So sánh viêm kết mạc và viêm giác mạc năm 2024

Chỉ trong 01 tháng trở lại đây, Khoa Mắt – Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận gần 50 ca viêm kết mạc cấp. Trong có 10 - 20% trẻ gặp biến chứng nặng như: Có giả mạc cần bóc, bị trợt giác mạc (trầy xước giác mạc).

Bệnh viêm kết mạc cấp (hay còn gọi là đau mắt đỏ) là tình trạng viêm phần lòng trắng trong suốt của mắt (kết mạc nhãn cầu và mi mắt), bệnh thường xuất hiện vào mùa xuân hè, dễ lây lan thành dịch. Viêm kết mạc ở trẻ thường xảy ra vào thời điểm chuyển giao mùa, lúc cơ thể của bé khá nhạy cảm nên dễ chịu sự tác động và tấn công bởi vi khuẩn bên ngoài. Việc chẩn đoán sớm và áp dụng các biện pháp phòng ngừa nhất định có thể giúp hạn chế bệnh phát tán.

So sánh viêm kết mạc và viêm giác mạc năm 2024

Hình ảnh trẻ bị viêm kết mạc

Triệu chứng viêm kết mạc cấp

  • Bệnh thường khởi phát từ 3-7 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh, triệu chứng bao gồm xung huyết kết mạc (đỏ mắt), kích thích chảy nước mắt, mắt có nhiều ghèn rỉ (có thể rỉ trắng, tiết tố dính nếu bệnh do virus, hoặc có thể rỉ xanh – vàng nếu do bội nhiễm vi khuẩn). Ở trẻ nhỏ có thể đi kèm triệu chứng viêm mũi, họng, viêm đường hô hấp, sốt…
  • Đặc biệt, ở trẻ em, bệnh có thể xuất hiện giả mạc (là một lớp màng trắng, mỏng phủ lên trên kết mạc gây chảy máu, làm bệnh lâu khỏi hoặc có thể gây tổn thương giác mạc), viêm giác mạc chấm nông.
  • Một số ít trường hợp có thể bội nhiễm gây biến chứng viêm loét giác mạc, làm ảnh hưởng tới thị lực lâu dài của trẻ.

So sánh viêm kết mạc và viêm giác mạc năm 2024

Biến chứng viêm giác mạc chấm

Nguyên nhân viêm kết mạc

Dịch viêm kết mạc thường do virus gây ra, 80% là Adenovirus, ngoài ra có thể gặp do các nguyên nhân khác như virus Herpes, Thủy đậu, Poxvirus… Trẻ lây bệnh qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mắt, mũi, miệng (tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, dụi tay vào mắt, sử dụng chung đồ cá nhân với người bệnh…)

Để phòng tránh lây lan của bệnh cần

  • Hạn chế dụi tay vào mắt, mũi, miệng. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn tay.
  • Nếu mắt chảy nhiều nước mắt, có nhiều ghèn rỉ mắt thì sử dụng khăn giấy hoặc bông gạc y tế (sử dụng 1 lần) để vệ sinh, sau đó bỏ vào thùng rác có nắp đậy để tránh tạo thành nguồn lây cho gia đình và người xung quanh, sát khuẩn tay sau khi vệ sinh mắt.
  • Không sử dụng kính áp tròng khi đang bị viêm kết mạc.
  • Sử dụng riêng các vật dụng cá nhân như : đồ ăn – uống, chậu – khăn rửa mặt, chăn, gối ngủ.
  • Đeo khẩu trang khi có các triệu chứng ho, hắt hơi…
  • Vệ sinh bàn ghế, không gian sinh hoạt, vui chơi của trẻ bằng các dung dịch sát khuẩn bề mặt.
  • Hạn chế tiếp xúc ở nơi đông người.
  • Đặc biệt khi trẻ có các triệu chứng bệnh như đỏ mắt, chảy nước mắt, ra nhiều rỉ ghèn cần cho đến các cơ sở khám mắt để được điều trị và xử lý biến chứng kịp thời.

So sánh viêm kết mạc và viêm giác mạc năm 2024

Nên cho trẻ sử dụng riêng các vật dụng cá nhân: chăn, gối, khăn mặt,..

Mọi thắc mắc cần được tư vấn, giải đáp, phụ huynh có thể liên hệ hotline 0246.273.8512 – 0817.126.456 để được tư vấn chi tiết.

Viêm kết mạc hay còn gọi là bệnh đau mắt đỏ, là tình trạng viêm lớp màng trong suốt ở bề mặt nhãn cầu (lòng trắng), kết mạc mi. Bệnh rất thường gặp (cấp tính chiếm tần suất mắc cao hơn mạn tính), điều trị dễ dàng và có thể tránh được.

Bệnh có thể gặp ở tất cả mọi giới, mọi lứa tuổi: trẻ em, người trưởng thành, người già. Viêm kết mạc dễ lây lan và có thể lan rộng thành dịch vào mùa xuân-hè.

Các nguyên nhân gây viêm kết mạc thường gặp như:

– Virus: là nguyên gây bệnh hay gặp nhất, trong đó Adeno virus chiếm 80% các trường hợp viêm cấp. Bệnh rất dễ lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với nước mắt bệnh nhân; ho, hắt hơi khi viêm họng hay cảm cúm đi kèm. Nhưng thường tự khỏi trong vòng ngày mà không cần điều trị.

– Vi khuẩn: gây viêm kết mạc thường gặp là Staphylococus, Hemophilus Influenza …đứng thứ 2 sau virus, có thể gây ra những tổn thương nặng nếu không được điều trị.Bệnh lây qua dịch tiết nước mắt hay vật dụng dính dịch tiết chạm vào mắt.

– Dị ứng (bụi, lông vật nuôi, phấn hoa, thuốc, hóa chất…):chiếm từ 15%- 40%, khó xác định chính xác tác nhân gây dị ứng, tùy cơ địa mỗi người, thường xảy ra theo mùa, có thể kéo dài hay tái phát.

Triệu chứng viêm kết mạc

Các triệu chứng của viêm kết mạc tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh, thường lây truyền sau 3-5 ngày khởi phát:

Viêm kết mạc do virus:

– Ghèn dây, ngứa, chảy nước mắt – cộm xốn nhiều.

– Phù mi kết mạc, giả mạc.

– Giảm thị lực, chói sáng khi biến chứng khô mắt – thâm nhiễm giác mạc.

– Có thể bị một hoặc cả hai mắt

Viêm kết mạc do vi khuẩn:

– Ghèn vàng hay màu vàng xanh nhạt gây dính 2 mi mắt khi thức dậy vào buổi sáng.

– Ngứa, chảy nước mắt

– Trường hợp nặng có thể gây viêm loét giác mạc, giảm thị lực không phục hồi.

– Có thể bị một hoặc cả hai mắt

Viêm kết mạc do dị ứng:

– Chảy nước mắt, ngứa mắt nhiều, thường kèm theo viêm mũi dị ứng.

– Bệnh xảy ra cả hai mắt.

– Bệnh không lây

So sánh viêm kết mạc và viêm giác mạc năm 2024

Cách chăm sóc và điều trị viêm kết mạc

Việc điều trị viêm kêt tùy vào tác nhân gây viêm:

– Viêm kết mạc do virus: bệnh thường tự giới hạn trong vài ngày mà không cần điều trị. Bệnh nhân có thể chườm lạnh, rửa mắt bằng nước lạnh và sạch để giảm bớt triệu chứng khó chịu. Có thể nhỏ nước mắt nhân tạo kèm theo cộng với kháng sinh phòng bội nhiễm.

– Viêm kết mạc do vi khuẩn: sử dụng kháng sinh phổ rộng nhỏ và/ hoặc mỡ tra mắt theo toa của bác sĩ

– Viêm kết mạc do dị ứng: tránh tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng, sử dụng kháng viêm – kháng dị ứng, ổn định dưỡng bào nhỏ tại chỗ hay uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Nhỏ nước mắt nhân tạo rửa trôi và làm dễ chịu cảm giác ngứa.

Các biện pháp phòng bệnh viêm kết mạc:

Nếu chúng ta có những kiến thức cơ bản về bệnh viêm kết mạc chúng ta có thể tránh được sự lan truyền và nhiễm bệnh cho bản thân và người nhà

– Sử dụng khăn, vật dụng cá nhân riêng trong gia đình và nơi làm việc

– Không dụi mắt, che miệng- mũi khi hắt hơi, chảy mũi.

– Rửa tay thường xuyên đặc biệt sau khi tiếp xúc với người bệnh, ở nơi công cộng (trường học, bệnh viện, cơ quan có người bị viêm kết mạc)

– Sử dụng dung dịch vệ sinh tay

– Nếu bạn sử dụng kính tiếp xúc cần được bác sĩ tư vấn và khám khi có triệu chứng cộm xốn chảy nước mắt. Ngâm rửa vệ sinh contact lens hằng ngày

– Mang kính bảo vệ mắt khi ra ngoài, trong môi trường làm việc ô nhiễm khói bụi, mang kính khi bơi.

– Tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng như vitamin C, A, E…

– Vì viêm kết mạc có nhiều nguyên nhân và có thể gây nên giảm thị lực không hồi phục nên bạn cần đến khám và tư vấn bác sĩ chuyên khoa mắt.

Viêm kết mạc và viêm giác mạc có gì khác nhau?

Viêm kết mạc mi mắt hay còn gọi là đau mắt đỏ thường do nhiễm vi khuẩn hoặc vi rút, dị ứng hoặc khi ống lệ ở trẻ sơ sinh mở chưa hoàn toàn. Còn giác mạc là một lớp mô trong suốt phía trước mắt, bao phủ mống mắt và đồng tử tròn, giống như một tinh thể đồng hồ bao phủ mặt đồng hồ.

Kết mạc và giác mạc khác gì nhau?

Kết mạc (thường gọi là lòng trắng của mắt) là một lớp mỏng, trong suốt bao phủ mặt sau của mi. Giác mạc (tròng đen): là một màng trong suốt, rất dai, không có mạch máu, có hình chỏm cầu chiếm 1/5 phía trước của vỏ nhãn cầu.

Viêm kết mạc giác mạc là gì?

Viêm kết giác mạc khô là tình trạng khô mạn tính ở cả hai mắt của kết mạc và giác mạc do tăng bốc hơi hoặc giảm tiết nước mắt. Các triệu chứng điển hình bao gồm cảm giác ngứa từng lúc; bỏng rát; cộm, co kéo, hoặc cảm giác dị vật; và sợ ánh sáng.

Viêm kết mạc là gì có nguy hiểm không?

Bệnh viêm kết mạc mắt là bệnh lý thường gặp gây ra cảm giác khó chịu ở mắt và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày. Đây là một bệnh không quá nguy hiểm nhưng nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Việc nhận diện các loại viêm kết mạc giúp cho việc phòng và điều trị bệnh đạt hiệu quả tốt.