So sánh tiêu chuẩn vietgap với các tiueeu chuẩn khác

Từ năm 2009, Viện An toàn thực phẩm Rikilt Hà Lan đã nghiên cứu trên một số nước thực hành chương trình nông nghiệp tốt (GAP) để so sánh với điểm chuẩn của GlobalGAP. Nghiên cứu này đã đưa đến bài học cần thiết cho các nhà chuyên môn và doanh nghiệp liên quan.

Chúng ta hãy tìm hiểu bài học từ các nước Malaysia và Thái Lan để rút ra nhiều điều bổ ích cho nước ta. Cả Malaysia và Thái Lan đều đã phát triển chương trình GAP quốc gia. Tại Malaysia gọi là MalaysiaGAP, còn ở Thái Lan gọi là Q.GAP. Mục tiêu hướng đến của 2 chương trình này là thị trường trong nước, chất lượng và an toàn thực phẩm cấp quốc gia.

Nông sản VietGAP của VN vẫn chưa có một logo thống nhất như Thái Lan, Malaysia. Ở cả 2 quốc gia trên, các sản phẩm phù hợp với các chương trình GAP quốc gia được trao chứng nhận một logo. Với Thái Lan là logo “chữ Q”, còn ở Malaysia là logo có chữ “Tốt nhất tại Malaysia”. Chính phủ Malaysia và Thái Lan hỗ trợ phần lớn chi phí cho chương trình, như: Thanh tra, kiểm tra, cấp chứng chỉ và đào tạo… Tuy nhiên, các nhãn mác này không trao quyền hoặc đảm bảo một mức giá bán cao hơn sản phẩm thông thường. Cả Malaysia và Thái Lan đều theo đuổi một cách tiếp cận GAP đa chiều. Tại Thái Lan, các chương trình GAP quốc gia còn bổ sung bởi một “GAP đặc biệt” nhằm vào những khu vực tìm kiếm thị trường xuất khẩu, chính là ThaiGAP. Song, với các nhà sản xuất và xuất khẩu lớn, nhằm đảm bảo cho công việc kinh doanh và xuất khẩu của mình, họ vẫn phải lấy chứng chỉ GlobalGAP. Như vậy bài học rút ra ở đây là quá trình làm cho tương đồng giữa các chứng nhận mức quốc gia của Thái Lan, đó là Q.GAP được khởi xướng bởi Chính phủ Thái Lan và ThaiGAP là sáng kiến của khu vực xuất khẩu tư nhân. Thái Lan cho rằng, các nước tiếp nhận thủ tục điểm chuẩn GlobalGAP nhằm để củng cố thị trường sẵn có hoặc tăng cường đáng kể thị phần ở châu Âu và phát triển các thị trường mục tiêu khác cho các loại trái cây và rau quả tươi của họ. Từ đó, Chính phủ Thái Lan chính thức công bố tiếp nhận thủ tục điểm chuẩn GlobalGAP cho các tiêu chuẩn ThaiGAP như đã phát triển bởi khu vực xuất khẩu tư nhân. Đồng thời, Chính phủ Thái Lan tái khẳng định công nhận các tiêu chuẩn GlobalGAP là “toàn diện nhất”.

Tag: Chứng nhận VietGAP | Chung nhan VietGAP | VietGAP | Chứng nhận VietGAP | Chung nhan VietGAP | VietGAP | Chứng nhận VietGAP | Chung nhan VietGAP | VietGAP | VietGAP chăn nuôi | VietGAP trồng trọt | VietGAP thủy sản | Chứng nhận VietGAP | Chứng nhận VietGAP chăn nuôi | Chứng nhận VietGAP trồng trọt

Hiện nay, trước nhu cầu người tiêu dùng muốn dùng hàng nông sản sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm; rất nhiều tiêu chuẩn nông nghiệp đã được xây dựng, ban hành và áp dụng như VietGAP, Hữu cơ; GlobalG.A.P, UADA, JAS, PGS…; Trong đó VietGAP và Hữu cơ Việt Nam là 2 tiêu chuẩn đang được áp dụng phổ biến nhất. Vậy giữa sản xuất và được chứng nhận VietGAP hay hữu cơ có gì khác nhau?

Sản xuất an toàn hay VietGAP và sản xuất Nông nghiệp hữu cơ (NNHC) là 2 loại hình canh tác khác nhau; nhưng đều nhằm hướng tới việc giảm thiểu tác động tiêu cực từ yếu tố đầu vào bên ngoài, giảm thiểu ô nhiễm gây ra trong quá trình canh tác và góp phần bảo đảm an toàn thực phẩm.

Khác biệt lớn nhất giữa 2 phương thức canh tác này là:

Hóa chất trong quá trình sản xuất

Sản xuất NNHC không cho phép sử dụng hóa chất trong sản xuất; vì thế không có phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật hóa học cũng như thuốc trừ cỏ, chất biến đổi gen (GMO). Còn trong quy trình sản xuất rau quả và sản phẩm nông nghiệp theo VietGAP; vẫn sử dụng một số lượng nhất định thuốc trừ sâu và phân bón vô cơ; thức ăn tăng trọng và các chất kích thích trong chăn nuôi trong giới hạn cho phép.

So sánh tiêu chuẩn vietgap với các tiueeu chuẩn khác
Thời gian chuyển đổi

Đối với NNHC phải có thời gian chuyển đổi đất canh tác (đối với trồng trọt) hoặc chuyển đổi giống vật nuôi (đối với chăn nuôi) tuỳ từng giống cây trồng sẽ có thời gian chuyển đổi tương ứng. Còn đối với VietGAP thì không yêu cầu việc chuyển đổi.

Nông dân canh tác theo mô hình nông nghiệp hữu cơ là dựa tối đa vào việc quay vòng mùa vụ; các phần thừa sau thu hoạch; phân động vật và việc canh tác cơ giới để duy trì năng suất đất nhằm cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng và kiểm soát cỏ dại; côn trùng hại cũng như các loại bệnh mới khác.

Mục đích canh tác

Mục đích hàng đầu của sản xuất nông nghiệp hữu cơ là dù trong canh tác, chế biến, phân phối hay tiêu dùng đều nhằm duy trì sức khỏe cho các sinh vật trong hệ sinh thái; từ những sinh vật có kích thước nhỏ nhất sống trong đất đến con người; làm giảm tối thiểu các loại ô nhiễm do sản xuất gây ra. Duy trì sự đa dạng hóa gen trong hệ thống nông nghiệp hữu cơ và khu vực xung quanh nó; bao gồm việc bảo vệ thực vật và nơi cư ngụ của các thiên địch sống trong thiên nhiên tự nhiên hoang dã.

Nhìn chung sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã và sẽ cải thiện; duy trì cảnh quan tự nhiên và hệ sinh thái nông nghiệp; tránh việc khai thác quá mức gây ô nhiễm cho các nguồn lực tự nhiên; giảm thiểu việc sử dụng năng lượng và các nguồn lực không thể tái sinh; sản xuất đủ lương thực có dinh dưỡng, không độc hại, và có chất lượng cao…

Ngoài ra, nông nghiệp hữu cơ còn đảm bảo, duy trì và gia tăng độ màu mỡ lâu dài cho đất, củng cố các chu kỳ sinh học trong nông trại; đặc biệt là các chu trình dinh dưỡng, bảo vệ cây trồng dựa trên việc phòng ngừa thay cho cứu chữa, đa dạng các vụ mùa và các loại vật nuôi; phù hợp với điều kiện địa phương.

So sánh tiêu chuẩn vietgap với các tiueeu chuẩn khác

Nông nghiệp hữu cơ không phải là phương thức mới mà là phương thức sản xuất cổ truyền từ xa xưa của cha ông ta, nay được cải tiến và vận dụng khoa học kỹ thuật mới để tạo ra sản phẩm có chất lượng, bảo đảm cho sức khỏe con người.

Áp dụng và chứng nhận theo tiêu chuẩn Hữu cơ hay VietGAP?

Chúng ta có thể nhận thấy sản phẩm hữu cơ sẽ an toàn; sạch và đảm bảo chất lượng sản phẩm hơn, do đó giá trị sản phẩm trên thị trường cũng sẽ cao hơn. Cùng với đó thì nông dân cũng cần đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn nghiệm ngặt; do không sử dụng phân bón hoá học, thuốc BVTV, chất kích thích sinh trưởng…; nên năng suất và sản lượng ban đầu là không cao.

Ngược lại, việc áp dụng và đạt chứng nhận VietGAP là khá đơn giản, năng suất sản phẩm cao; giá cả sản phẩm trên thị trường cũng cạnh tranh so với các sản phẩm thông thường mà vẫn đảm bảo chất lượng; tính an toàn đối với người sử dụng. Vì lý do đó; VietGAP vẫn đang là tiêu chuẩn được áp dụng, chứng nhận phổ biến tại Việt Nam.

Viện Kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm hàng hoá chứng nhận rất nhiều sản phẩm nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP như: Lúa; Chè; Cà phê; các loại rau, Mướp Đắng, Bí Xanh, Lặc Lè, Dưa Chuột, Cacao, Măng Tây, Nấm, Nho, Bưởi, Thanh Long, Nhãn; các loại ngũ cốc…; Chứng nhận Hữu cơ Việt Nam cho các sản phẩm trồng trọt, Gạo hữu cơ, Chè hưu cơ.