So sánh ổ cứng sata và sata 2 năm 2024

Đây là những câu hỏi mà nhiều người gặp phải khi muốn nâng cấp ổ cứng SSD/HDD cho chiếc máy tính của mình. Chính vì thế, bài viết này Góc Info sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi này. Nhưng trước hết, mình cần tìm hiểu một chút về SATA đã.

Gợi ý cho bạn đọc:

  • Chống phân mảnh ổ cứng để tăng tốc máy tính Windows.
  • 5 dấu hiệu nhận biết ổ cứng sắp bị hỏng.
  • Phần mềm kiểm tra tốc độ đọc, ghi của ổ cứng SSD/HDD và USB.

SATA (hay S-ATA, Serial ATA) là một chuẩn giao tiếp giữa các thiết bị lưu trữ như ổ cứng SSD, HDD, ổ đĩa quang với máy tính.

SATA có thể nói là chuẩn giao tiếp ổ cứng phổ biến khi hầu hết mainboard máy tính hiện nạy đều có cổng SATA. Dĩ nhiên ở đây mình không đề cập đến các giao tiếp ổ cứng mới như PCIe, M.2,..

So sánh ổ cứng sata và sata 2 năm 2024
Cổng SATA trên mainboard (Ảnh Internet)

SATA có các phiên bản 1.0, 2.0, 3.0,.. chủ yếu hiện nay là SATA 3.0. Xét về tốc tốc độ theo lý thuyết tương ứng lần lượt là 1.5Gb/s, 3Gb/s, 6Gb/s,..Vì thế bạn thường thấy chúng hay có tên khác là:

  • SATA 1.0: SATA 1.5 Gbps, SATA-150,..
  • SATA 2.0: SATA 2 3Gbps, SATA-300,..
  • SATA 3.0: SATA 3 6Gpbs, SATA-600,..

Nhưng vẫn có một số PC, laptop vài năm trước vẫn còn SATA 2.0. Do đó, những câu hỏi như “Làm sao kiểm tra PC, Laptop hỗ trợ SATA 3 hay SATA 2” đã xuất hiện. Và bài viết này được ra đời.

Ngoài ra còn có các nâng cấp của SATA 3.0 về cổng giao tiếp vật lý như mSATA (mini SATA, micro SATA, SATA express (SATA 3.2),.. Chủ yếu nó chỉ thay đổi kích cỡ vật lý và nâng cao tốc độ. Phạm vi bài viết này mình chỉ đề cập về SATA thông thường.

Bây giờ vào vấn đề chính thôi…Sẽ có nhiều cách để kiểm tra máy tính, ổ cứng hỗ trợ SATA 3 hay SATA 2 gồm cả phần cứng và phần mềm. Mình có thể chia ra một số cách sau:

Kiểm tra mainboard máy tính có hỗ trợ SATA 3 không

Các mainboard máy tính mới hiện nay đều hỗ hỗ trợ SATA 3 rồi nên kiểm tra là không cần thiết. Nhưng với các mainboard cũ sản xuất vài năm trước, bạn sẽ cần kiểm tra.

Đối với PC, có thể dễ dàng làm điều này bằng cách quan sát trực tiếp các cổng SATA trên mainboard. Các cổng SATA 3 thường có màu trắng, SATA 2 màu xanh. Nhưng chính xác nhất nên xem qua tên của chúng được in trên mainboard.

So sánh ổ cứng sata và sata 2 năm 2024
Cổng SATA 3 và SATA 2 (Ảnh www.frostytech.com)

Nếu bạn không muốn đụng chạm đến phần cứng hoặc đang dùng laptop việc tháo lắp khó khăn. Bạn có thể tham khảo cách kiểm tra máy tính hỗ trợ SATA 3 không bằng phần mềm dưới đây.

Kiểm tra máy tính, ổ cứng hỗ trợ SATA mấy bằng phần mềm

Dùng phần mềm là một trong những cách nhanh mà dễ dàng nhất để kiểm tra máy tính, ổ cứng đang dùng chuẩn SATA nào. Cho dù bạn chỉ là người dùng máy tính cơ bản cần kiểm tra để nâng cấp ổ cứng đều có thể làm được.

Bạn chỉ cần tải về phần mềm . Đây là một trong những phần mềm kiểm tra sức khỏe ổ cứng free và chính xác mà mình hay sử dụng để kiểm tra ổ cứng có bị bad sector không. Nhưng nó vẫn được dùng để kiểm tra máy tính và ổ cứng đang sử dụng giao tiếp SATA nào.

So sánh ổ cứng sata và sata 2 năm 2024
Download CrystalDiskInfo

Có nhiều phiên bản để bạn lựa chọn, tất cả đều miễn phí. Hãy ưu tiên chọn phiên bản Portable (Zip) để tải về giải nén và chạy ngay không cần cài đặt. Phiên bản mới nhất ở thời điểm viết bài này là CrystalDiskInfo 8.0.0.

Download xong và giải nén => chạy file DiskInfo32.exe hoặc DiskInfo64.exe tương ứng với phiên bản Windows 32 bit hay 63 bit bạn đang sử dụng. Giao diện chính phần mềm như hình.

Bạn sẽ cần quan tâm đến mục Transfer Mode để biết được máy tính và ổ cứng của bạn đang dùng chuẩn SATA nào.

So sánh ổ cứng sata và sata 2 năm 2024
Ổ cứng giao tiếp SATA 3

Ý nghĩa danh mục này chỉ Current Mode và Supported Mode. Tương ứng với chế độ giao tiếp SATA với ổ cứng hiện tại và chế độ SATA mà ổ cứng hỗ trợ.

Nếu SATA/300 là đang đùng chuẩn SATA 2 còn SATA/600 là chuẩn SATA 3 tốc độ cao hơn. Như hình của mình tức mình đang dùng chuẩn SATA 3 cho ổ cứng hiện tai và dĩ nhiên ổ cứng này cũng hỗ trợ SATA 3,

Một trường hợp khác như hình dưới đây.

So sánh ổ cứng sata và sata 2 năm 2024
Ổ cứng giao tiếp máy tính SATA 2

SATA/300 | SATA/600 có nghĩa là ổ cứng mình hỗ trợ giao tiếp SATA 3 (SATA/600) nhưng chỉ cắm vào cổng SATA 2 (SATA/300) trên Laptop. Có lẽ do Laptop cũ nên còn cổng SATA 2. Đây là điều bạn nên lưu ý khi nâng cấp ổ cứng SSD.

Vì nếu kết nối ổ cứng SSD hỗ trợ SATA 3 vào cổng máy tính SATA 2 thì đương nhiên nó sẽ chỉ chạy ở tốc độ tối đa của chuẩn SATA 2 mà thôi. Tốc độ sẽ không đạt được gần đúng với quảng cáo. Bạn có thể xem chi tiết hơn trong bài “So sánh tốc độ SSD và HDD“.

  • Gợi ý: Cách chia ổ cứng hay định dạng cho ổ cứng mới mua.

Kết

Vừa rồi là cách kiểm tra máy tính, ổ cứng hỗ trợ SATA mấy mà mình hay sử dụng khi muốn nâng cấp ổ cứng SSD/HDD. Nó khá đơn giản phải không. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn.

Nếu bạn biết phương pháp nào khác để nhận biết chuẩn SATA, hãy cho mình biết bằng cách comment nhẹ phía dưới nhé.

Đừng quên subscribe blog của mình bằng cách nhấn vào cái chuông đỏ dưới góc trái để nhận thông báo khi có bài viết mới nhe.

SATA 2 và SATA 3 khác nhau như thế nào?

Sata 2 ra đời tăng tốc độ của chuẩn sata cũ từ 150 Mb/s lên đến 300 Mb/s. Sata 3 ra đời đánh dấu một bước ngoặt lớn tăng tốc độ truyền dữ lên rất nhiều tới 6 Gb/s. Như vậy với ổ cứng HDD bạn chỉ cần dùng chuẩn sata 2 vì tốc độ đọc ghi của ổ HDD tối đa chỉ 200 Mb/s.

Cổng SATA 3 là gì?

Đỉnh cao công nghệ: SATA 3 là gì? Serial Advanced Technology Attachment (SATA) là tiêu chuẩn kết nối ổ cứng và bo mạch chủ. Hiện nay, SATA 3 được ưa chuộng với tốc độ truyền dữ liệu cao, dung lượng lớn và khả năng tương thích vượt trội. Dung lượng lên đến 16TB, đáp ứng mọi nhu cầu lưu trữ của bạn.

SATA 2 tốc độ bao nhiêu?

Phiên bản SATA 2.0 Kể từ phiên bản thứ hai của SATA đã được trang bị NCQ, tốc độ truyền tải tối đa là 3GB/s, được ra mắt vào tháng 4 năm 2004 và tương thích ngược với phiên bản SATA 1,5GB/s. SATA có 2 phiên bản khác là SATA 2.5 và 2.6 chủ yếu cải tiến đầu kết nối nhỏ như micro.

SATA 6GB S là gì?

Được giới thiệu vào năm 2003, SATA (Serial Advanced Technology Attachment – Công Nghệ Truyền Tải Nối Tiếp) là tiêu chuẩn mặc định cho nhiều ổ cứng xuất hiện trên cả desktop lẫn laptop. Ổ cứng SATA có tốc độ nhanh hơn chuẩn PATA (IDE) trước đó rất nhiều mà cụ thể là tỉ lệ giao diện lên đến 6 Gb/s với công suất 600 MB/s.