Soạn văn bài câu ghép tiếp theo lớp 8

  1. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu ghép sau đây là quan hệ gì? Trong mối quan hệ đó, mỗi vế câu biểu thị ý nghĩa gì?
  • Quan hệ ý nghĩa giữa các vế: quan hệ nhân quả.
  • Từ nối: Vì
  • Vế một biểu thị kết quả: cảnh vật thay đổi. Vế hai nêu nguyên nhân: lòng tôi thay đổi.
  1. Dựa vào kiến thức đã học ở các lớp dưới, hãy nêu thêm những quan hệ ý nghĩa có thể có giữa các vế câu. Cho ví dụ minh họa.

(a) Biển luôn thay đổi tuỳ theo màu sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề . Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu giận giữ.

(b). Vào mùa sương, ngày ở Hạ Long như ngắn lại. Buổi sớm, mặt trời lên ngang cột buồm, sương tan, trời mới quang. Buổi chiều, nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển.

  1. Tìm câu ghép trong những đoạn trích trên.
  2. Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong mỗi câu ghép.
  3. Có thể tách mỗi vế câu nói trên thành một câu đơn không ? Vì sao?

a)

  • Biển đẹp của Vũ Tú Nam gồm có năm câu, bốn câu sau đều là câu ghép.
  • Đoạn văn cùa Thi Sảnh có ba câu, chỉ có câu thứ hai và câu thứ ba là câu ghép.

b)

  • Ở đoạn văn của Vũ Tú Nam, quan hệ điều kiện (vế đầu chỉ điều kiện, vế sau chỉ kết quả).
  • Ở đoạn văn của Thi Sánh, quan hệ nguyên nhân (vế đầu chỉ nguyên nhân, vế sau chỉ kết quả).
  1. Không nên tách mỗi vế câu trong những câu ghép ở trên thành những câu đơn, bởi vì mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong các câu này rất chặt chẽ.

Câu 3 Trang 125 SGK Ngữ Văn 8 - Tập 1

Trong đoạn trích dưới đây có hai câu ghép rất dài. Xét vé mật lập luận, có thể tách mỗi vế của những câu ghép ấy thành một câu đơn không ? Vì sao ? Xét về giá trị biểu hiện, những câu ghép dài như vậy có tác dụng như thế nào trong việc miêu tả lời lẽ của nhân vật (lão Hạc)? Lão kể nhỏ nhẻ và dài dòng thật. Nhưng đại khái có thể rút vào hai việc. Việc thứ nhất: lão thì già, con đi vắng, vả lại cũng còn dại lắm, nếu không có người trông nom cho thì khó mà giữ được vườn đất để làm ăn ở làng này; tôi là người nhiều chữ nghĩa, nhiều lí luận, người ta kiêng nể, vậy lão muốn nhờ tôi cho lão gửi ba sào vườn của thằng con lão; lão viết văn tự nhượng cho tôi để không ai còn tơ tưởng dòm ngó đến; khi nào con lão về thì nó sẽ nhận vườn làm, nhưng văn tự cứ để tên tôi cũng được, để thế để tôi trông coi nó... Việc thứ hai: lão già yếu lắm rồi, không biết sống chết lúc nào, con không có nhà, lỡ chết không biết ai đứng ra lo cho được; để phiền cho hàng xóm thì chết không nhắm mắt; lão còn được hăm nhăm đồng bạc với năm đồng bạc vừa bán chó là ba mươi đồng bạc, muốn gửi tôi, để lỡ có chết thì tôi đem ra, nói với hàng xóm giúp, gọi là của lão có tí chút, còn bao nhiêu đành nhờ hàng xóm cả... (Nam Cao, Lão Hạc)

  • Hai câu ghép:
    • "Việc thứ nhất: lão thì già…trông coi nó"
    • "Việc thứ hai: lão già yếu lắm rồi… hàng xóm gì cả"
  • Xét về mặt lập luận, mỗi câu ghép trình bày một việc mà lão Hạc nhờ ông giáo. Nếu tách mỗi vế câu trong từng câu ghép này thành một câu đơn thì sẽ không bảo đàm được tính mạch lạc của lập luận.
  • Xét về giá trị biểu hiện, tác giả cố ý viết câu dài để diễn tả đúng cái sự kể lể “dài dòng” của lão Hạc.

Câu 4 Trang 125 SGK Ngữ Văn 8 - Tập 1

Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi. Chị Dậu càng tỏ ra bộ đau đớn: Thôi, u van con, u lạy con, con có thương thầy, thương u, thì con đi ngay bây giờ cho u. Nếu con chưa đi, cụ Nghị chưa giao tiền cho, u chưa có tiền nộp sưu thì không khéo thầy con sẽ chết ở đình, chứ không sống được. Thôi, u van con, u lạy con, con có thương thầy, thương u, thì con đi ngay bây giờ cho u. (Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

  1. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép thứ hai là quan hệ gì? Có nên tách mỗi vế của câu thành một câu đơn không? Vì sao?
  2. Thử tách mỗi vế trong các câu ghép thứ nhất và thứ ba thành một câu đơn. So sánh cách viết ấy với cách viết trong đoạn trích, qua mỗi cách viết, em hình dung nhân vật nói như thế nào ?
  1. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép thứ hai là quan hệ điều kiện. Nếu tách mỗi vế câu này thành một câu đơn thì sẽ phá vỡ mối quan hệ ý nghĩa nêu trên.
  1. Nếu tách các vế trong câu thứ nhất và thứ ba thành những câu đơn thì hàng loạt các câu đơn đặt cạnh nhau như vậy khiến chúng ta hình dung nhân vật (chị Dậu) nói nhát gừng hoặc nghẹn ngào, không gợi được cách nói kể lể, van xin thiết tha của nhân vật như cách viết của tác giả.

1. - Quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép của đoạn văn trong SGK là quan hệ nguyên nhân – kết quả.

- Vế 1 là lời khẳng định còn vế 2 giải thích lí do cho khẳng định ở vế 1.

2. Những quan hệ ý nghĩa có thể có ở các vế câu

- Quan hệ nguyên nhân – kết quả

Ví dụ: Vì Hà học giỏi nên Hà được nhiều bạn yêu mến.

- Quan hệ điều kiện (giả thiết) - kết quả

Ví dụ: Nếu Khánh chăm học hơn, Khánh đã đỗ tốt nghiệp.

- Quan hệ tương phản

Ví dụ: Phong bị đau chân nhưng Phong vẫn cố đi đá bóng.

- Quan hệ tăng tiến

Ví dụ: Càng lớn Hà Anh càng xinh đẹp hơn.

- Quan hệ lựa chọn

Ví dụ: Tôi làm hay anh làm ?

II. Luyện tập

Câu 1 (trang 124 sgk Văn 8 Tập 1):

Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu:

  1. Quan hệ ý nghĩa giữa vế thứ nhất với vế thứ hai là quan hệ nguyên nhân

Quan hệ ý nghĩa giữa vế thứ hai và vế thứ ba là quan hệ giải

  1. Quan hệ ý nghĩa giữa vế thứ nhất với vế thứ hai là quan hệ điều kiện (vế có từ nếu chỉ điều kiện, vế không có từ nếu chỉ kết quả).
  1. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế là quan hệ tăng tiến (qua các quan hệ từ chẳng những... mà...).
  1. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế là quan hệ tương phản (vế có từ tuy tương phán ý nghĩa với vế sau).
  1. Đoạn trích có hai câu ghép.

+ Câu ghép thứ nhất, các vế câu có quan hệ nối tiếp.

+ Câu ghép thứ hai, các vế câu có quan hệ nguyên nhân – kết quả.

Câu 2 (trang 124 sgk Văn 8 Tập 1):

  1. - Đoạn văn trong "Biển đẹp" của Vũ Tú Nam gồm có năm câu: Ngoài câu đầu ra thì bốn câu sau đều là câu ghép.

- Đoạn văn của Thi Sảnh có ba câu, chỉ có câu thứ hai và câu thứ ba là câu ghép.

  1. - Ở đoạn văn của Vũ Tú Nam, quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong các câu ghép đều là quan hệ điều kiện (vế đầu chỉ điều kiện, vế sau chỉ kết quả).

- Ở đoạn văn của Thi Sảnh, quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong hai câu ghép là quan hệ nguyên nhân (vế đầu chỉ nguyên nhân, vế sau chỉ kết quả).

  1. Không nên tách mỗi vế câu trong những câu ghép ở trên thành những câu đơn, bởi vì mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong các câu này rất chặt chẽ.

Câu 3 (trang 125 sgk Văn 8 Tập 1):

Đoạn trích "Lão kể nhỏ nhẻ…hàng xóm cả…" có hai câu ghéo rất dài.

- Xét về mặt lập luận, mỗi câu ghép trình bày một việc mà lão Hạc nhờ ông giáo. Nếu tách mỗi vế câu trong từng câu ghép này thành một câu đơn thì sẽ không đảm bảo được tính mạch lạc của lập luận.

- Xét về giá trị biểu hiện, tác giả cố ý viết câu dài để diễn tả đúng cái sự kể lể "dài dòng" của lão Hạc.

Câu 4 (trang 125 sgk Văn 8 Tập 1):

  1. - Quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép thứ hai là quan hệ điều kiện.

- Nếu tách mỗi vế câu này thành một câu đơn thì sẽ phá vỡ mối quan hệ ý nghĩa nêu trên.

  1. - Nếu tách các vế trong câu thứ nhất và thứ ba thành những câu đơn thì hàng loạt các câu đơn đặt cạnh nhau như vậy khiến chúng ta hình dung nhân vật (chị Dậu) nói quá ngắt quãng, nhát gừng, không gợi được cách nói kể lể, thiết tha của người phụ nữ nông dân trong hoàn cảnh đó. Và như vậy không thể hiện được ngôn ngữ của nhân vật và dụng ý của tác giả.