So sánh in lụa và in chuyển nhiệt năm 2024

In lụa là phương pháp in truyền thống có từ lâu đời và được áp dụng rộng rãi cho nhiều sản phẩm. Bên cạnh đó in chuyển nhiệt cũng là một phương pháp được yêu thích nhờ tính tiện lợi và nhanh chóng.

Khi quyết định in logo và hình ảnh thương hiệu trên ô dù, một trong những câu hỏi quan trọng chính là nên chọn phương pháp in lụa hay in chuyển nhiệt. Để đưa ra quyết định đúng đắn nhất, chúng ta cần xem xét ưu điểm và nhược điểm, các yếu tố quan trọng như màu sắc, độ bền, chi phí… tất cả sẽ được phân tích trong bài viết dưới đây.

So sánh in lụa và in chuyển nhiệt năm 2024
In lụa và in chuyển nhiệt

Nội dung chính

Trong bài viết trước, chúng ta đã cùng tìm hiểu khái quát về 4 phương pháp in ấn lên ô dù, gồm có: in kỹ thuật số, in lụa, in chuyển nhiệt, khắc laser và thêu vi tính

Bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết này: Các phương pháp in ấn ô dù cầm tay

Trong bài viết này chúng ta sẽ tập trung nhiều hơn đến cách thực hện và ưu nhược điểm của hai loại hình chính, phổ biến nhất tại Việt Nam mà rất nhiều công ty quà tặng áp dụng. Vậy, nói một cách dễ hiểu hơn thì in lụa là gì?

IN LỤA tên tiếng Anh là Screen printing hay Silk screen printing

In lụa là một phương pháp in ấn truyền thống, sử dụng phổ biến tại Châu Âu và Mỹ từ những năm 1920 để tạo hoa văn trên bề mặt da, thủy tinh, sứ, bìa cứng. Sáng chế in màu bằng phương pháp in lụa được cho là của ông John Pilsworth người Mỹ.

Phương pháp này sử dụng lưới lụa để chuyển mực in lên bề mặt sản phẩm. Quá trình in lụa bắt đầu bằng việc tạo ra một khuôn in, trong đó lưới lụa được căng chặt trên khung gỗ hoặc khung kim loại. Chính vì vậy, phương pháp này còn được gọi là IN LƯỚI. Sau khi xong phần lưới lụa, mực in được đổ lên lưới và sử dụng dao gạt mực để đẩy mực qua lưới và chuyển lên sản phẩm cần in. Mực in được thấm qua các lỗ trên lưới và tạo ra hình ảnh mong muốn trên bề mặt sản phẩm.

Quà trình in lụa cần độ chính xác cao, do vậy thường cần kỹ thuật viên có kinh nghiệm và tay nghề tốt. Ngày nay một số loại máy in lưới công nghiệp được thiết kế kiện đại và tiện lợi

Phương pháp in lụa cho phép sử dụng nhiều màu sắc và có độ chính xác cao, đồng đều, màu lên mịn và đẹp giúp tạo ra những hình ảnh và logo chất lượng và thẩm mỹ trên các sản phẩm quảng cáo, áo thun, balo, túi xách, và nhiều sản phẩm khác.

So sánh in lụa và in chuyển nhiệt năm 2024
Máy in lụa công nghiệp

Quy trình in lụa gồm những công đoạn nào?

Quy trình kỹ thuật in lụa bao gồm các công đoạn chính như sau:

  • Làm khuôn in

Đây là công đoạn tạo ra khuôn in, hay còn gọi là khuôn lưới, để sử dụng trong quá trình in. Khuôn in được làm bằng cách căng lụa (thường là lụa silk) lên khung và áp dụng phương pháp chụp ánh sáng hoặc in đen trắng để tạo ra mẫu in trên lụa. Độ mịn của lưới, tỷ lệ đường kính sợi lưới và chiều rộng mắt lưới là những chỉ số quan trọng để đảm bảo chất lượng in tốt nhất. Chính vì vậy, chi phí cho việc chế tác khuôn in lụa khá cao.

  • Chế tạo bàn in và dao gạt

Bàn in là bề mặt được sử dụng để đặt sản phẩm cần in và đặt khuôn in lên. Nó phải được làm phẳng và chắc chắn để đảm bảo quá trình in đạt được độ chính xác. Dao gạt là công cụ được sử dụng để đẩy, phết mực màu qua lưới in, chuyển mực lên sản phẩm cần in.

  • Pha chế chất tạo màu, hồ in

Trước khi in, cần pha chế chất tạo màu và hồ in theo tỷ lệ phù hợp. Chất tạo màu được sử dụng để tạo ra màu sắc mong muốn cho mẫu in, hồ in được sử dụng để điều chỉnh độ đặc và độ bóng của mực in.

So sánh in lụa và in chuyển nhiệt năm 2024
in lụa- phương pháp in logo trên dù nhanh và rẻ

  • In

Sau khi chuẩn bị đầy đủ, quá trình in được tiến hành. Lụa in được đặt trên khuôn in, mực in được đổ lên và dao gạt được sử dụng để đẩy mực qua lưới in. Sản phẩm được in được đặt trên bàn in và đảm bảo áp lực và chính xác để tạo ra kết quả in mong muốn.

Quy trình này được thực hiện một cách cẩn thận và kỹ lưỡng để đảm bảo chất lượng và độ chính xác của quá trình in lụa. Chính vì vậy nó đòi hỏi kinh nghiệm tay nghề của kỹ thuật viên thực hiện các thao tác một cách đều đặt và nhuần nhuyễn.

Ưu điểm của phương pháp in lụa

  • Màu sắc mịn và đồng nhất

Công nghệ in lụa cho phép in với nhiều màu sắc khác nhau, tạo ra hình ảnh và thiết kế đa dạng trên nhiều bề mặt khác nhau, màu lên đồng đều và mịn màng

  • Chi phí in thấp và tốc độ nhanh nếu in số lượng nhiều

In lụa trên gốm sứ thường có chi phí in thấp và có thể được thực hiện với tốc độ nhanh, đặc biệt khi in với số lượng lớn. Hầu hết chi phí in lụa nằm ở chi phí làm lưới in, sau khi bỏ đi chi phí làm lưới in thì các chi phí khác chiếm rất ít nên in nhiều thì giá sẽ rẻ hơn các phương pháp khác.

  • Khả năng tẩy xóa lỗi

Nếu có lỗi trong quá trình in, in lụa cho phép tẩy xóa và sửa chữa để tạo ra sản phẩm in hoàn thiện. Điều này giúp giảm thiểu sự hao hụt trong sản phẩm. Nhất là in trên các bề mặt không thấm nước như gốm sứ, kim loại, thủy tinh, nhựa… Tuy nhiên nó cũng chỉ mang tính tương đối, một số sản phẩm sau khi đã lên mực thì không thể tẩy xóa, chẳng hạn như áo thun hay ô dù

  • In được trên nhiều sản phẩm khác nhau

Công nghệ in lụa trên gốm sứ có thể được áp dụng trên nhiều loại sản phẩm khác nhau như áo thun, vải, túi xách, balo, thiệp cưới, ly, tách sứ, thủy tinh, bình và nhiều hơn nữa.

Bên cạnh đó, Ô dù in logo thương hiệu thường tiếp xúc với nước mưa hay môi trường khắc nghiệt, phương pháp in lụa là lựa chọn tốt. In lụa thường có độ bền và khả năng chống mờ phai tốt hơn khi tiếp xúc với nắng mưa

  • In được trên các bề mặt cong

In lụa không chỉ ứng dụng trong in logo thương hiệu lên ô dù cầm tay, áo thun, giấy là những bề mặt phẳng. Phương pháp này có thể in trên các bề mặt gốm sứ có độ cong, lồi lõm, độ dày và mỏng khác nhau, không giới hạn bởi kích thước và hình dạng của sản phẩm.

Nhược điểm của công nghệ in lụa

  • Cần in số lượng nhiều: vì chi phí lưới in khác cao nên cần in số lượng nhiều để chia đều chi phí này và hạ giá thành in trên mỗi sản phẩm, do vậy các xưởng in lưới thường nhận đơn với số lượng tối thiểu là vài trăm hoặc một hai ngàn mẫu trở lên.
  • Hạn chế số lượng màu in: Phương pháp in lụa trên gốm sứ thường giới hạn trong việc in tối đa khoảng 3 màu trên mỗi sản phẩm. Điều này có thể hạn chế tính sáng tạo và đa dạng của thiết kế.
  • Hạn chế diện tích in: Phương pháp này sử dụng khung lưới do vậy phần in sẽ chỉ nằm gọn trong chu vi của lưới in
  • Thời gian in lâu: In lụa thường yêu cầu thời gian thiết lập khuôn lụa và quá trình in phức tạp hơn so với in chuyển nhiệt. Nếu cần in hàng loạt ô dù trong một khoảng thời gian ngắn và gấp gáp thì nó không phải là lựa chọn tốt.

Mặc dù in lụa có độ bền tốt, nhưng sau một thời gian dài sử dụng và tiếp xúc với môi trường và sử dụng hàng ngày, màu sắc có thể bị phai đi.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các ưu và nhược điểm này có thể thay đổi tùy thuộc vào quy trình in lụa cụ thể, vật liệu và công nghệ in được sử dụng. Nhất là khi các loại máy in lưới in lụa ngày nay được cải tiến với nhiều công năng hiện đại.

Nơi in logo lên ô dù cầm bằng phương pháp in lụa/ in lưới tại TP HCM:

CTY TNHH Ô DÙ QUẢNG CÁO MIỀN NAM Địa chỉ: 99/22 Nguyễn Hữu Dật, Q.Tân Phú, TP HCM Hotline: 0938 600 769‬

IN CHUYỂN NHIỆT LÀ GÌ?

In chuyển nhiệt tên tiếng Anh là “Heat transfer printing”

Quy trình in chuyển nhiệt diễn ra như thế nào?

Các thiết bị và vật tư cần thiết cho quá trình in nhiệt gồm có: Máy tính, máy in phun màu mực chuyển nhiệt chuyên dụng (chất lượng thành phẩm in có đẹp hàng không phần lớn nằm ở chất lượng máy in màu này), mực in chuyển nhiệt dùng theo máy in, mực in sẽ tùy thuộc vào bề mặt bạn dự định in là gì, chẳng hạn như mực in cho bề mặt gốm sứ sẽ khác với mực in cho vải may ô dù. Ngoài ra cần thêm giấy in chuyển nhiệt và máy ép nhiệt.

Giấy in nhiệt có nhiều loại: Loại giấy in sử dụng in chuyển nhiệt lên ly sứ, dĩa sứ, gỗ, gạch men, pha lê, thủy tinh…; Loại giấy in sử dụng in trên các vải màu lợt như màu hồng nhạt, màu vàng nhạt, màu xanh lam…; Loại giấy in sử dụng in trên loại vải màu đậm như màu đen, màu đỏ, màu xanh…

Máy ép nhiệt, có nhiều loại: máy ép nhiệt phẳng, máy ép nhiệt trên cốc… Tùy từng vào loại kích thước, bề mặt vật in mà bạn cần lựa chọn máy ép nhiệt sao cho phù hợp nhất.

In logo thương hiệu trên ô dù cầm tay thường dùng máy ép dạng mặt phẳng.

Để hiểu rõ về phương pháp này, chúng ta hay lấy ví vụ cụ thể trong quá trình in logo hình ảnh lên tán ô dù cầm tay bằng công nghệ in nhiệt (Heat transfer printing), các bước diễn ra như sau:

  • Chuyển hình ảnh/ logo cần in thành file in nhiệt

Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị hình ảnh hoặc logo mà bạn muốn in lên tán dù. Hình ảnh này có thể được thiết kế trên máy tính hoặc sử dụng các dịch vụ thiết kế đồ họa.

Hình ảnh được chuyển đổi thành một file in nhiệt hoặc một hình ảnh đặc biệt để được sử dụng trong quá trình in nhiệt. File in nhiệt này sẽ có các thành phần màu sắc và hình ảnh được phân tách để sử dụng trong quá trình in.

In bản thiết kế hoặc hình ảnh lên giấy in nhiệt đặc biệt. Để đảm bảo màu sắc và hình ảnh chính xác, thường sử dụng kiểu in dạng mirror (in ngược) để khi ép nhiệt lên vải, hình ảnh sẽ được chuyển đúng hướng

So sánh in lụa và in chuyển nhiệt năm 2024
Dù cầm tay mini

  • Chuẩn bị tán dù

Tán dù (vải dù) được chuẩn bị sẵn để in. Nó có thể là tán dù trắng hoặc có màu sẵn.

  • In nhiệt

Quá trình in nhiệt bao gồm việc truyền chuyển hình ảnh từ file in nhiệt lên bề mặt tán dù. Máy in nhiệt tăng nhiệt độ đến mức phù hơp và ép tạo lực lực để kết hợp mực in từ film in nhiệt vào tán dù.

Giấy in chuyển nhiệt (film in) đã in hình ảnh được đặt lên vải cần in. Sử dụng máy ép nhiệt ở nhiệt độ và thời gian phù hợp với từng loại vải. Áp dụng áp lực và nhiệt độ, giấy in nhiệt sẽ liên kết với sợi vải, chuyển mực in từ giấy sang vải. Khi tiếp xúc với nhiệt độ, mực in sẽ bốc hơi và chuyển dịch lên sợi vải, tạo nên hình ảnh in trên vải. Nhiệt độ và áp lực được điều chỉnh để đảm bảo mực in nhiệt chuyển dịch hoàn toàn và bám chặt lên bề mặt tán dù.

  • Hoàn thiện và làm lạnh

Sau khi quá trình in nhiệt hoàn thành, tán dù được làm lạnh để mực in nhiệt đông lại và bám chặt. Quá trình làm lạnh có thể được thực hiện bằng các phương pháp như làm lạnh không khí hoặc làm lạnh bằng nước.

Quá trình in nhiệt (Heat transfer printing) giúp tạo ra các hình ảnh sắc nét, màu sắc tươi sáng và bền vững trên bề mặt tán dù. Nó cung cấp sự linh hoạt trong việc in các thiết kế phức tạp và chi tiết lên tán dù.

Cả quá trình in và hoàn thiện chỉ diễn ra trong vài phút. Do vậy, phương pháp này còn gọi là in nhanh. Và có thể in với số lượng ít, cần gấp, in để phục vụ cho việc duyệt mẫu thiết kế…

Ưu điểm của phương pháp in nhiệt

Ưu điểm của in chuyển nhiệt bao gồm:

  • Màu sắc đa dạng

In chuyển nhiệt cho phép sử dụng nhiều màu sắc và tạo các màu gradient, giúp tạo ra hình ảnh đa dạng và sắc nét, cho phép màu sắc và chi tiết của thiết kế được thể hiện một cách chính xác, không bị hạn chế về hình ảnh, văn bản hay màu sắc.

  • Độ bền màu cao: Hình ảnh in chuyển nhiệt có độ bền màu tốt, kháng nước và chịu được môi trường bên ngoài, không bị phai màu sau thời gian sử dụng.
  • Sử dụng trên nhiều chất liệu: vải, gỗ, kim loại, nhựa, da và nhiều vật liệu khác…
  • Quá trình in đơn giản và nhanh chóng: In chuyển nhiệt có quy trình đơn giản và thực hiện nhanh chóng
  • In số lượng nhỏ: Phương pháp in chuyển nhiệt thích hợp cho việc in số lượng nhỏ sản phẩm với chi phí phù hợp, giúp tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu nhất là khi cần hàng gấp hay cần làm sản phẩm mẫu. Nói như vậy không có nghĩa là chỉ sản xuất số lượng ít, in nhiệt có thể in hàng loạt sản phẩm liên tục và không bị giới hạn về số lượng.
  • Không giới hạn diện tích in: In chuyển nhiệt không giới hạn diện tích in, cho phép in trên các sản phẩm có kích thước lớn hoặc nhỏ, in được trên khổ rộng

Những ưu điểm trên làm cho in chuyển nhiệt trở thành một bước đột phá lớn trong ngành in quảng cáo. Nó là phương pháp in ấn phổ biến và đáng tin cậy trong nhiều lĩnh vực như quảng cáo, thời trang, may mặc, quần áo thể thao, sản phẩm trang trí và nhiều ứng dụng khác.

So sánh in lụa và in chuyển nhiệt năm 2024
In hình ảnh lên cốc sứ bằng in chuyển nhiệt

Nhược điểm của in chuyển nhiệt

  • Chi phí cao: In chuyển nhiệt đòi hỏi sự đầu tư lớn cho trang thiết bị và máy móc, vật tư sử dụng, nhất là mực in nhiệt khá là đắt đỏ. Điều này làm cho chi phí trên mỗi lần in là khá cao so với các phương pháp khác
  • Khả năng tẩy xóa sau khi in hạn chế: Khi sản phẩm in chuyển nhiệt đã hoàn thành, không thể tẩy xóa hoặc chỉnh sửa hình ảnh in. Điều này có thể gây lãng phí khi sản phẩm bị lỗi hoặc không đạt yêu cầu. Do vậy các thao tác cần chính xác, và khi tính chi phí cũng cần dự trù khoản khấu hao cho sản phẩm lỗi.
  • Độ bền màu tùy thuộc vào nhiều yếu tố như loại mực in phù hợp, công nghệ in lỗi thời, thao tác không đúng kỹ thuật. Bạn có thường bắt gặp những bộ ấm trà gốm sứ hay thủy tinh được in logo cực kỳ bền, nhưng cũng có những chiếc ly sứ nhanh chóng bị may màu hình ảnh logo chỉ sau vài lần sử dụng. Đó chính là do loại mực in và công nghệ in chất lượng tốt hay rẻ tiền.
  • Hạn chế đối với một số chất liệu: In chuyển nhiệt không phù hợp với tất cả các chất liệu. Một số chất liệu đòi hỏi nhiệt độ ép không phù hợp hoặc không thể in được bằng phương pháp này vì bản thân nó sẽ bị biến dạng khi gặp nhiệt độ cao.

Nơi in logo lên ô dù cầm bằng phương pháp in chuyển nhiệt tại TP HCM:

CTY TNHH Ô DÙ QUẢNG CÁO MIỀN NAM Địa chỉ: 99/22 Nguyễn Hữu Dật, Q.Tân Phú, TP HCM Hotline: 0938 600 769

So sánh in lụa và in chuyển nhiệt năm 2024
Dù cầm tay đen cỡ lớn che mưa nắng

Nên chọn in lụa hay in chuyển nhiệt cho ô dù in logo thương hiệu?

Cả hai phương pháp in lụa và in chuyển nhiệt đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. In lụa có thể có chi phí rất rẻ khi in số lượng nhiều, và chúng bắt buộc phải in với số lượng nhiều cho mỗi lần in; chất lượng màu sắc đồng đều, có thể tẩy xóa và sửa chữa khi gặp lỗi nhỏ. Trong khi đó in chuyển nhiệt có mức giá ổn định ngay cả khi in số lượng ít hay nhiều. Tuy nhiên, in chuyển nhiệt linh hoạt hơn trong việc in các thiết kế phức tạp, khả năng in nhanh…

Phương pháp in logo Ưu điểm Nhược điểm In lụa – Màu sắc đa dạng, mịn và chuẩn màu – Giới hạn màu sắc 1,2,3 màu – Độ bền màu tốt – Không thể in màu gradient – Chi phí thấp cho số lượng lớn – Quy trình in phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật cao – Sử dụng được trên nhiều chất liệu – Cần in với số lượng nhiều – Khả năng in trên bề mặt không phẳng – Thời gian có thể lâu, từ 1 ~ 2 tuần – Chịu nước và bền màu tươi đối tốt In chuyển nhiệt – Tái hiện chi tiết và màu sắc đa dạng – Độ bền màu có thể bị phai sau thời gian dài – In được màu gradient – Giá cao hơn nhiều nếu so sánh với in lụa – In với chi phí phù hợp cho số lượng nhỏ – – Quy trình in đơn giản và nhanh chóng, có thể lấy ngay – Sử dụng trên các chất liệu đa dạng – Khả năng in trên bề mặt không phẳng

Với những phân tích về ưu điểm và nhược điểm ở trên, cách tốt nhất cho ô dù in logo thương hiệu của bạn sẽ còn phụ thuộc vào yêu cầu cụ thể của dự án, thời gian đáp ứng, số lượng sản phẩm và yêu cầu về chất lượng cũng như màu sắc và các chi tiết cần thể hiện trên tán của ô dù

Hi vọng bài viết này giúp bạn có cái nhìn tổng quan về hai hình thức in logo phổ biến hiện nay tại tp HCM và Việt Nam. Nếu có thêm câu hỏi nào, hãy liên hệ CTY Sản Xuất Ô Dù Miền Nam để được tư vấn và giải đáp nhé.

In nhiệt khác in decal như thế nào?

Về cơ bản thì công dụng của in decal in nhiệt và in decal bình thường đều giống nhau. Khác biệt đến từ việc decal nhiệt sẽ được sử dụng chính trong việc in lên bề mặt vải, trong khi decal thông thường sẽ dùng để in trên nhiều bề mặt chất liệu khác. Khác biệt lớn nhất có lẽ nằm ở mực in và lớp keo của decal in nhiệt.

In lụa khắc in decal như thế nào?

Decal là chất liệu in ấn nổi tiếng với thiết kế có sẵn lớp keo ở mặt sau để dễ dàng dán lên nhiều mặt phẳng khác nhau. In lụa là công nghệ xuất hiện lâu đời, mang tính thủ công, truyền thống, khác với các công nghệ in hiện đại như kỹ thuật số hay in UV.

In chuyển nhiệt trên vải là gì?

In chuyển nhiệt trên vải là một kỹ thuật in cao cấp mà khi in người ta buộc phải sử dụng loại mực in chuyển nhiệt, mực này sẽ được in lên giấy chuyển nhiệt trước, sau đó mới ép giấy in chuyển nhiệt lên vị trí trên chiếc áo cần in và sử dụng một chiếc máy ép nhiệt để chuyển những hình ảnh từ giấy ra bám chặt vào chiếc ...

In ảnh nhiệt là gì?

In chuyển nhiệt là một công nghệ in kỹ thuật số bằng phương pháp sử dụng công nghệ làm nóng lớp phủ ribbon để nó dính vào vật liệu cần in. Công nghệ này thường thể hiện tính ưu việt bởi nó cho ra hình ảnh có màu sắc đa dạng, bền màu.