So sánh tor-m2u với pantsir-s1 năm 2024

Tạp chí Tài chính điện tử

Cơ quan chủ quản: Bộ Tài chính

Giấy phép xuất bản số: 552/GP-BTTTT

Tạp chí Tài chính điện tử: ISSN 2815-6188

Tạp chí Tài chính in tiếng Việt: ISSN 2615-8973

Tạp chí Tài chính in tiếng Anh: ISSN 2615-8981

Tổng Biên tập: Phạm Văn Hoành

Trụ sở: Số 8, Phan Huy Chú, Hoàn Kiếm, Hà Nội

VPGD: Tầng 4, Tòa nhà dự án, số 4, ngõ Hàng Chuối 1, phố Hàng Chuối, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.39330038 / 024.39330034

Giới thiệu toà soạn

Hotline: 0987 828 585

Liên hệ quảng cáo: 0912 170 503

Email: [email protected]

Email nhận bài Tạp chí in: [email protected]

Website được phát triển bởi Hemera Media

Tổ hợp tên lửa - pháo phòng không tầm thấp Pantsir-S1 là một trong những mặt hàng quốc phòng của Nga thu hút rất nhiều sự quan tâm trên thị trường vũ khí thế giới.

Pantsir-S1 cùng với S-400 sau khi được triển khai tại Syria thì theo lời giới thiệu của Nga, chúng đã tạo dựng nên "bức màn sắt" khóa chặt không phận nước này.

Đặc biệt hơn, nếu như S-400 vẫn chưa phóng một quả đạn đánh chặn nào trong suốt 3 năm triển khai tại Syria thì Pantsir-S1 đã lập nên vô số chiến công hiển hách.

Theo Quân đội Nga và Syria, Pantsir-S1 đã bắn hạ hàng chục máy bay không người lái, đạn pháo phản lực phóng loạt nhắm vào căn cứ không quân Hmeimim, hay các loại tên lửa hành trình Israel tập kích vào Damascus.

Trước những lời giới thiệu ấn tượng như trên, đơn hàng đặt mua Pantsir-S1 từ khắp nơi trên thế giới đã tới tấp bay về Moskva, hứa hẹn mang lại cho nước Nga một khoản ngoại tệ cực lớn.

Nhưng một diễn biến bất ngờ đã ập đến, khi Đại tá Viktor Murakhovsky - Chuyên gia quân sự - Tổng biên tập tạp chí Arsenal Otechestva của Nga vừa qua đã có một bài viết đưa ra thông tin trái ngược hoàn toàn về hiệu suất tác chiến thực tế của Pantsir-S1 tại Syria.

Ông Murakhovsky cho rằng Pantsir-S1 triển khai ở Syria không nhìn thấy các mục tiêu bay chậm ở độ cao thấp như UAV của phiến quân, radar của nó thậm chí còn nhầm lẫn chim biển cỡ lớn với máy bay, gây rối loạn cho kíp điều khiển.

Trước tình hình trên, vào tháng 4/2018, Bộ Quốc phòng Nga đã phải ra quyết định điều động thêm Tor-M2U tới căn cứ Hemimim. Ngay khi triển khai, Tor-M2U đã cho thấy lỗi tai hại của Pantsir-S1 đã được khắc phục.

Khi so sánh hai hệ thống phòng không, hiệu suất tác chiến của Pantsir-S1 do Tula sản xuất chỉ đạt có 19%, trong khi con số này ở Tor-M2U của Izhevsk lại đạt tới 80%.

Chi tiết hơn, trong ngày 1/7/2018, Tor-M2U bắn rơi 4 UAV ở độ cao 3 km bằng 5 đạn tên lửa, còn Pantsir bắn rơi 3 máy bay nhưng lại phải sử dụng tới 13 tên lửa.

Trong 1 tuần tiếp theo, Tor-M2U bắn rơi thêm 7 UAV bằng 9 tên lửa, còn Pantsir-S1 chẳng hạ được chiếc nào. Nửa cuối tháng 7/2018, Tor-M2U tiếp tục tiêu diệt 7 UAV với 9 tên lửa, trong tháng 8/2018 là 8 UAV với 9 tên lửa.

Trong khoảng thời gian từ tháng 4/2018 tới tháng 10/2018, Tor-M2U đã bắn rơi tổng cộng 80 mục tiêu với khoảng 100 tên lửa sử dụng, cùng thời gian đó Pantsir-S1 chỉ đạt hiệu quả 19%.

Kết quả thực chiến như trên của Pantsir-S1 rõ ràng khác rất xa so với những con số "đẹp như mơ" mà Bộ Quốc phòng Nga vẫn công bố trước đó về hiệu suất tác chiến của Pantsir-S1.

Trước tình hình trên, Pantsir-S1 đang đối diện với nguy cơ từ "cháy hàng" trở thành "ế ẩm" chỉ sau một đêm vì khách hàng quốc tế chắc chắn sẽ phải đánh giá tính năng kỹ chiến thuật của nó kỹ lưỡng hơn.

Nếu muốn thoát khỏi tiếng xấu, có lẽ không còn cách nào khác ngoài việc Pantsir-S1 phải chứng minh được năng lực thực tế trong những lần đối đầu với Không quân Israel hay Mỹ trong tương lai.

ANTD.VN - Hệ thống phòng không Tor-M2U của Nga được báo cáo đã liên tiếp phá hủy một máy bay không người lái (UAV) Thổ Nhĩ Kỳ cũng như của lực lượng phiến quân thân Ankara khi chúng cố tình tiếp cận căn cứ không quân Hmeimim.

  • [ẢNH] R-73E, kỳ phùng địch thủ của AIM-9 trên bầu trời Syria
  • [ẢNH] Mỹ dội gáo nước lạnh vào Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria
  • [ẢNH] "Sát thần" AGM-65 trên F-16 Thổ Nhĩ Kỳ phá tung biên đội xe tăng Syria

Hệ thống phòng không tầm thấp Tor-M2U được điều động sang Syria sau khi "quái thú" Pantsir-S1 hoạt động không như mong đợi. Việc có trong tay hệ thống Tor-M2U đã giúp căn cứ quân sự Nga tại Syria an toàn trước các cuộc tấn công của phiến quân nhằm vào đây.

Trang Avia-pro cho biết, việc quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cố gắng tiếp cận căn cứ không quân Hmeimim của Nga bằng máy bay không người lái hiện đại, tuy nhiên chúng đã bị hệ thống Tor-M2U bắn hạ trong tích tắc. Đây không phải lần đầu tiên hệ thống này thị uy, trước đó nó đã bắn hạ hàng chục UAV của phiến quân thân Thổ Nhĩ Kỳ khi chúng có ý định tấn công căn cứ quân sự Nga.

So sánh tor-m2u với pantsir-s1 năm 2024

Hệ thống Tot-M2U khai hỏa

So sánh tor-m2u với pantsir-s1 năm 2024

Chiếc UAV của Thổ Nhĩ Kỳ bị cháy đen

Tor-M2U là tổ hợp tên lửa phòng không tầm ngắn hiện đại hóa từ loại Tor-M2. Hệ thống này được thiết kế để bảo vệ các căn cứ quân sự, cơ sở chính phủ trước các cuộc không kích. Đạn tên lửa có khả năng phá hủy hầu như mọi mục tiêu bao gồm tên lửa hành trình, tên lửa có điều khiển, các loại máy bay, bom thông minh, vũ khí chính xác cao ở độ cao thấp - trung. Hệ thống tên lửa phòng không Tor-M2U bao gồm nhiều thành phần: xe chiến đấu 9A331; xe tiếp đạn 9T244; xe cẩu 9T245; xe bảo trì 9V887; xe tải 9F399 và một số thành phần khác.

Các chuyên gia Almaz-Antey nhận định, khả năng phóng tên lửa của Tor-M2U là bước tiến mang tính bước ngoặt trong chiến thuật phòng không tầm thấp. Nhờ khả năng mới, Tor-M2U có khả năng tạo ô phòng không lục quân, bảo vệ các phương tiện di chuyển trên mặt đất trước các đòn tấn công của đối phương.

Khả năng tác chiến cực mạnh kết hợp với tính năng “vừa đi vừa bắn” khiến tổ hợp tên lửa phòng không Tor-M2U trở thành sát thủ tầm thấp và tầm trung đối với bất cứ loại mục tiêu bay nào.