Số tế bào của nguyên sinh vật là bao nhiêu

Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào liên tiếp. Một chu kì tế bào bao gồm kì trung gian và quá trình nguyên phân.

Nguyên phân là gì? là câu hỏi được nhiều bạn đọc quan tâm. Bài viết của chúng tôi xin đưa ra giải đáp câu hỏi trên đến bạn đọc.

Theo cách hiểu mà sách giáo khoa Sinh học lớp 9 đưa ra giải thích nguyên phân là gì như sau: “Nguyên phân là phương thức sinh sản của tế bào và lớn lên của cơ thể, đồng thời duy trì sự ổn định bộ nhiễm sắc thể đặc trưng cho loài qua các thế hệ”.

Có thể thấy nguyên phân là quá trình phân chia của tế bào nhân thực trong đó nhiễm sắc thể nằm trong nhân tế bào được chia ra làm hai phần giống nhau và giống về số lượng và thành phần của nhiễm sắc thể trong tế bào mẹ. Quá trình nguyên phân chia thành kỳ đầu , kỳ trung gian, kỳ giữa, kỳ sau và kỳ cuối.Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào liên tiếp. Một chu kì tế bào bao gồm kì trung gian và quá trình nguyên phân.

Những đặc điểm chính của quá trình nguyên phân

Trong quá trình nguyên phân một tế bào được chia thành hai tế bào giống hệt nhau. Mục đích chính của quá trình nguyên phân là để tăng trưởng và thay thế các tế bào bị bào mòn. Nếu không được sửa chữa kịp thời, những sai lầm trong quá trình nguyên phân có thể dẫn đến những thay đổi trong DNA. Điều đó có khả năng dẫn đến rối loạn di truyền. Ở thực vật, nguyên phân dẫn đến sự phát triển của các bộ phận sinh dưỡng của cây như chóp rễ, chóp thân, v.v. Sự phân chia và kết hợp không xảy ra trong quá trình này.

Số tế bào của nguyên sinh vật là bao nhiêu

Diễn biến chính của quá trình nguyên phân

– Thông thường nguyên phân được chia thành kỳ đầu , kỳ trung gian, kỳ giữa, kỳ sau và kỳ cuối.

 + Kì đầu: các NST kép sau khi nhân đôi ở kì trung gian bắt đầu co xoắn lại; cuối kì màng nhân và nhân con biến mất; thoi phân bào dần xuất hiện.

+ Kì giữa: các NST kép co ngắn cực đại, tập trung thành 1 hàng dọc ở mặt phẳng xích đạo; thoi phân bào được đính vào 2 phía của NST tại tâm động.

+ Kì sau: 2 nhiễm sắc tử trong mỗi NST kép tách nhau ra và phân ly đồng đều trên thoi phân bào về 2 cực của tế bào.

+ Kì cuối: các NST tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh; màng nhân và nhân con xuất hiện.

– Phân chia tế bào chất:

+ Khi kì sau hoàn tất việc phân chia vật chất di truyền, tế bào bắt đầu phân chia tế bào chất để hình thành nên hai tế bào con.

 + Tế bào chất phân chia dần, tách tế bào mẹ thành 2 tế bào con. Các tế bào động vật phân chia tế bào chất bằng cách thắt màng tế bào ở vị trí mặt phẳng xích đạo, còn tế bào thực vật lại tạo thành vách ngăn tế bào ở mặt phẳng xích đạo.

Ý nghĩa của quá trình nguyên phân

– Quá trình nguyên phân giúp sinh vật tăng trưởng và phát triển. Các nhiễm sắc thể được phân phối đều cho các tế bào con sau mỗi chu kỳ. Nguyên phân chịu trách nhiệm cho một hình dạng nhất định và sự tăng trưởng và phát triển theo đúng hình dáng của một người hay động vật. Nguyên phân duy trì số lượng nhiễm sắc thể không đổi trong tất cả các tế bào cơ thể của một sinh vật.

– Đối với sinh vật nhân thực đa bào, nguyên phân làm tăng số lượng tế bào, từ đó giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển. Ngoài ra, quá trình này còn giúp cơ thể tái sinh những mô và cơ quan bị tổn thương, mở ra cơ hội cho kĩ thuật nuôi cấy mô sống và ghép tạng.

– Đối với sinh vật sinh sản vô tính, nguyên phân là cơ sở để tạo ra những cá thể con mang kiểu gen giống hệt cá thể mẹ.

– Đối với các sinh vật sinh sản sinh dưỡng, nguyên phân là hình thức sinh sản tạo ra các cá thể con có kiểu gen giống kiểu gen của cá thể mẹ. Ứng dụng đặc điểm này trong nuôi cấy mô tế bào, giâm, chiết, ghép cành đạt hiệu quả.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề Nguyên phân là gì đến bạn đọc. Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về vấn đề này nếu có bất cứ thắc mắc nào, Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được đội ngũ chuyên viên tư vấn của chúng tôi hỗ trợ tốt nhất.

Sinh vật nhân thực, còn gọi là sinh vật nhân chuẩn, sinh vật nhân điển hình hoặc sinh vật có nhân chính thức (danh pháp: Eukaryota hay Eukarya) là một sinh vật gồm các tế bào phức tạp, trong đó vật liệu di truyền được sắp đặt trong nhân có màng bao bọc. Eukaryote là chữ Latin có nghĩa là có nhân thật sự.

Sinh vật nhân thực gồm có động vật, thực vật và nấm - hầu hết chúng là sinh vật đa bào - cũng như các nhóm đa dạng khác được gọi chung là nguyên sinh vật (đa số là sinh vật đơn bào, bao gồm động vật nguyên sinh và thực vật nguyên sinh). Trái lại, các sinh vật khác, chẳng hạn như vi khuẩn, không có nhân và các cấu trúc tế bào phức tạp khác; những sinh vật như thế được gọi là sinh vật tiền nhân hoặc sinh vật nhân sơ (prokaryote). Sinh vật nhân thực có cùng một nguồn gốc và thường được xếp thành một siêu giới hoặc vực (domain).

Các sinh vật này thường lớn gấp 10 lần (về kích thước) so với sinh vật nhân sơ, do đó gấp khoảng 1000 lần về thể tích. Điểm khác biệt quan trọng giữa sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực là tế bào nhân thực có các xoang tế bào được chia nhỏ do các lớp màng tế bào để thực hiện các hoạt động trao đổi chất riêng biệt. Trong đó, điều tiến bộ nhất là việc hình thành nhân tế bào có hệ thống màng riêng để bảo vệ các phân tử ADN (?) của tế bào. Tế bào sinh vật nhân thực thường có những cấu trúc chuyên biệt để tiến hành các chức năng nhất định, gọi là các bào quan. Các đặc trưng gồm:

Tế bào chất của sinh vật nhân thực thường không nhìn thấy những thể hạt như ở sinh vật nhân sơ vì rằng phần lớn ribosome của chúng được bám trên mạng lưới nội chất. Màng tế bào cũng có cấu trúc tương tự như ở sinh vật nhân sơ tuy nhiên thành phần cấu tạo chi tiết lại khác nhau một vài điểm nhỏ. Chỉ một số tế bào sinh vật nhân thực có thành tế bào. Vật chất di truyền trong tế bào sinh vật nhân thực thường gồm một hoặc một số phân tử ADN mạch thẳng, được cô đặc bởi các protein histone tạo nên cấu trúc nhiễm sắc thể. Mọi phân tử ADN được lưu giữ trong nhân tế bào với một lớp màng nhân bao bọc. Một số bào quan của sinh vật nhân thực có chứa ADN riêng. Một vài tế bào sinh vật nhân thực có thể di chuyển nhờ tiêm mao hoặc tiên mao. Những tiên mao thường có cấu trúc phức tạp hơn so với sinh vật nhân sơ.

Câu 1. Hình ảnh dưới đây nói về nguyên sinh vật nào?

 

Số tế bào của nguyên sinh vật là bao nhiêu

A. Trùng bệnh ngủ

B. Trùng biến hình

C. Trùng kiết lị

D. Trùng sốt rét

Câu 2. Hình ảnh dưới đây nói về nguyên sinh vật nào?

 

Số tế bào của nguyên sinh vật là bao nhiêu

A. Trùng roi

B. Trùng biến hình

C. Trùng kiết lị

D. Trùng sốt rét

Câu 3. Hình ảnh dưới đây nói về nguyên sinh vật nào?

 

Số tế bào của nguyên sinh vật là bao nhiêu

A. Trùng lỗ

B. Trùng biến hình

C. Trùng giày

D. Trùng sốt rét

Câu 4. Phát biểu nào dưới đây về động vật nguyên sinh là đúng?

A. Cơ thể có cấu tạo đơn bào.

B. Chỉ sống kí sinh trong cơ thể người.

C. Hình dạng luôn biến đôi.

D. Không có khả năng sinh sản.

Câu 5. Đặc điểm nào dưới đây không có ở các loài nguyên sinh vật?

A. Kích thước hiển vi.

B. Di chuyển bằng chân giả, lông hoạc roi bơi.

C. Cơ thể có cấu tạo từ nhiều tế bào.

D. Cơ thể có cấu tạo từ một tế bào.

Câu 6. Hình thức sinh sản ở trùng giày là

A. phân đôi

B. nảy chồi

C. vừa phân đôi vừa tiếp hợp

D. tiếp hợp

Câu 7. Trong các đặc điểm nào dưới đây có cả ở trùng giày, trùng roi và trùng biến hình?

A. Cơ thể có cấu tạo đơn bào

B. Cơ thể luôn biến đổi hình dạng 

C. Có khả năng tự dưỡng 

D. Di chuyển nhờ lông bơi

Câu 8. Trùng roi thường tìm thấy ở đâu?

A. Trong không khí

B. Trong đất khô

C. Trong nước

D. Trong cơ thể người 

Câu 9. Bào quan nào của trùng roi có vai trò bài tiết và điều chỉnh áp suất thẩm thấu?

A. Màng cơ thể

B. Các hạt dự trữ  

C. Không bào co bóp

D. Nhân

Câu 10. Trong các động vật nguyên sinh sau, động vật nào có cấu tạo đơn giản nhất?

A. Trùng roi

B. Trùng giày

C. Trùng biến hình

D. Trùng bánh xe

Câu 11. Bệnh kiết lị do tác nhân nào gây nên?

A. Trùng roi           

B. Trùng giày

C. Trùng sốt rét              

D. Trùng kiết lị 

Câu 12. Các động vật nguyên sinh sống kí sinh là:

A. trùng biến hình, trùng sốt rét.

B. trùng giày, trùng kiết lị. 

C. trùng sốt rét, trùng kiết lị.

D. trùng roi xanh, trùng giày.

Câu 13. Trùng kiết lị có khả năng nào sau đây?

A. Mọc thêm roi                         

B. Xâm nhập qua da   

C. Hình thành bào xác            

D. Hình thành lông bơi

Câu 14. Sinh vật nào dưới đây không phải nguyên sinh vật?

A. Trùng biến hình.

B. Rêu.

C. Trùng kiết lị.

D. Trùng sốt rét.

Câu 15. Nguyên sinh vật nào dưới đây có màu xanh lục?

A. Trùng giày.

B. Trùng sốt rét.

C. Tảo silic.

D. Tảo lục.

Câu 16.  Bệnh sốt rét lây truyền theo đường nào?

A. Đường tiêu hóa                    

B. Đường hô hấp

C. Đường máu                  

D. Đường tiếp xúc

Câu 17.  Phương thức sinh sản ở trùng biến hình là

A. Tiếp hợp 

B. Phân đôi

C. Nãy chồi

D. Hữu tính

Câu 18. Trùng roi thường được tìm thấy ở đâu?

A. Trong không khí.

B. Trong đất khô.

C. Trong cơ thể người.

D. Trong nước.

Câu 19. Đặc điểm nào dưới đây có cả ở trùng giày, trùng roi và trùng biến hình?

A. Cơ thể luôn biến đổi hình dạng.

B. Cơ thể có cấu tạo đơn bào.

C. Có khả năng quang hợp.

D. Di chuyển nhờ lông bơi.

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1. Cơ thể của động vật nguyên sinh có đặc điểm chung là

A. có kích thước hiển vi, đa bào nhưng tất cả các tế bào đều đảm nhiệm mọi chức năng sống giống nhau. 

B. có kích thước hiển vi, chỉ là một tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống.

C. có kích thước hiển vi, chỉ là một hoặc hai tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống.

D. có kích thước hiển vi, đơn bào hoặc đa bào đơn giản, đảm nhiệm mọi chức năng sống.

Câu 2. Trùng kiết lị kí sinh ở đâu trên cơ thể người

A. Dạ dày             

B. Phổi                 

C. Ruột               

D. Não

Câu 3. Những triệu chứng nào sau đây là của bệnh kiết lị?

A. Sốt, rét run, đổ mồ hôi                   

B. Đau tức ngực, đau họng, đau cơ

B. Da tái, đau họng, khó thở               

D. Đau bụng, đi ngoài, mất nước, nôn ói

Câu 4. Sự đa dạng của động vật nguyên sinh?

1. Đa dạng về môi trường sống (sống tự do hay kí sinh).

2. Cơ quan di chuyển: roi bơi, lông bơi, chân giả...

3. Có các bào quan khác nhau đảm nhiệm chức năng sống khác nhau.

4. Hình dạng ổn định.

5. Dinh dưỡng dị dưỡng.

A. 1, 2, 3, 4, 5. 

B. 1, 2, 3.

C. 1, 2, 3, 4.

D. 2, 3, 4.

Câu 5. Nội dung nào dưới đây là đúng khi nói về nguyên sinh vật?

A. Nguyên sinh vật là nhóm sinh vật đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi.

B. Nguyên sinh vật là nhóm động vật đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi.

C. Hầu hết nguyên sinh vật là cơ thể đa bào, nhân thực, kích thước lớn, có thể nhìn thấy rất rõ bằng mắt thường.

D. Hầu hết nguyên sinh vật là cơ thể đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi. Một số có cấu tạo đa bào, kích thước lớn, có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Câu 6. Loài nguyên sinh vật nào có khả năng cung cấp oxygen cho các động vật dưới nước?

A. Trùng roi          

B. Trùng giày         

C.  Tảo   

D. Trùng biến hình 

Câu 7. Vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi và các vùng ven biển?

1. Miền núi và các vùng ven biển có nhiều vùng lầy, cây cối rậm rạp... nên có nhiều muỗi Anôphen mang các mầm bệnh trùng sốt rét.

2. Miền núi và ven biển có khí hậu thuận lợi.

3. Miền núi và ven biển có nhiều ánh sáng.

A. 1, 2.

B. 1, 2, 3. 

C. 1, 3.

D. 1.

Câu 8. Nhóm nào dưới đây gồm những nguyên sinh vật gây hại?

A. Trùng bệnh ngủ, trùng sốt rét, tảo lục đơn bào.

B. Trùng giày, trùng kiết lị, trùng lỗ.

C. Trùng giày, trùng biến hình, trùng roi xanh.

D. Trùng sốt rét, trùng kiết lị, trùng bệnh ngủ.

Câu 9. Trùng kiết lị xâm nhập vào cơ thể người thông qua con đường nào?

A. Đường tiêu hóa.

B. Đường hô hấp.

C. Đường sinh dục.

D. Đường bài tiết.

Câu 10. Biện pháp nào sau đây không giúp chúng ta tránh bị mắc bệnh sốt rét?

A. Mắc màn khi đi ngủ             

B. Diệt muỗi, diệt bọ gậy

C. Mặc đồ sáng màu để tránh bị muỗi đốt        

D. Phát quang bụi rậm   

3. VẬN DỤNG, VẬN DỤNG CAO (4 câu)

Câu 1. Động vật nguyên sinh sống kí sinh thường có đặc điểm nào?

A. cơ quan di chuyển thường tiêu giảm hoặc kém phát triển

B. dinh dưỡng theo kiểu hoại sinh

C. sinh sản vô tính với tốc độ nhanh

D. cả 3 phương án trên đều đúng

Câu 2. Đâu là loài nguyên sinh vật vừa có lợi vừa có hại

A. amip ăn não

B. trùng sốt rét

C. tảo

D. trùng kiệt lị

Câu 3. Tại sao tảo lục đơn bào chứa diệp lục, có thể quang hợp nhưng lại không phải thực vật

A. do tảo lục có kích thước nhỏ

B. do tảo lục có cơ thể đơn bào

C. do tảo lục tự dưỡng

D. do tảo lục là tế bào nhân thực

Câu 4. Tại sao, trong bể cá thủy sinh người ta thường cho thêm tảo lục? Chọn đáp án không đúng:

A. Tạo màu nước xanh lơ cho bể thêm đẹp hơn

B. Tảo lục đơn bào quang hợp thải ra oxygen làm tăng lượng oxygen hòa tan trong nước

C. Tảo lục đơn bào diệt vi khuẩn, làm sạch nguồn nước cho bể cá

D. Tạo lục đơn bào là nguồn thức ăn tự nhiên giàu dinh dưỡng cho các động vật thủy sản