Sĩ quan tại ngũ và sĩ quan dự bị theo Luật sĩ quan được hiểu là gì trắc nghiệm

Mục lục bài viết

  • 1. Quy định về tiêu chuẩn được đào tạo sĩ quan dự bị ?
  • 2. Tiêu chuẩn về sức khỏe để được tham gia nghĩa vụ quân sự ?
  • 3. Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình ?
  • 4. Tư vấn sức khỏe tham gia NVQS ?
  • 5. Xin tự nguyện thì bao giờ đi nhập ngũ ?

1. Quy định về tiêu chuẩn được đào tạo sĩ quan dự bị ?

Bạn em đi lính khóa 2016. Theo kế hoạch cuối tháng 1 năm 2017 ra quân. Hiện tại, cán bộ đại đội được đi học sĩ quan dự bị. Nhiều lần cán bộ viết đơn không được nên cán bộ đã làm giả đơn tình nguyện xin đi học sĩ quan dự bị thay bạn em. Bạn em đã nhiều lần ý kiến lên trung đoàn nhưng không có kết qủa.

Vậy, trong trường hợp này, bạn em phải làm như thế nào để chứng minh đơn tình nguyện xin đi học không phải do bạn em viết ạ. Quy trình như thế nào ạ. ( bạn em đi nghĩa vụ nên không được ra ngoài, ý kiến lên cấp trung đoàn cũng không có kết quả). Và em cũng muốn biết sĩ quan dự bị thì có nên học không, bạn em chỉ muốn về quê làm ăn, chán quân đội lắm rồi ?

Cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn pháp luật Nghĩa vụ quân sự, gọi: 1900.6162

Luật sư trả lời:

Trước hết bạn không muốn học sĩ quan dự bị thì bạn cần phải hiểu biết về sĩ quan dự bị là gì rồi từ đó mới có cơ sở để từ chối hay theo học. Vì trong trường của bạn nếu bạn không muốn học thì chẳng ai có thể ép buộc bạn và bạn có thể không theo học dù đó là đơn xin học hay kỷ luật thế nào đi nữa thì bạn vẫn có quyền nói lên tiếng nói và ý nguyện của mình.

1. Thế nào là sĩ quan dự bị ?

Sĩ quan dự bị là sĩ quan thuộc ngạch dự bị được phân hạng theo tuổi, được phong, thăng quân hàm theo Luật sĩ quan QĐND VN; được đăng kí, quản lí tại cơ quan QS địa phương nơi công tác hoặc cư trú; được huấn luyện kiểm tra theo định kì (thời bình), gọi nhập ngũ theo lệnh động viên; SQDB trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra, có đầy đủ nghĩa vụ và quyền lợi như sĩ quan tại ngũ.

QĐND VN có SQDB hạng 1 và hạng 2; khi hết dự bị hạng 2 hoặc không đủ điều kiện và tiêu chuẩn thì được giải ngạch dự bị theo luật định.

2. Đối tượng có thể trở thành sĩ quan dự bị:

- Sĩ quan; quân nhân chuyên nghiệp, viên chức quốc phòng xuất ngũ đủ tiêu chuẩn chuyển sang ngạch dự bị; những người tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị (hạ sĩ quan xuất ngũ; hạ sĩ quan dự bị; nam sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng);

- Cán bộ, công chức ngoài quân đội và những người tốt nghiệp đại học trở lên.

3. Huấn luyện của sĩ quan dự bị:

a. Nội dung huấn luyện sĩ quan dự bị gồm: huấn luyện chỉ huy quản lý, công tác chính trị, chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ, huấn luyện chuyển loại chuyên nghiệp quân sự, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu.

b. Thời gian huấn luyện cho từng đối tượng: do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định nhưng không quá 1 tháng trong 1 năm đối với huấn luyện định kỳ (Thường thì 1 năm 1 lần sỹ quan dự bị phải tập trung tại đơn vị khoảng 1 tháng để huấn luyện, trong thời gian này thực hiện chế độ như các quân nhân bình thường, ở tập trung).

Còn đào tạo để trở thành SQDB được thực hiện tại các trường trong quân đội. Thời gian đào tạo sĩ quan dự bị từ 3 tháng đến 6 tháng (Thường thì khoảng 4 tháng). Căn cứ vào đối tượng, yêu cầu đào tạo đối với từng loại sĩ quan dự bị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định cụ thể về thời gian, nội dung, chương trình đào tạo.

4. Công việc sau khi trở thành sĩ quan dự bị:

Sau khi huấn luyện xong khóa học sĩ quan dự bị, quân nhân là sĩ quan dự bị về địa phương đăng ký tại cơ quan quân sự huyện, quận, thị xã nơi cư trú. Khi đến đăng ký phải đem theo giấy chứng minh, sổ đăng ký quản lý huấn luyện sĩ quan dự bị. Cơ quan công an và các ngành có liên quan chỉ đăng ký hộ khẩu, sắp xếp công tác giải quyết các quyền lợi khác sau khi cơ quan quân sự đã đăng ký sĩ quan dự bị.

Tùy vào yêu cầu nhiệm vụ của quân đội, sĩ quan dự bị sẽ được biên chế vào các đơn vị dự bị động viên để quản lý chặt chẽ từng người, tiếp tục bồi dưỡng nâng cao trình độ quân sự, bảo đảm các yêu cầu động viên.

Về địa phương sĩ quan dự bị giống như các công dân bình thường khác, lao động, học tập, làm việc giống mọi người. Chỉ khác 1 năm phải tập trung huấn luyện tại đơn vị được đăng ký dự bị 1 tháng. Hoặc khi đất nước có chiến tranh thì những người sĩ quan dự bị này sẽ trở thành những sĩ quan thực thụ, chỉ huy quản lý đơn vị như những sĩ quan khác. Hàng tháng sĩ quan dự bị được hưởng các tiêu chuẩn như phụ cấp (0,2 mức lương cơ bản= 230.000đ/tháng và các ưu đãi đặc biệt khác

5. Chế độ tiêu chuẩn của sĩ quan dự bị:

a. Hạ sĩ quan dự bị hạng 1 và cán bộ, công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong thời gian đào tạo sĩ quan dự bị được đài thọ chế độ ăn hàng ngày như học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội;

Quân nhân dự bị đang hưởng lương từ ngân sách Nhà nước khi huấn luyện tập trung hàng năm vẫn được cơ quan, đơn vị nơi làm việc trả nguyên lương và các khoản phụ cấp, trợ cấp, phúc lợi, phụ cấp đi đường và tiền tàu xe theo chế độ hiện hành đối với công nhân, viên chức đi công tác. Cơ quan, đơn vị đang hưởng lương từ nguồn ngân sách nào thì do nguồn ngân sách đó bảo đảm.

b. Quân nhân dự bị thuộc các đối tượng khác được đơn vị quân đội cấp một khoản phụ cấp bằng mức lương theo cấp bậc quân hàm của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hoặc bằng mức phụ cấp theo cấp bậc quân hàm của hạ sĩ quan, binh sĩ; được cấp tiền tàu xe và phụ cấp đi đường như đối với quân nhân tại ngũ. Cụ thể khi huấn luyện tập trung:

- Được mượn quân trang, được mượn hoặc cấp một số đồ dùng sinh hoạt và đài thọ về ăn theo chế độ hiện hành đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ.

- Gia đình của sĩ quan dự bị đã qua phục vụ tại ngũ, gia đình của quân nhân chuyên nghiệp dự bị và gia đình của hạ sĩ quan, binh sĩ dự hạng một đã qua phục vụ tại ngũ được hưởng một khoản trợ cấp như sau:

+ Quân nhân dự bị không hưởng tiền lương, tiền công thì gia đình được trợ cấp mỗi ngày bằng hệ số 0,1 so với tiền lương tối thiểu = 115.000đ/ngày.

+ Quân nhân dự bị đang hưởng tiền lương, tiền công thì gia đình được trợ cấp mỗi ngày bằng hệ số 0,05 so với lương tối thiểu= 57.000đ/ngày.

- Quân nhân dự bị trong diện phải thực hiện nghĩa vụ lao động công ích, thì thời gian tập trung được trừ vào thời gian nghĩa vụ lao động công ích của bản thân. Nếu thời gian tập trung nói trên nhiều hơn thời gian nghĩa vụ lao động công ích của bản thân thì được trừ tiếp vào những năm sau.

- Quân nhân dự bị đang công tác ở các cơ quan, đơn vị nếu đang nghỉ phép năm mà được gọi tập trung thì những ngày phép còn lại được nghỉ tiếp sau đó hoặc được nghỉ tiếp vào thời gian thích hợp.

- Nếu thời gian tập trung nói trên trùng với thời gian thi nâng bậc, thi kết thúc học kỳ hoặc thi kết thúc khoá học nghiệp vụ tại chức và có chứng nhận của nơi làm việc, nơi học tập thì quân nhân dự bị được hoãn tập trung đợt đó.

- Quân nhân dự bị nếu bị thương, ốm đau hoặc chết mà đang tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế thì được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định hiện hành. Quân nhân dự bị chưa tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế thì được Nhà nước trợ cấp. Quân nhân dự bị nếu bị thương hoặc hy sinh mà được xác nhận là thương binh, liệt sĩ thì bản thân và gia đình được hưởng các chế độ chính sách ưu đãi đối với người có công theo quy định hiện hành. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Y tế, Bộ quốc phòng hướng dẫn thực hiên các chế độ chính sách trên.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp. Trân trọng./.

2. Tiêu chuẩn về sức khỏe để được tham gia nghĩa vụ quân sự ?

Luật Minh Khuê, xin tư vấn và hỗ trợ khách hàng về tiêu chuẩn sức khỏe để được tham gia nghĩa vụ quân sự, và cách phân loại sức khỏe của hội đồng giám định sức khỏe:

Sĩ quan tại ngũ và sĩ quan dự bị theo Luật sĩ quan được hiểu là gì trắc nghiệm

Luật sư tư vấn pháp luật nghĩa vụ quân sự trực tuyến gọi: 1900.6162

Trả lời:

Tiêu chuẩn về sức khỏe để tham gia nghĩa vụ quân sự được quy định trongThông tư 148/2018/TT-BQP quy định về tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ:

" Điều 4. Tiêu chuẩn tuyển quân

3. Tiêu chuẩn sức khoẻ:

a) Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định của Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng về tiêu chuẩn sức khoẻ thực hiện nghĩa vụ quân sự.

b) Đối với các đơn vị quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này, thực hiện tuyển chọn bảo đảm các tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng.

c) Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 có tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 điop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS."

Theo đó những công dân đáp ứng được sức khỏe thuộc phân loại 1,2,3 thì mới có thể tham gia nghĩa vụ quân sự, không gọi nhập ngũ đối với người bị cận thị từ 1,5 độ trở lên và người bị viễn thị. Việc khám sức khỏe tham gia nghĩa vụ quân sự thì bao gồm các nội dung sau:

" Điều 4. Kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự

1. Nội dung kiểm tra sức khỏe:

a) Kiểm tra về thể lực.

b) Lấy mạch, huyết áp.

c) Phát hiện các bệnh lý về nội khoa, ngoại khoa và chuyên khoa.

d) Khai thác tiền sử bệnh tật bản thân và gia đình.

2. Quy trình kiểm tra sức khỏe:

a) Căn cứ vào kế hoạch huấn luyện quân dự bị của Hội đồng nghĩa vụ quân sự địa phương, lập danh sách các đối tượng được triệu tập tham gia huấn luyện dự bị động viên trên địa bàn được giao quản lý.

b) Thông báo thời gian, địa điểm tổ chức kiểm tra sức khỏe.

c) Lập phiếu kiểm tra sức khỏe theo quy định tại mẫu 1 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

d) Tổ chức kiểm tra sức khỏe theo các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.

đ) Tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm tra sức khỏe theo quy định tại mẫu 1a, 5a Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Tổ kiểm tra sức khỏe:

a) Tổ kiểm tra sức khỏe do Trung tâm y tế quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là huyện) ra quyết định thành lập trên cơ sở lực lượng y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã), khi cần thiết có thể được tăng cường thêm lực lượng của Trung tâm y tế huyện. Tổ kiểm tra sức khỏe gồm ít nhất 3 người: 01 bác sĩ làm tổ trưởng và các nhân viên y tế khác.

b) Tổ kiểm tra sức khỏe có nhiệm vụ tổ chức kiểm tra sức khỏe, lập phiếu kiểm tra sức khỏe và tổng hợp, báo cáo kết quả theo quy định."

Thưa luật sư, xin hỏi: em bị bệnh hở van tim và đã mổ lúc em bốn tuổi thì em có đi nghĩa vụ quân sự không ạ ? xin cảm ơn

=> Bạn đã mổ lúc 4 tuổi thì giờ có để lại di chứng gì không, bạn vẫn phải tham gia khám sức khỏe nếu có giấy triệu tập sau đó nếu sức khỏe của bạn không đáp ứng đủ điều kiện trên thì bạn không phải tham gia nghĩa vụ quân sự theo Luật nghĩa vụ quân sự 2015.

Thưa luật sư, xin Luật sư cho em hỏi là đợt tuyển quân 2015 em có trúng tuyển nghĩa vụ quân sự ở sư 5 Tây Ninh. Khi khám đợt 3 trên đó em bị chuẫn đoán tim loại 4 và được trả về. Luật sư cho em hỏi là em nghe khi bị như vậy là sẽ không bị gọi khám nghĩa vụ nữa phải không ạ.

=> Các trường hợp miễn gọi nhập ngũ thì được quy định như sau:

Điều 41. Tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ

2. Miễn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:

a) Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;

b) Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;

c) Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;

d) Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;

đ) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.

3. Công dân thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ quy định tại khoản 1 Điều này, nếu không còn lý do tạm hoãn thì được gọi nhập ngũ.

Công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ hoặc được miễn gọi nhập ngũ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nếu tình nguyện thì được xem xét tuyển chọn và gọi nhập ngũ.

4. Danh sách công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ, được miễn gọi nhập ngũ phải được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức trong thời hạn 20 ngày.

Theo đó bạn không thuộc trường hợp miễn gọi nhập ngũ, năm sau nếu như bạn vẫn trong độ tuổi nhập ngũ thì bạn vẫn có thể bị gọi đi khám sức khỏe, lúc này nếu sức khỏe của bạn vẫn không đáp ứng được thì bạn lại không phải đi tiếp, trường hợp năm sau sức khỏe của bạn đáp ứng được rồi thì bạn phải tham gia nghĩa vụ quân sự.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác!

3. Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình ?

Thưa luật sư: em nhập ngũ đợt 2/9/2015 thời hạn phục vụ tại ngũ của em là bao nhiêu tháng ?

Em xin cảm ơn!

Sĩ quan tại ngũ và sĩ quan dự bị theo Luật sĩ quan được hiểu là gì trắc nghiệm

Luật sư tư vấn pháp luật nghĩa vụ quân sự trực tuyến gọi: 1900.6162

Trả lời:

Thời gian bạn nhập ngũ là tháng 9/2015, thời điểm này chúng ta vẫn áp dụng quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 1981, sửa đổi bổ sung năm 2005. Theo quy định của Luật này, thời gian nhập ngũ là 18 tháng. Cụ thể:

"Điều 14: Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan và binh sĩ là mười tám tháng".

Như vậy, thời gian phục vụ tại ngũ của bạn là 18 tháng kể từ ngày nhập ngũ. Tham khảo bài viết liên quan:Khám phúc tra nghĩa vụ quân sự?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác!

4. Tư vấn sức khỏe tham gia NVQS ?

Gửi Công ty luật Minh Khuê. Em tên Thắng, năm nay 25 tuổi. Xin được hỏi về luật nghĩa vụ quân sự. Em cao 1,7m, nặng 51kg, không bị cận thị nhưng em bị sỏi thận 3mm và tim đập nhanh - thiếu máu cơ tim. Khi khám sức khỏe em có bị gọi đi nghĩa vụ không ạ ?

Rất mong nhận được hồi đáp của Luật sư. Xin chân thành cảm ơn !

Sĩ quan tại ngũ và sĩ quan dự bị theo Luật sĩ quan được hiểu là gì trắc nghiệm

Tư vấn pháp luật nghĩa vụ quân sự miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6162

Luật sư tư vấn:

Dựa trên thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi , chúng tôi xin tư vấn vấn đề của bạn như sau:

- Dựa trên Luật nghĩa vụ quân sự hiện hành và Nghị định 13/2016/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục đăng ký và chế độ, chính sách của công dân trong thời gian đăng ký, khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự quy định Bệnh tim khi khám nghĩa vụ quân sự để Hội đồng thẩm định dựa vào đó để phân loại sức khỏe như sau :

91

Bệnh tim

- Bệnh tim bẩm sinh:

+ Chưa gây rối loạn huyết động đáng kể

5

+ Có gây rối loạn về huyết động

6

+Đã được can thiệp và phẫu thuật trước 16 tuổi

4

- Bệnh van tim

6

- Viêm nội tàm mạc nhiễm khuẩn

6

- Suy tim

6

- Viêm cơ tim và các bệnh cơ tim

6

- Thấp tim và bệnh tim do thấp

6

- Các bệnh ngoài màng tim

6

- Các khối u tim

6

Mặt khác, Tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư 167/2010/TT-BQP Về việc quy định tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ hàng nămm có quy định như sau:

“3. Tiêu chuẩn sức khỏe:

a) Tuyển những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo tiêu chuẩn sức khỏe quy định của liên Bộ Y tế - Bộ Quốc phòng về việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.”

Như vậy, Hiện bạn bị tim đập nhanh - thiếu máu cơ tim , như vậy bạn đã thuộc loại 5 , 6 và kèm theo bạn bị sỏi thận thì bạn sẽ không đủ tiêu chuẩn để thực hiện nghĩa vụ quân sự . Tham khảo bài viết liên quan: Điều kiện về sức khỏe để thực hiện nghĩa vụ quân sự như thế nào ?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

5. Xin tự nguyện thì bao giờ đi nhập ngũ ?

Thưa luật sư, Cho cháu hỏi cháu đang học lớp 12 và bây giờ nơi cháu ở hiện tại yêu cầu cháu làm đơn xin tự nguyện nhập ngũ thì bao giờ mới phải đi ạ. ?

Cảm ơn!

Người gửi: Ngọc

Sĩ quan tại ngũ và sĩ quan dự bị theo Luật sĩ quan được hiểu là gì trắc nghiệm

Luật sư tư vấn luật nghĩa vụ quân sự, gọi:1900.6162

Trả lời:

Khoản 1 Điều 1 Luật nghĩa vụ quân sự sửa đổi 2005 (văn bản mới: Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015) có quy định như sau:

Công dân nam đủ mười tám tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình từ đủ mười tám tuổi đến hết hai mươi lăm tuổi

Bên cạnh đó, thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan và binh sĩ là mười tám tháng. Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan chỉ huy, hạ sĩ quan và binh sĩ chuyên môn kỹ thuật do quân đội đào tạo, hạ sĩ quan và binh sĩ trên tàu hải quân là hai mươi bốn tháng

Thời gian gọi nhập ngũ sẽ chia theo nhiều đợt, do vậy khi bạn đã đủ tuổi nhập ngũ, bạn sẽ được gọi nhập ngũ

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật nghĩa vụ quân sự - Công ty luật Minh Khuê