Sự sống của con người là gì

Khái niệm môi trường sống (Living Environment) là gì? Môi trường sống trong tiếng Anh là gì? Bản chất, vai trò, phân loại môi trường sống?

Môi trường sống là nơi tồn tại sự sống và tạo điều kiện phát triển cho con người. Do đó, việc tìm hiểu cũng như bảo vệ môi trường sống chính là vấn đề cấp thiết của bất kỳ xã hội nào.

1. Môi trường sống là gì?

Môi trường sống chính là nơi tồn tại sự sống và phát triển của con người, môi trường sống là một khái niệm rộng, ảnh hưởng rất lớn đến sự sống và tất cả sự việc, hoàn cảnh bảo quanh con người.

Môi trường sống là không gian sống, cung cấp tất cả nguồn tài nguyên thiên nhiên, là nơi chứa đựng các phế thải do chính con người tạo ra trong hoạt động sản xuất và sinh hoạt, môi trường sống có trong lành thì con người mới đảm bảo có sức khỏe.

Như vậy, Môi trường sống của con người: là tổng hợp những điều kiện vật lý, hoá học, sinh học, xã hội bao quanh con người và có ảnh hưởng tới sự sống, sự phát triển của từng cá nhân, từng cộng đồng và toàn bộ loài người trên hành tinh.

Một số khái niệm liên quan:

Hệ sinh thái: là hệ thống các quần thể sinh vật cùng sống và cùng phát triển trong một môi trường nhất định, có quan hệ tương tác với nhau và với môi trường đó.

Đa dạng sinh học: Là sự phong phú về nguồn gen, về giống, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên. Xem xét đa dạng sinh học chia làm 3 cấp độ: Cấp loài, cấp quần thể, cấp quần xã.

2. Môi trường sống trong tiếng Anh là gì?

Môi trường sống trong tiếng Anh là Living Environment

Những thuật ngữ khác trong tiếng anh cùng chủ đề này như:

1. acid rain /ˈæsɪd reɪn/ mưa a xít

Xem thêm: Quy định về việc bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch

2. atmosphere /ˈætməsfɪə/ khí quyển

3. biodiversity /ˌbaɪoʊdəˈvərsət̮i/ sự đa dạng sinh học

4. carbon footprint /ˈkɑːbən ˈfʊtprɪnt/ dấu chân các-bon

5. catastrophe /kəˈtæstrəfi/ thảm họa

6. climate /ˈklaɪmət/ khí hậu

7. climate change /ˈklaɪmət ʧeɪnʤ/ hiện tượng biến đổi khí hậu

8. creature /ˈkriːʧə/ sinh vật

9. destruction /dɪsˈtrʌkʃən/ sự phá hủy

Xem thêm: Báo cáo định giá trong định giá tài nguyên môi trường là gì? Hình thức báo cáo

10. disposal /dɪsˈpəʊzəl/ sự vứt bỏ

11. desertification /dɪˌzɜːtɪfɪˈkeɪʃən/ quá trình sa mạc hóa

12. deforestation /dɪˌfɒrɪˈsteɪʃ(ə)n/ sự phá rừng

13. dust /dʌst/ bụi bẩn

14. earthquake /ˈɜːθkweɪk/ cơn động đất

15. ecology /ɪˈkɒləʤi/ sinh thái học

16. ecosystem /ˈiːkəʊˌsɪstəm/ hệ sinh thái

17. bemission /ɪˈmɪʃən/ sự bốc ra

Xem thêm: Môi trường là gì? Các chức năng và vai trò quan trọng của môi trường?

18. alternative energy /ɔːlˈtɜːnətɪv ˈɛnəʤi/ năng lượng thay thế

19. environment /ɪnˈvaɪrənmənt/ môi trường

20. environmentalist /ɪnˌvaɪrənˈmentəlɪst/ nhà môi trường học

3. Bản chất, vai trò, phân loại môi trường sống?

Bản chất của môi trường sống

Môi trường sống: là tập hợp các yếu tố, các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của các cơ thể sống.

Tính cơ cấu (cấu trúc) phức tạp

Hệ thống môi trường bao gồm nhiều phần tử (thành phần) hợp thành. Các phần tử đó có bản chất khác nhau (tự nhiên, kinh tế, dân cư, xã hội) và bị chi phối bởi các quy luật khác nhau, đôi khi đối lập nhau.

Tính động

Xem thêm: Bảo vệ môi trường là gì? Nội dung và biện pháp bảo vệ môi trường?

Hệ môi trường là một hệ động, các phần tử trong hệ môi trường luôn tự vận động và tương tác với nhau để thiết lập một trạng thái cân bằng. Khi một trong các yếu tố Bên trọng hệ môi trường thay đổi sẽ phá vỡ sự cân bằng => MT lại vận động hình thành cân bằng mới.
Ví dụ: Núi lửa phun làm cho môi trường bị phá hủy. Tuy nhiên, sau một thời gian môi trường sẽ trở lại trạng thái cân bằng mới

Tính mở

Các dòng vật chất, năng lượng, thông tin liên tục chảy trong không gian và thời gian. Các phần tử trong hệ thống môi trường luôn chuyển động vào hoặc ra từ hệ này sang hệ khác, từ trạng thái này sang trạng thái khác.
Ví dụ: Vấn đề biến đổi khí hậu, ô nhiễm không khí, hiệu ứng nhà kính, là những vấn đề có ảnh hưởng tới toàn cầu.

Khả năng tự tổ chức và điều hành

Các phần tử trong hệ môi trường có khả năng tự tổ chức lại hoạt động của mình và tự điều chỉnh để thích ứng với những thay đổi Bên ngoài theo quy luật tiến hóa, nhằm hướng tới trạng thái ổn định.

Ví dụ: Con tắc kè tự đổi màu da để tránh sự săn đuổi của các loài khác hoặc của con người, xương rồng sống ở sa mạc do thiếu nước nên lâu dần lá biến thành gai,

Ý nghĩa của việc biết được các bản chất của hệ môi trường:

Cần chú ý khi tác động vào hệ thống môi trường

Xem thêm: Nguyên tắc bảo vệ môi trường? Nội dung bảo vệ môi trường?

Nghiên cứu để điều chỉnh biên độ thay đổi của con người phù hợp biên độ thay đổi của môi trường.

Các thành phần của môi trường

Khí quyển: Là vùng nằm ngoài vỏ trái đất chiều cao từ 0 100km.

Thạch quyển: Phần rắn của trái đất có độ sâu từ 0-60km tính từ mặt đất và có độ sâu từ 0-20km tính từ đáy biển

Thủy quyển: Là nguồn nước dưới mọi dạng. Tổng lượng nước trên trái đất khoảng 1,4 tỷ km3.

Sinh quyển: Bao gồm các cơ thể sống (các loài sinh vật) và những bộ phận của thạch quyển, thủy quyển, và khí quyển tạo nên môi trường sống của các cơ thể sống.

Trí quyển: Trí quyển bao gồm các bộ phận trên trái đất tại đó có tác động của trí tuệ con người. Trí quyển là một quyển năng động.

Vai trò của môi trường sống đối với đời sống xã hội

Môi trường sinh thái hay còn gọi là môi trường sống của con người, sinh vật và là nơi diễn ra những sinh hoạt thường ngày của mọi loài sinh vật sống trên trái đất này. Vậy môi trường ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống con người, sinh vật và mọi loài trên trái đất này. Hiện nay, trên báo đài cũng như các phương tiện thông tin đại chúng luôn luôn tuyên truyền về một hành động bảo vệ môi trường. Như là việc bảo vệ sự sống của chúng ta nhưng chúng ta còn hạn chế một số thông tin cụ thể về môi trường ảnh hưởng thế nào đến với cuộc sống con người của chúng ta.

Khi xã hội này ngày càng phát triển thì nhu cầu của con người ngày càng tăng về số lượng của tài nguyên được khai thác ngày càng tăng cao để đáp ứng được tiến độ phát triển từng ngày của xã hội hiện đại không ngừng phát triển.

Mà càng ngày càng khai thác tài nguyên thì sẽ dẫn đến tình trạng kiệt quệ về tài nguyên thiên nhiên gây ra những tác động xấu đến môi trường đe dọa sự sống của mọi loài trên trái đất này. Chúng ta cần phải biết được môi trường ảnh hưởng thế nào đối với đời sống của chúng ta.Vậy thì việc đảm bảo sự phát triển cần thiết thân thiện với môi trường phải được thực hiện bởi môi trường có ảnh hưởng đến cuộc sống của con người, một khi môi trường ô nhiễm thì cuộc sống của con người chúng ta cũng bị đe dọa.

Cuộc sống hàng ngày của con người cần thiết có một không gian nhất định để hoạt động như nghỉ ngơi làm việc và các hoạt động cần thiết trong đời sống con người. Như vậy thì môi trường đòi hỏi phải hội đủ các tiêu chí về các mặt sinh lý hóa

Không gian sống của con người phải thay đổi liên tục theo sự phát triển của những công nghệ khoa học tiên tiến trên thế giới. Môi trường bao gồm những vật chất hiện hữu xung quanh cuộc sống của chúng ta như: rừng núi, ao hồ, các động thực vật cung cấp lương thực, thực phẩm cho cuộc sống con người hay một yếu tố khác quan trọng không kém là không khí, năng lượng từ nắng và gió, hay là những nguyên liệu phục vụ cho nhu cầu phát triển của công nghiệp chẳng hạn cũng gián tiếp có phần liên quan đến môi trường.

Môi trường tự nhiên có vai trò rất lớn đối với sự tồn tại và phát triển của con người, nó tác động hàng ngày, hàng giờ, trực tiếp ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của con người. Có thể khái quát về vai trò của môi trường tự nhiên đối với sự tồn tại và phát triển của con người trên một số nội dung: Môi trường tự nhiên là điều kiện thường xuyên, cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Môi trường tự nhiên là khung cảnh lao động, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí của con người. Môi trường tự nhiên là nơi phát triển trí tuệ, óc thẩm mỹ và những phẩm chất tốt đẹp của con người. Môi trường tự nhiên là nơi tiếp nhận, biến đổi các chất thải của con người. Bên cạnh vai trò về vật chất, môi trường tự nhiên còn có ý nghĩa quan trọng về giá trị tinh thần.

Môi trường tự nhiên và sự phát triển kinh tế xã hội có quan hệ khăng khít, chặc chẽ tác động qua lại lẫn nhau trong thế cân bằng thống nhất. Môi trường tự nhiên cung cấp nguyên liệu và không gian cho sản xuất xã hội. Sự giàu nghèo của mỗi nước phụ thuộc khá nhiều vào nguồn tài nguyên thiên nhiên. Thực tế có rất nhiều quốc gia sự phát triển kinh tế xã hội chủ yếu dựa trên cơ sở khai thác tài nguyên để xuất khẩu, đổi lấy ngoại tệ, thiết bị công nghệ hiện đại Có thể khẳng định, tài nguyên nói riêng và môi trường tự nhiên nói chung có vai trò quyết định đối với sự phát triển bền vững về kinh tế xã hội ở mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ và địa phương.

Phân loại môi trường sống

Môi trường sống được phân loại thành 2 là môi trường xã hội và môi trường tự nhiên.

Môi trường tự nhiên

Môi trường tự nhiên là môi trường bao gồm các thành phần tự nhiên như nước, sinh vật, khí hậu, địa hình, đất trồng, địa chấtMôi trường tự nhiên là môi trường giúp con người có nhiều điều kiện để phát triển và tồn tại lâu dài như không khí để con người hít thở, đất để xây dựng nhà cửa, chăn nuôi, trồng trọtMôi trường mang lại nguồn khoáng sản cần thiết cho con người.

Tóm lại, môi trường tự nhiên mang lại không gian và điều kiện cho con người sinh sống và tồn tại, giúp cuộc sống con người trở nên phong phú hơn cả về vật chất lẫn tinh thần.

Môi trường xã hội

Môi trường xã hội là tổng quan các mối quan hệ xã hội giữa con người với con người thông qua các quy định, cam kết, hệ thống pháp luật, thể chế, môi trường xã hội là định hướng các hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, từ đó có thể hình thành mọt sức mạnh đoàn kết, tập thể, góp phần thúc đẩy sự phát triển để con người trở nên tốt và có ích cho xã hội hơn.

Với tư cách là một thực thể tự nhiên xã hội, con người sống trong môi trường tự nhiên và luôn tồn tại trong môi trường xã hội. Mọi sự xáo trộn, biến đổi của môi trường tự nhiên cũng như môi trường xã hội sẽ tác động trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của con người. Để xử lý hài hòa mối quan hệ đó, con người phải vận dụng tốt vốn tri thức và kinh nghiệm của mình để tìm được tiếng nói chung với môi trường. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay đang xuất hiện những vấn đề phức tạp trong giải quyết mối quan hệ giữa con người với môi trường. Điều đó cần đặt ra những yêu cầu cơ bản, toàn diện từ nhận thức đến hệ thống những giải pháp nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững ở nước ta một sự phát triển hài hòa cả về kinh tế xã hội và tài nguyên, môi trường.

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
Sự sống của con người là gì

Chức vụ: Giám đốc điều hành

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 09 năm

Tổng số bài viết: 8.898 bài viết