Sự khác biệt giữa chi nhánh thành lập cùng tỉnh/ thành phố với công ty và chi nhánh thành lâp khác tỉnh/ thành phố với công ty.?

Theo Khoản 1 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về chi nhánh như sau:

"1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp."

Chi nhánh là một đơn vị trực thuộc doanh nghiệp, chi nhánh được thành lập nhằm mục đích mở rộng quy mô, thị trường kinh doanh của doanh nghiệp. Theo Điều 84 Bộ Luật Dân sự 2015, chi nhánh không có tư cách pháp nhân.

Về địa điểm được phép đặt chi nhánh, doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính và có thể thành lập chi nhánh ở trong nước và nước ngoài.

Ví dụ: Doanh nghiệp A ở Hà Nội, họ có thể thành lập các chi nhánh ở một hoặc nhiều địa điểm tại các quận, huyện của Thành phố Hồ Chí Minh.

Theo khoản 1 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp sẽ quyết định thành lập chi nhánh. Trường hợp thành lập chi nhánh, doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký hoạt động của chi nhánh đến Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt chi nhánh. Hồ sơ bao gồm:

- Thông báo thành lập chi nhánh;

- Bản sao quyết định thành lập và bản sao biên bản họp về việc thành lập chi nhánh.

Mối quan hệ giữa chi nhánh và doanh nghiệp

1. Đặt tên chi nhánh

Theo khoản 2 Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020, tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện, cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh.

Như vậy, cấu thành của tên chi nhánh sẽ bao gồm các thành tố sau:

- Cụm từ “Chi nhánh”;

- Loại hình doanh nghiệp;

- Tên riêng của doanh nghiệp.

Ví dụ: Chi nhánh Công ty TNHH 1 thành viên ABC.

2. Ngành nghề kinh doanh

Theo khoản 1 Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020, ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

Trường hợp doanh nghiệp muốn thành lập chi nhánh để tiến hành kinh doanh các ngành, nghề khác với doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải làm thủ tục bổ sung ngành, nghề.

Xem chi tiết: Thủ tục bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh 2019

3. Nghĩa vụ thuế

Theo khoản 5 Điều 8 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp được cấp cho chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số thuế của chi nhánh, văn phòng đại diện.

Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân. Khi đăng ký hoạt động chi nhánh, doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức hạch toán, gồm: Hạch toán độc lập hoặc hạch toán phụ thuộc.

Hiểu đơn giản, hạch toán độc lập là mọi hoạt động tài chính (bao gồm nghĩa vụ thuế) phát sinh tại chi nhánh được ghi sổ kế toán tại đơn vị, tự kê khai và nộp hồ sơ quyết toán thuế.

Hạch toán phụ thuộc thì chi nhánh phải thống kê, tập hợp giấy tờ gửi về doanh nghiệp để doanh nghiệp kê khai và quyết toán thuế.

Tuỳ vào việc đăng ký hình thức hạch toán, chi nhánh có thể tự kê khai hoặc được doanh nghiệp kê khai các loại thuế.

Xem chi tiết: 5 điều phải biết về thuế, kế toán của chi nhánh

Sự khác biệt giữa chi nhánh thành lập cùng tỉnh/ thành phố với công ty và chi nhánh thành lâp khác tỉnh/ thành phố với công ty.?
Mối quan hệ giữa chi nhánh và doanh nghiệp (Ảnh minh hoạ)
 

So sánh chi nhánh và văn phòng đại diện

Tiêu chí

Chi nhánh

Văn phòng đại diện

Khái niệm

Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền.

Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp

(theo khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020).

Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp

(theo khoản 2 Điều 44 Luật doanh nghiệp 2020).

 

Phạm vi hoạt động

Được thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng kinh doanh và chức năng đại diện theo quyền

- Thực hiện nhiệm vụ đại diện theo uỷ quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ lợi ích đó;

- Văn phòng đại diện không có chức năng kinh doanh

Nghĩa vụ thuế

- Chi nhánh nộp thuế môn bài tại Cơ quan thuế nơi có trụ sở chi nhánh;

- Trường hợp chi nhánh hạch toán phụ thuộc hoạt động tại địa bàn tỉnh, thành phố khác với địa bàn nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính thì thực hiện kê khai  thuế thu nhập doanh nghiệp tại nơi có trụ sở chính;

- Chi nhánh vẫn phải thực hiện nghĩa vụ thuế đối với các khoản thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Thông tư 156/2013/TT-BTC và Thông tư 119/2014/TT-BTC.

- Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh nên không nộp thuế môn bài;

- Văn phòng đại diện phải nộp hồ sơ khai thuế đối với những sắc thuế Văn phòng đại diện phát sinh phải nộp hoặc phải nộp thay; các sắc thuế không phát sinh, Văn phòng đại diện không phải nộp hồ sơ khai thuế.

Như vậy, chi nhánh là đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp. Chi nhánh hoàn toàn phụ thuộc vào doanh nghiệp về tư cách pháp lý, tài chính…và không có tư cách pháp nhân.

Nếu có thắc mắc liên quan đến chi nhánh, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

>> Mới: Hướng dẫn thủ tục thành lập văn phòng đại diện 2021

Sau thời gian hoạt động, doanh nghiệp có xu hướng mở rộng kinh doanh. Vậy chi nhánh và địa điểm kinh doanh khác nhau như thế nào? Doanh nghiệp cần thấy được sự khác nhau của chúng để có thể chọn lựa một cách tối ưu nhất.

Khái niệm

Theo quy định tại khoản 1 điều 45 luật doanh nghiệp năm 2014 thì chi nhánh được định nghĩa như sau: “Chi nhánh, là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp”

Theo quy định tại khoản 3 điều 45 luật doanh nghiệp năm 2014 thì “Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể”

Điểm giống nhau

– Chi nhánh và địa điểm kinh doanh đề là đơn vị phụ thuộc của một doanh nghiệp, nằm trong tổ chức hoạt động của một doanh nghiệp do đó không có tư cách pháp nhân.

– Chi nhánh và địa điểm kinh doanh hoạt động nhân danh chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc người đứng đầu tổ chức

– Số lượng được lập dù là chi nhánh hay văn phòng đại diện cũng không hạn chế.

Điểm khác nhau

Phạm vi thành lập

– Chi nhánh:

+ Có thể được đặt tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

– Địa điểm kinh doanh:

+ Chỉ được thành lập tại cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính

Quy định về con dấu 

– Chi nhánh:

+ Được phép đăng ký và sử dụng con dấu riêng của mình.

+ Hội đồng quản trị quyết định số lượng, hình thức, nội dung và mẫu con dấu, việc quản lý, sử dụng con dấu của chi nhánh; trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác. Nội dung mẫu con dấu của chi nhánh phải có tên chi nhánh.

+ Trước khi sử dụng, thay đổi, hủy mẫu con dấu, thay đổi số lượng con dấu của chi nhánh thì công ty phải thực hiện thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi chi nhánh đặt trụ sở để đăng tải thông báo về mẫu con dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

– Địa điểm kinh doanh:

+ Không được phép đăng ký và sử dụng con dấu riêng.

Tổ chức hạch toán, kế toán và kê khai thuế 

– Chi nhánh:

+ Có thể lựa chọn hạch toán phụ thuộc hoặc hạch toán độc lập với doanh nghiệp. Do đó, chi nhánh có thể có mã số thuế riêng, hóa đơn riêng trong trường hợp lựa chọn hạch toán độc lập.

– Địa điểm kinh doanh:

+ Hoàn toàn phụ thuộc và trụ sở chính, hình thức kê khai thuế tập trung, sử dụng hóa đơn của công ty

Cơ cấu tổ chức và hoạt động

– Chi nhánh:

+ Thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả việc thực hiện hoạt động kinh doanh và chức năng đại diện theo ủy quyền. Chính vì vậy, chi nhánh phát sinh thêm hoạt động báo cáo thuế như công ty (trừ chi nhánh phụ thuộc không phải lập báo cáo tài chính công ty cuối năm).

– Địa điểm kinh doanh:

+ Chỉ thực hiện hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp chỉ đạo, không có chức năng đại diện theo ủy quyền.

+ Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể, không có các chức năng khác.

Ngoài ra, thủ tục đăng ký thành lập chi nhánh và của địa điểm kinh doanh cũng khác nhau, theo quy định của Nghị định 78/2015/NĐ-CP và quy định pháp luật liên quan về đăng ký doanh nghiệp.

>> Xem thêm: Dịch vụ thành lập chi nhánh của công ty nước ngoài tại Việt Nam

Trên đây là tư vấn của LAWKEY về sự khác biệt giữa chi nhánh và địa điểm kinh doanh. Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.