So sánh Luận cương chính trị tháng 10 1930 với Chính cương Sách lược vắn tắt được thông qua ngày 3 2

I. Giống nhau

Đều xác định tính chất của cách mạng trong giai đoạn trước mắt là tư sản dân quyền, sau đó bỏ qua giai đoạn TBCN, tiến thẳng lên XHCN và chủ nghĩa cộng sản

>> Xem thêm:

  • Nội dung và hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10/1930
  • Nội dung, ý nghĩa Cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng
  • Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến sự ra đời Đảng cộng sản Việt Nam

Đều xác định nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền là chống đế quốc, chống phong kiến, 2 nhiệm vụ này có mối quan hệ khăng khít với nhau

Đều xác định lãnh đạo là giai cấp công nhân thông qua Chính đảng tiên phong, cách mạng Việt Nam là 1 bộ phận, có quan hệ mật thiết, gắn bó với cách mạng thế giới.

II. Khác nhau

1. Tính chất xã hội

Cương lĩnh chính trị đầu tiên: xã hội Việt Nam là xã hội thuộc địa nửa phong kiến, bao gồm 2 mâu thuẫn, đó là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp xâm lược và mâu thuẫn giữa nhân dân lao động (chủ yếu là nông dân) với địa chủ phong kiến, trong đó, mâu thuẫn cơ bản nhất, gay gắt nhất là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp và bọn tay sai.

Luận cương chính trị 10/1930: Xã hội Đông Dương gồm 2 mâu thuẫn dân tộc và giai cấp, trong đó mâu thuẫn giai cấp là cơ bản nhất

2. Tính chất cách mạng.

-Cương lĩnh chính trị đầu tiên: cách mạng trải qua 2 giai đoạn: cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng thổ địa để tiến lên chũ nghĩa cộng sản. Hai giai đoạn kế tiếp nhau, không bức tường nào ngăn cách.

Luận cương chính trị 10/1930: cách mạng Đông Dương lúc đầu là cách mạng tư sản dân quyền, sau khi thắng lợi tiến thẳng lên XHCN không qua giai đoạn phát triển TBCN. Hoàn thành thắng lợi của giai đoạn này mới làm tiếp giai đoạn khác.

3. Kẻ thù cách mạng

-Cương lĩnh chính trị đầu tiên: Đế quốc Pháp, vua quan phong kiến và tư sản phản cách mạng. Cương lĩnh đã xác định rõ kẻ thù không phải toàn bộ là phong kiến và tư sản

Luận cương chính trị 10/1930: Đế quốc và phong kiến, luận cương không phân biệt rõ trong hàng ngũ giai cấp phong kiến còn có bộ phận tiến bộ, Luận cương cũng không đề cập đến bộ phận tư sản mại bản.

4. Nhiệm vụ cách mạng

-Cương lĩnh chính trị đầu tiên: Đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng, làm cho nước Việt Nam độc lập. Dựng lên chính phủ công nông binh, tổ chức ra quân đội công nông, tịch thu hết sản nghiệp của đế quốc, tịch thu ruộng đất, chia cho dân nghèo, tiến hành cải cách ruộng đất.

Luận cương chính trị 10/1930: Đánh đổ thế lực phong kiến, đánh đổ ách áp bức bóc lột tư bản, thực hành cách mạng thổ địa và đánh đổ đế quốc Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.

5. Vai trò lãnh đạo

-Cương lĩnh chính trị đầu tiên: Giai cấp công nhân thông qua đội tiên phong là Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Luận cương chính trị 10/1930: giai cấp vô sản với đội tiên phong là Đảng Cộng sản Đông Dương

6. Lực lượng cách mạng

-Cương lĩnh chính trị đầu tiên. Giai cấp công nhân, nông dân là động lực là gốc của cách mạng cần phải liên minh với giai cấp tiểu tư sản, tư sản dân tộc, trung và tiểu địa chủ.

Luận cương chính trị 10/1930. Chỉ gồm công nhân và nông dân, không đề cập tới các giai cấp khác.

III. Nhận xét

Về phương pháp cách mạng và mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và thế giới, cả Cương lĩnh chính trị đầu tiên và Luận cương chính trị 10/1930 đều xác định giống nhau.

Song hạn chế lớn nhất của Luận cương chính trị 10/1930 chưa vạch rõ được mâu thuẫn chủ yếu của 1 xã hội thuộc địa nên k nêu cao được vấn đề dân tộc lên hàng đầu mà nặng về vấn đề đấu tranh giai cấp, chưa xác định được mâu thuẫn dân tộc hay mâu thuẫn giai cấp là chủ yếu, kẻ thù nào là chủ yếu. Đánh giá k đúng khả năng cách mạng của giai cấp tiểu tư sản, trung và tiểu địa chủ. và khả năng liên minh với giai cấp tư sản dân tộc; không thấy được khả năng phân hóa và lôi kéo 1 bộ phận giai cấp địa chủ trong cách mạng giải phóng dân tộc.

Sự đúng đắn của Cương lĩnh chính trị đầu tiên thể hiện ở việc xác định đúng đắn mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, xác định đúng lực lượng và kẻ thù cách mạng, đây là 1 cương lĩnh cách giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo của Đảng đã soi đường chỉ lối cho cách mạng Việt Nam trong cuộc đấu tranh cho độc lập tự do.