương trình. Nhiều khán giả lên tiếng thẳng: “Thiết nghĩ nên tôn trọng văn hóa nước mình đi cái đã. Ở nước ngoài có bao giờ người ta lồng ghép tiếng Việt vô chưa?”…

Phạm Hoàng Sơn (25 tuổi, đang học thạc sĩ Khoa học Y sinh Đại học Công nghệ Queensland - Australia), thẳng thắn cho rằng, việc nhiều bạn trẻ, nhất là những bạn từng du học, tiếp xúc với ngôn ngữ tiếng Anh ít nhiều sẽ ảnh hưởng cách sử dụng ngôn ngữ khi giao tiếp, đặc biệt là tiếng Việt. Việc cố gắng sử dụng một ngôn ngữ mới khiến người học tăng sự tập trung chọn lựa ngôn từ khi giao tiếp với những đối tượng khác nhau, và trong một số trường hợp khá nghịch lý là loay hoay diễn tả một từ bằng... tiếng Việt. Sự bối rối đó chủ yếu do phản xạ, dùng thường xuyên thành thói quen nên khi nói tiếng Việt thì phải mất vài giây chọn đúng từ muốn truyền đạt. 

“Mình rất hiểu cách nói chuyện nửa Việt, nửa Tây khiến người nghe khó chịu nên tùy đối tượng giao tiếp sẽ lựa chọn ngôn ngữ phù hợp. Với bạn bè, trong một số trường hợp khá thoải mái, nhưng trong công việc hay giao tiếp với mọi người, đặc biệt là ba mẹ thì không nên. Tiếng Việt mình đẹp lắm! Có rất nhiều từ hay, dễ thương mà nghe là biết quê mình, đất nước mình đó. Không gì diễn tả tốt nhất bằng ngôn ngữ nước mình”, Sơn chia sẻ.

Cô Phan Thị Thảo, giáo viên tiếng Anh tại quận 3, nhận định, trong thời buổi hội nhập như hiện nay thì việc bạn trẻ học giỏi tiếng Anh là điều quá tốt, nhưng phải biết cách dùng ngôn ngữ phù hợp chứ không phải cố tỏ ra mình rành tiếng Anh. “Trước khi giỏi những thứ tiếng khác thì tiếng Việt phải tốt, phải biết cách giữ gìn ngôn ngữ của mình. Nếu không, tiếng mẹ đẻ sẽ mai một”, cô Phan Thị Thảo chia sẻ.

Thế giới rộng mở, những giá trị văn hóa không còn bó hẹp trong phạm vi quốc gia, vùng miền. Ngoại ngữ, đặc biệt tiếng Anh trở thành một phần tất yếu trong cuộc sống người trẻ. Chưa kể, hiện nay một lượng không nhỏ từ ngữ hiện được sử dụng có yếu tố Hán Việt, khó thay thế bằng các từ thuần Việt và nhiều người trong chúng ta lại “chuộng” sử dụng để tỏ ra trịnh trọng. Nhưng tiếng Việt mình đẹp lắm, thật khó hiểu nếu người Việt nói chuyện với nhau bằng… ngôn ngữ khác.

CA DAO

Tiếng Việt văn hóa bản sắc giữ gìn sự trong sáng tiếng việt

Càng đi vào thế giới ngôn ngữ teen, chúng tôi nhận thấy cấp độ “quái” không chỉ đơn giản theo kiểu thay thế các nguyên âm và phụ âm lẫn nhau mà nay đã biến thể phức tạp hơn, nhìn vào trông như... mật mã!

Sugar sugar ajinomoto ajinomoto là gì

Sugar sugar ajinomoto ajinomoto là gì

Siêu mật mã!

Minh chứng cho tình trạng này là một đoạn “mật ngữ” được lan truyền trên các diễn đàn học sinh, kèm theo lời thách “đố ai hiểu được”. Chúng tôi trích đoạn đầu và nhờ đến phần mềm V2V dịch hộ. Kết quả (xem ảnh trên): Dù bản dịch của V2V chưa hoàn thiện, song vẫn đọc được và được hiểu thế này: “Vài điều muốn nói.

Có những điều không thể biết trước được, bởi cái viễn cảnh khi đó diễn ra quá hoàn hảo, quá đẹp khiến lầm tưởng sẽ có một mối tình dài lâu, hai năm cũng là một khoảng thời gian quá dài, thật sự mãn nguyện với điều này. Nhưng mọi thứ chẳng bao giờ “bằng phẳng” cả. Những khó khăn cùng cực, những bi quan, đau khổ, mất niềm tin, những lo toan, mất mát...

Cuối cùng là những giọt nước mắt, là những điều luôn gắn liền với mỗi con người. Có ai đó nói rằng: “Chỉ khi nào bạn đau khổ đến 99% thì lúc đó bạn sẽ đón nhận được 1% niềm hạnh phúc...” mới hiểu được giá trị đích thực của cuộc sống. Chẳng lẽ thật sự nghiệt ngã đến như vậy?”.

Trên diễn đàn, chúng tôi hỏi hai thành viên trẻ tại sao chọn cách diễn đạt bằng thứ tiếng Anh sai từ loại và ngữ pháp tai hại như vậy, những thành viên này đều trả lời rằng “9X quen dùng rồi”, “ngôn ngữ ấy đã phổ biến” và “vậy mới là... sáng tạo”.  

Bất cứ ai xem qua cách viết và kết quả “giải mật” như trên cũng há hốc: “Bó tay, quả là... siêu mật mã, chỉ có teen mới hiểu nổi. Chẳng biết chúng học ở đâu ra!”.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, không có tổ chức, cá nhân nào “dạy” lớp trẻ cách viết như vậy mà điều đó được hình thành và nâng cấp theo thời gian, từ chỗ dùng nguyên - phụ âm để thay thế lẫn nhau đến việc dùng các ký hiệu (symbols) hoặc các ký tự đặc biệt (special characters) để thay cho nhiều nguyên - phụ âm, theo thời gian trở thành quy ước chung và được công nhận.

Các thành viên trên diễn đàn teenviet... cung cấp cho chúng tôi một bảng “ngôn ngữ bất quy tắc” sau: A = Cl; B = 3 hoặc ß; C = (; D = ]); E = F_; G = (¬; H = †|; I = ]; K = ]<; L = ]_; M = /v\; N = ]\[; O = º; P = ]º; QU = v\/; R = Pv; S = §; T = †; U = µ; V = v; W = v\/; X = ><; Y = ¥. Nhìn vào đã thấy hoa mắt, làm sao có thể nhớ nổi những quy ước này!

Lắp ghép vô tội vạ

Không chỉ tiếng Việt, tiếng nước ngoài cũng được tuổi teen sử dụng thoải mái, vô tư trên không gian mạng. Những “no star where” (không sao đâu), “no table” (miễn bàn), “lemon question” (chanh hỏi = chảnh)... được cho là lạ của một thời nay đã “xưa rồi Diễm”, nhường chỗ cho những cụm từ và câu “sáng tạo” hơn, quái dị hơn.

Trên một diễn đàn học tập được lập bởi một nhóm học sinh phía Bắc, có đoạn hai thành viên tán gẫu với nhau:

- Meoiumanga: Chiều nay bị dò bài, không thuộc. Ugly tiger quá!

- PandaUc: No have spend, chuyện đó bình thường mà.

- Meoiumanga: Bài dồn dập thế này thì give me beg two word soldier black peace...

...

Dù biết tiếng Anh nhưng chúng tôi đã phải mất vài phút để hiểu các thành viên này nói gì. “Ugly tiger” nghĩa là “xấu hổ” (ugly = xấu, tiger = con hổ); “no have spend” nghĩa là “không có chi” (no = không, have = có, spend = chi, ví dụ như chi tiền!). Đến câu cuối thì chúng tôi đành chịu, hỏi ai cũng không biết nhưng sau một hồi lang thang trên mạng lại bắt gặp lời giải nghĩa từ blog của một học sinh, là: “Cho em xin hai chữ binh huyền (bình) yên”. Hóa ra, give = cho, me = tôi, beg = xin, two = hai, word = chữ, soldier = binh (lính), black = đen (huyền) peace = yên (ở đây chữ “bình” được chiết thành “binh - huyền”, vì vậy sinh ra thêm hai chữ “soldier black”). Quả thật, vã mồ hôi vẫn hiểu không hết cách nói tiếng Anh của teen.

Đó là những cách nối ghép lạ và ít phổ biến. Thế hệ 9X giờ đây đã quen dùng những câu được cho là cửa miệng, được biến hóa bằng lối dịch “từ theo từ” (word by word) như: Like is afternoon: Thích thì chiều; No four go: Vô tư đi; Know die now: Biết chết liền; No dare where: Không dám đâu...

Nhiều thành ngữ (idioms) cũng được teen chế tác bằng cách dùng từ đồng âm (khác nghĩa) phăng loạn xì ngầu, chẳng hạn: Hổ phụ sinh hổ tử - Lân mẫu xuất lân nhi lẽ ra nguyên gốc phải là Like father, like son nhưng các teen biến thành Tiger minor birth tiger die; Thương ai thương cả đường đi, nguyên gốc phải là Love me, love my dog thì các teen diễn thành Love who love all sugar go... (trong tiếng Anh, sugar là đường ăn, chứ không phải đường đi!).

Ngoài ra, còn có những câu nực cười khác như là Sugar you you go, sugar me me go (Đường em em đi, đường tôi tôi đi); thậm chí tên một loại bột ngọt (mì chính) cũng được lồng ghép vào cụm từ “đường đường chính chính” để trở thành “sugar sugar ajinomoto ajinomoto”...! Phản cảm hơn, teen còn nghĩ ra những cách nói khá ngượng miệng, như “I wanna toilet kiss u”, tức là “Anh muốn cầu hôn em”.

Theo Quý An - Nam Vương

Người Lao Động