Sự khác nhau giữa luật hành chính và luật hình sự

Phân biệt luật hành chính với một số ngành luật khác

Bởi
Vũ Thùy Linh
-
21 Tháng Sáu, 2021
0
436
5 / 5 ( 1 bình chọn )

Phạm vi điều chỉnh của luật hiến pháp rộng hơn phạm vi điều chỉnh của luật hành chính. Phân biệt luật hành chính với các ngành luật khác.

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Contents

  • 1 Phân biệt luật hành chính với luật hiến pháp
  • 2 Phân biệt luật hành chính với luật dân sự
  • 3 Phân biệt luật hành chính với Luật hình sự
  • 4 Phân biệt luật hành chính với luật tài chính
  • 5 Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

Phân biệt luật hành chính với một số ngành luật khác

Sự khác nhau giữa luật hành chính và luật hình sự
Bởi HILAW.VN cập nhật: 11/11/2021
0
Chia sẻ

PHÂN BIỆT VI PHẠM HÀNH CHÍNH, VI PHẠM HÌNH SỰ VÀ VI PHẠM DÂN SỰ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.9 KB, 9 trang )

Câu 1: Phân biệt đối tượng, phạm vi, phương pháp điều chỉnh của bộ luật hành chính, bộ luật dân sự
và bộ luật hình sự.
1.1.

Luật hành chính

1.1.1. Đối tượng
- Những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động của các cơ
quan quản lý nhà nước.
- Những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động xây dựng, tổ
chức công tác nội bộ của các cơ quan nhà nước khác (như Tòa án, Viện kiểm sát).
- Những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động của các cơ
quan nhà nước khác hoặc các tổ chức xã hội khi được nhà nước trao quyền thực hiện chức năng quản lý
nhà nước.
1.1.2. Phạm vi
- Quan hệ hình thành giữa cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn cấp trên với cơ
quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung cấp dưới trực tiếp nhằm thực hiện chức năng theo quy
định của pháp luật. Ví dụ: Mối quan hệ giữa Bộ Tư pháp với UBND tỉnh Cần Thơ
- Quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với các đơn vị, cơ sở trực thuộc. Ví dụ: Quan hệ giữa Bộ
Giáo dục - Ðào tạo với Trường đại học Luật Hà Nội
* Quan hệ ngang
- Quan hệ hình thành giữa cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung với cơ quan hành chính
nhà nước có thẩm quyền chuyên môn cùng cấp vd: Giữa Chính Phủ với Bộ Tư pháp ...
- Quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn cùng cấp với nhau. Một khi
quyết định vấn đề gì thì cơ quan này phải được sự đồng ý, cho phép hay phê chuẩn của cơ quan kia
trong lĩnh vực mình quản lý, phải phối hợp với nhau trong một số lĩnh vực cụ thể
- Quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương với các đơn vị, cơ sở trực thuộc trung ương
đóng tại địa phương đó. Ví dụ: quan hệ giữa UBND tỉnh Cần Thơ với Trường đại học Cần Thơ.
* Các quan hệ quản lý hình thành trong quá trình cơ quan Nhà nước xây dựng và củng cố chế độ công
tác nội bộ của cơ quan, nhằm ổn định về tổ chức và hoàn thiện chức năng nhiệm vụ của mình.
- Mỗi loại cơ quan Nhà nước có chức năng cơ bản riêng và để hoàn thành chức năng đó các cơ quan Nhà


nước phải tiến hành những hoạt động quản lý hành chính Nhà nước.
- Lãnh đạo cơ quan và người có trách nhiệm phải tiến hành tổ chức trong giới hạn cơ quan mình, đặc
biệt là những hoạt động như kiểm tra nội bộ, nâng cao chất lượng trình độ nghiệp vụ của cán bộ, chiến
sĩ…
* Các quan hệ quản lý hình thành trong quá trình các cá nhân và tổ chức được Nhà nước trao quyền
thực hiện hoạt động quản lý hành chính Nhà nước trong một số trường hợp cụ thể do pháp luật qui
định.


Thực tế, nhiều tường hợp pháp luật trao quyền thực hiện hoạt động chấp hành điều hành cho các cơ
quan Nhà nước khác, các tổ chức hoặc cá nhân khác… trên cơ sở những lý do khác nhau chính trị, tổ
chức đảm bảo hiệu quả.
1.1.3. Phương pháp điều chỉnh
Phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính là mệnh lệnh đơn phương, được hình thành từ quan hệ
quyền lực – phục tùng, mối quan hệ này biểu hiện: Giữa một bên nhân danh nhà nước ra những mệnh
lệnh bắt buộc thi hành và một bên có nghĩa vụ phục tùng.
Quan hệ quyền lực phục tùng biểu hiện sự không bình đẳng giữa các bên tham gia vào quan hệ pháp
luật hành chính, sự không bình đẳng thể hiện: Chủ thể quản lý có quyền nhân danh nhà nước áp đặt ý
chí lên đối tượng quản lý. Chủ thể quản lý căn cứ vào pháp luật để phê chuẩn hoặc bãi bỏ yêu cầu, đề
nghị của cấp dưới, của công dân tổ chức. Phối hợp hoạt động giữa các chủ thể mang quyền lực nhà
nước.
1.2 Bộ luật dân sự
1.2.1 Đối tượng : là những quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân trong quá trình sản xuất, phân phối, lưu
thông, tiêu dùng các sản phẩm hàng hoá nhằm thoả mãn nhu cầu hàng ngày của các thành viên trong xã
hội.
1.2.2 Phạm vi
Bộ luật này quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền,
nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở
bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự).
1.2.3 Phương pháp

Phương pháp điều chỉnh được sử dụng trong luật dân sự là tôn trọng sự bình đẳng. Thoả thuận của các
bên tham gia quan hệ pháp luật dân sự. Sự bình đẳng của các chủ thể dựa trên cơ sở sự độc lập về mặt
tài sản và tổ chức. Việc xác lập và giải quyết những quan hệ về tài sản, quan hệ nhân thân chủ yếu do ý
chí và lợi ích chính các chủ thể là cá nhân, tổ chức tham gia quan hệ đó. Bởi không có sự ràng buộc về tài
sản và tổ chức nên các chủ thể đều có tư cách pháp lý ngang nhau. Cho nên Nhà nước khuyến khích sự
thoả thuận giữa các chủ thể trong khuôn khổ quy định của pháp luật… Sự bình đẳng, thoả thuận của các
chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự được biểu hiện như sau:
– Các chủ thể đều có quyền tự định đoạt, quyết định trong việc xác lập cũng như giải quyết quan hệ.
– Trong việc giải quyết tranh chấp dân sự, cách thức thông thường trước hết là các chủ thể thực hiện
hoà giải và tự thoả thuận. Toà án chỉ giải quyết khi có đơn khiếu kiện.
– Trong trách nhiệm dân sự, bên vi phạm phải chịu trách nhiệm với bên bị vi phạm
1.3 Luật hình sự
1.3.1 Đối tượng
Đối tượng điều chỉnh của bất kỳ một ngành luật nào cũng là một hoặc một số quan hệ xã hội nhất định.
Việc nghiên cứu đối tượng điều chỉnh của Luật hình sự phải xuất phát từ chức năng, vai trò của nó. Đối


tượng điều chỉnh của Luật hình sự Việt Nam là các quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và người
phạm tội khi người này thực hiện tội phạm.
1.3.2 Phạm vi
Bộ luật tố tụng hình sự quy định trình tự, thủ tục tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố,
điều tra, truy tố, xét xử và một số thủ tục thi hành án hình sự; nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa
các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của người có thẩm
quyền tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân; hợp
tác quốc tế trong tố tụng hình sự.
1.3.3 Phương pháp
Luật Hình sự điều chỉnh là quan hệ hình thành giữa Nhà nước và người phạm tội. Nhà nước dùng uy
quyền để quy định tội phạm ấy, ấn định hình phạt buộc người phạm tội chịu hình phạt ấy. Tính uy quyền
trong phương pháp điều chỉnh của Luật Hình sự là:
- Nhà nước tự mình quy định hành vi nào là hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm;

- Nhà nước giao nhiệm vụ xử lý tội phạm cho các cơ quan tư pháp. Những cơ quan này có quyền nhân
danh Nhà nước điều tra, truy tố, xét xử, xác định hình phạt, buộc người phạm tội phải chấp hành hình
phạt;
Câu 2: Hiệu lực của hiến pháp trong hệ thống pháp luật và trong các ngành luật
Hiệu lực của hiến pháp trong hệ thống pháp luật
Hiến pháp không phải là một loại văn bản Nhà nước mang tính cá biệt, chỉ được áp dụng một lần, mà nó
là một văn bản pháp quy, tức là một văn bản Nhà nước, mà nội dung của nó chứa đựng quy phạm pháp
luật. Tuy vậy, Hiến pháp không phải là một loại văn bản pháp luật thông thường, do một cơ quan Nhà
nước bất kỳ ban hành mà do một cơ quan Nhà nước có vị trí đặc biệt thông qua. Ở Việt Nam chúng ta
Quốc hội, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất có quyền thông qua Hiến pháp, tức là làm Hiến pháp và
sửa đổi Hiến pháp.
Hiến pháp là một đạo luật cơ bản, khác với những đạo luật khác. Tính chất luật cơ bản và hiệu lực pháp
tối cao của Hiến pháp Việt Nam thể hiện trên nhiều phương diện:
- Trước hết, Hiến pháp là một văn bản có hiệu lực cao nhất quy định việc tổ chức quyền lực Nhà nước, là
hình thức pháp lý thể hiện một cách tập trung hệ tư tưởng của giai cấp lãnh đạo, ở từng giai đoạn phát
triển, Hiến pháp là văn bản, là phương tiện pháp lý cao nhất thể hiện tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt
Nam dưới hình thức những quy phạm pháp luật.
- Xét về mặt nội dung, nếu các luật khác thường chỉ điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc một lĩnh vực
nhất định của đời sống, chẳng hạn luật hôn nhân và gia đình, luật đất đai, luật lao động... thì đối tượng
điều chỉnh của Hiến pháp rất rộng, có tính chất bao quát tất cả các lĩnh vực của sinh hoạt xã hội: Chế độ
chính trị; chế độ kinh tế; đường lối phát triển khoa học, kỹ thuật, văn hoá, giáo dục; đường lối quốc
phòng toàn dân, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước; quyền và nghĩa vụ
cơ bản của công dân.


- Các quy định của Hiến pháp là nguồn, là căn cứ cho tất cả các ngành luật thuộc hệ thống pháp luật Việt
Nam.
Hiệu lực hiến pháp trong hệ thống các ngành luật .
Đối tượng điều chỉnh của Luật Hiến pháp
Đối tượng điều chỉnh của Luật Hiến pháp là những quan hệ xã hội do Luật Hiến pháp tác động vào nhằm

thiết lập một trật tự xã hội nhất định phù hợp với ý chí nhà nước. Đó là những mối quan hệ xã hội cơ
bản nhất, quan trọng nhất gắn liền với việc xác định chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chế độ văn hóa,
giáo dục, khoa học và công nghệ, địa vị pháp lý của công dân, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà
nước. Những quan hệ xã hội này phản ánh những đặc điểm cơ bản của xã hội và nhà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam gắn liền với việc tổ chức quyền lực nhà nước.
b, Phương pháp điều chỉnh của Luật Hiến pháp
Phương pháp điều chỉnh của Luật Hiến pháp là những cách thức mà Luật Hiến pháp tác động đến các
quan hệ xã hội thuộc đối tuợng điều chỉnh của Luật Hiến pháp nhằm thiết lập một trật tự nhất định phù
hợp với ý chí nhà nước.
Luật Hiến pháp sử dụng 2 phương pháp điều chỉnh sau :
Xác lập những nguyên tắc chung mang tính định hướng cho các chủ thể tham gia vào các quan hệ Luật
Hiến pháp, đó là các nguyên tắc: Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; Đảng cộng sản Việt Nam
lãnh đạo nhà nước và xã hội; nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa; nguyên tắc tập trung dân chủ;
nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ giữa các dân tộc,… đây là phương pháp điều chỉnh đặc thù
của Luật Hiến pháp.
Trong nhiều trường hợp Luật Hiến pháp quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ cụ thể của các chủ thể tham
gia vào mỗi quan hệ pháp luật Hiến pháp nhất định. Ví dụ: Chủ tịch nước có quyền bổ nhiệm Thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao; đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch Quốc hội; Uỷ ban Thường vụ
Quốc hội có quyền giải tán Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong trường hợp Hội đồng nhân dân đó làm
thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của nhân dân,…
Câu 3. Quan hệ pháp luật.
Đặc điểm:
+ Quan hệ pháp luật phát sinh trên cơ sở các quy phạm pháp luật. Nếu không có quy phạm pháp luật thì
không có quan hệ pháp luật. Quy phạm pháp luật dự liệu những tình huống phát sinh quan hệ pháp luật;
xác định thành phần chủ thể tham gia quan hệ pháp luật; nội dung những quyền chủ thể và nghĩa vụ
pháp lý.
+ Quan hệ pháp luật mang tính ý chí. Tính ý chí này trước hết là ý chí của nhà nước, vì pháp luật do nhà
nước ban hành hoặc thừa nhận. Sau đó ý chí của các bên chủ thể tham gia quan hệ pháp luật, vì hành vi
của cá nhân, tổ chức là hành vi có ý chí.
+ Các bên tham gia quan hệ pháp luật ràng buộc với nhau bằng các quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý.

Đây chính là yếu tố làm cho quan hệ pháp luật được thực hiện. Quyền của chủ thể này là nghĩa vụ của
chủ thể kia và ngược lại.


+ Quan hệ pháp luật được nhà nước bảo đảm thực hiện và có thể cả bằng biện pháp cưỡng chế. Trước
hết, nhà nước bảo đảm thực hiện quan hệ pháp luật bằng biện pháp giáo dục thuyết phục. Bên cạnh đó
nhà nước còn bảo đảm thực hiện pháp luật bằng biện pháp kinh tế, tổ chức – hành chính. Những biện
pháp đó không có hiệu quả khi áp dụng, thì khi cần thiết nhà nước sử dụng biện pháp cưỡng chế.
+ Quan hệ pháp luật mang tính cụ thể. Bởi vì quan hệ pháp luật xác định cụ thể chủ thể tham gia quan
hệ, nội dung các quyền và nghĩa vụ pháp lý.
Cấu trúc:
Chủ thể cá nhân: Đây là chủ thể chủ yếu tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự và tham gia thường
xuyên bao gồm: công dân Việt Nam, người nước ngoài , người không có quốc tịch sống ở Việt Nam được
quy định tại Chương III Bộ luật Dân sự. Để có tư cách chủ thể thì cá nhân phải có các điều kiện đầy đủ
năng lực pháp luật dân sự (Điều 14) “
1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.
2. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.
3. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết”. và
năng lực hành vi dân sự (Điều 17) “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng
hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.” Năng lực hành vi dân sự của cá nhân chỉ có
được khi đạt độ tuổi nhất định:
- Năng lực hành vi dân sự đầy đủ: Theo quy định tại Điều 19 người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ khi
đủ 18 tuổi trở lên nhưng không bị mắc bệnh tâm thần, bệnh khác (Điều 22) hoặc người nghiện ma túy,
nghiện các chất kích thích khác (Điều 23).
- Năng lực hành vi một phần: Điều 20 quy định Năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên từ đủ
sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện
theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi
hoặc pháp luật có quy định khác, trường hợp có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự
mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp
luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

-Không có năng lực hành vi dân sự : là người chưa đủ 6 tuổi theo quy định Điều 21
- Mất năng lực hành vi dân sự và hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định Điều 22 và Điều 23.
Pháp nhân:
1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật dân sự 2015;
c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
2. Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.


Pháp nhân thương mại
1. Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia
cho các thành viên.
2. Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.
3. Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ
luật dân sự 2015, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp lu ât có liên quan.
Pháp nhân phi thương mại
1. Pháp nhân phi thương mại là pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi
nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên.
2. Pháp nhân phi thương mại bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề
nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác.
3. Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân phi thương mại được thực hiện theo quy định của
Bộ luật dân sự 2015, các luật về tổ chức bộ máy nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân
1. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự.
Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên
quan quy định khác.
2. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm

quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật
dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký.
3. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân chấm dứt kể từ thời điểm chấm dứt pháp nhân.
4. Thực hiện pháp luật
Khái niệm: Thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của
pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật. Căn cứ
vào tính chất của hoạt động thực hiện pháp luật, khoa học pháp lý đã xác định những hình thức thực
hiện pháp luật sau:
* Tuân thủ pháp luật: Là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế
không tiến hành những hoạt động mà pháp luật cấm. Ở hình thức thực hiện này đòi hỏi chủ thể thực
hiện nghĩa vụ một cách thụ động, thực hiện các quy phạm pháp luật dưới dạng không hành động.
* Thi hành pháp luật: Là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện
nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực. Chẳng hạn các đối tượng nộp thuế cho nhà nước
đầy đủ, đúng hạn.
Khác với tuân thủ pháp luật, trong hình thức thi hành pháp luật đòi hỏi chủ thể phải thực hiện nghĩa vụ
pháp lý dưới dạng hành động tích cực.


* Sử dụng pháp luật: Là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện
quyền chủ thể của mình (thực hiện những hành vi mà pháp luật cho phép). Chẳng hạn ký kết hợp đồng,
thực hiện các quyền khởi kiện, khiếu nại trong khuôn khổ pháp luật quy định.
Hình thức này khác với các hình thức trên ở chỗ chủ thể pháp luật có thể thực hiện hoặc không thực
hiện quyền được pháp luật cho phép theo ý chí của mình chứ không bị bắt buộc phải thực hiện.
Áp dụng pháp luật: Là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước thông qua các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện những quy định
của pháp luật, hoặc tự mình căn cứ vào những quy định của pháp luật để tạo ra các quyết định làm phát
sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể.
Áp dụng pháp luật là hình thức luôn luôn đòi hỏi phải có sự tham gia của các cơ quan nhà nước hoặc nh
Trường hợp thứ nhất, khi những quan hệ pháp luật với những quyền và nghĩa vụ cụ thể không mặc
nhiên phát sinh nếu thiếu sự can thiệp của nhà nước. Ví dụ: phát hiện một xác chết trên sông có dấu

hiệu bị giết, cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố vụ án, trưng cầu giám định pháp y.
Trường hợp thứ hai, khi xảy ra tranh chấp về quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên tham gia
vào quan hệ pháp luật mà các bên đó không tự giải quyết được. Ví dụ tranh chấp hợp đồng hoặc bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Trường hợp thứ ba, khi cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước do các chế tài pháp luật quy
định đối với những chủ thể có hành vi vi phạm. Những người có hành vi vi phạm bị xử phạt làm hàng giả,
hàng nhái,…
Trường hợp thứ tư, trong một số quan hệ pháp luật mà nhà nước thấy cần thiết phải tham gia để kiểm
tra, giám sát hoạt động của các bên tham gia quan hệ đó hoặc nhà nước xác nhận tồn tại hay không tồn
tại một số vụ việc, sự kiện thực tế. Chẳng hạn toà án tuyên bố mất tích, tuyên dố chết đối với một người;
tuyên bố không công nhận vợ chồng đối với nam nữ sống chung với nhau không có đăng ký kết hôn hoặc
đăng ký kết hôn tại cơ quan không có thẩm quyền.
Hình thức thể hiện chính thức của hoạt động áp dụng pháp luật là văn bản áp dụng pháp luật.
Văn bản áp dụng pháp luật có một số đặc điểm sau:
Một là, văn bản áp dụng pháp luật do những cơ quan (nhà chức trách, tổ chức) có thẩm quyền ban hành
và được bảo đảm thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước.
Hai là, văn bản áp dụng pháp luật có tính chất cá biệt, chỉ áp dụng một lần đối với các cá nhân, tổ chức
cụ thể trong những trường hợp xác định.
Ba là, văn bản áp dụng pháp luật phải hợp pháp và phù hợp với thực tế. Nó phải phù hợp với luật và dựa
trên những quy phạm pháp luật cụ thể, nếu không phù hợp thì văn bản áp dụng pháp luật sẽ bị đình chỉ
hoặc hủy bỏ.
Bốn là, văn bản áp dụng pháp luật được thể hiện trong những hình thức pháp lý xác định như: bản án,
quyết định, lệnh,…
Năm là, văn bản áp dụng pháp luật là một yếu tố của sự kiện pháp lý phức tạp, thiếu nó nhiều quy phạm
pháp luật không thể thực hiện được.


Câu 5: Khái niệm và đặc điểm ý thức pháp luật.
Khái niêm ý thức pháp luât
Y thức pháp luât là tổng thể những học thuyết, quan điểm, quan ni êm hình thành trong xã h ôi thể hi ên

mối quan hê của con người đối với pháp luât và sự đánh giá về tính hợp pháp hay không hợp pháp đối
với các hành vi pháp lí thực tiễn.
Đăc điểm ý thức pháp luât
Thứ nhất, ý thức pháp luât do tồn tại xã h ôi quy định nhưng luôn có tính đ ôc l âp tương đối và có sự tác
đông trở lại tồn tai xã hôi.
Tính đôc lâp tương đối của ý thức pháp luât được thể hi ên ở m ôt số khía cạnh như:
- Y thức pháp luât thường lac hâu hơn so với tồn tại xã h ôi
- Trong những điều kiên nhất định ý thức pháp lu ât đ ăc bi êt là h ê tu tưởng pháp lu ât nhiều khi có sự
phát triển hơn trước so với tồn tại xã h ôi.
- Y thức pháp luât phản ánh tồn tại xã h ôi có tính kế thừa ý thức pháp lu ât của thời đại trước đó. Tất
nhiên những yếu tố được kế thừa có thể là sự tiến b ô ho ăc không tiến b ô.
Y thức pháp luât tác đông trở lại với tồn tại xã hôi. Nó có thể là đ ông lực thúc đẩy ho ăc kìm hãm sự
phát triển của các sự vât hiên tượng.
Thứ hai, ý thức pháp luât mang tính giai cấp: mỗi quốc gia chỉ có m ôt h ê thống pháp lu ât nhưng tồn tại
môt số hình thái ý thức pháp luât. Có ý thức pháp lu ât của giai cấp thống trị, có ý thức của giai cấp bị trị,
ý thức páp luât của các tầng lớp trung gian. Nhờ nắm trong tay quyền lực nhà nước, giai cấp thống trị đã
thông qua nhà nước để thể hiên ý chí của mình m ôt cách t âp trung thống nhất và hợp pháp hóa thành ý
chí nhà nước.
6. Mục đích của môn học
Pháp luật đại cương là một môn học có nội dung rất phong phú, môn học nghiên cứu các khái niệm cơ
bản, các phạm trù cơ bản nhất về Nhà nước và pháp luật với góc độ khoa học pháp lý. Nhà nước và pháp
luật là những hiện tượng xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau tồn tại không phụ thuộc vào ý chí của
con người nhưng Nhà nước và pháp luật được tổ chức, thiết lập theo ý chí của con người để phục vụ
chính ý muốn của con người.Vì vậy trong đời sống xã hội, Nhà nước và pháp luật có vai trò rất quan
trọng. Pháp luật được áp dụng giải quyết hầu hết các quan hệ trong xã hội. Biết và hiểu được Nhà nước
và pháp luật giúp mọi người ứng xử, chấp hành tốt các chính sách của Nhà nước cũng như các quy định
pháp luật, đảm bảo kỷ cương xã hội.
Trên cơ sở đó môn học cung cấp cho người học những nội dung cơ bản về Nhà nước và pháp luật,
những nội dung cơ bản của các ngành luật gốc như Hiến pháp, Hành chính, Dân sự, Hình sự,… trong hệ
thống pháp luật Việt Nam, từ đó giúp người học nâng cao sự hiểu biết về vai trò và sự quan trọng của

Nhà nước và pháp luật trong đời sống, để luôn có thái độ tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật nhà nước, có
ý thức đầy đủ về bổn phận và nghĩa vụ của một công dân đối với quốc gia, biết áp dụng pháp luật trong
cuộc sống làm việc của mình, nhất là đối với người học trong các ngành học thuộc khoa học xã hội, vừa
cần những lý luận cơ bản về pháp luật, vừa cần những kiến thức pháp luật chuyên ngành. Môn học được


Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định là môn học cơ bản, quan trọng và cần thiết trang bị cho người học ở bậc
đại học.