So sánh hình ảnh trăng trong Đồng chí và Ánh trăng

So sánh hình tượng “trăng” trong “Đồng chí” (Chính Hữu) và “Ánh Trăng” (Nguyễn Duy)

1. Giới thiệu chung:

- Chính Hữu và bài thơ "Đồng chí":

+ Chính Hữu là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp. Thơ ông mang cảm xúc chân thành, mãnh liệt, ngôn ngữ giàu hình ảnh, giọng điệu phong phú.

+ Bài thơ“Đồng chí”được sáng tác vào mùa xuân năm 1948, được in trong tập“Đầu súng trăng treo”và là một trong những thi phẩm thành công nhất của Chính Hữu, tiêu biểu cho thơ ca kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954).

- Nguyễn Duy và bài thơ "Ánh trăng":

+ Nguyễn Duy là một nhà thơ quân đội, đã được giải nhất cuộc thi thơ của báo Văn Nghệ 1972 – 1973, một gương mặt tiêu biểu cho lớp nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước.

+ Bài thơ "Ánh trăng"nằm trong tập thơ cùng tên - tập thơ được tặng giải A của Hội Nhà Văn Việt Nam năm 1984. Tác phẩm cóý nghĩa triết lý sâu sắc, là lời nhắc nhở về lối sống nghĩa tình, thủy chung với quá khứ gian lao, với thiên nhiên, đất nước và đồng đội.

- Trong cả hai bài đều có hình ảnh trăng nhưng mỗi bài lại có những sáng tạo đặc sắc riêng.

2. Phân tích, so sánh làm sáng tỏ vấn đề:

a/ Điểm giống nhau:

- Trong cả hai bài, trăng đều là hình ảnh thiên nhiên đẹp, trong sáng, bay bổng, lãng mạn.

- Đều là người bạn tri kỉ với con người trong chiến đấu và trong sinh hoạt hàng ngày.

b/ Điểm khác nhau:

* Trăng trong bài thơĐồng chícủa Chính Hữu:

- Được đặt trong thời gian, không gian: rừng đêm hoang vu, lạnh lẽo. Trăng xuất hiện trong giờ khắc trước một trận chiến đấu mà mất mát, hi sinh là những điều không thể tránh khỏi.

-"Đầu súng trăng treo": Hình ảnh trăng treo trên đầu súng vừa có ý nghĩa tả thực, vừa có tính biểu trưng của tình đồng đội và tâm hồn bay bổng lãng mạn của người chiến sĩ. Phút giây xuất thần ấy làm tâm hồn người lính lạc quan thêm tin tưởng vào cuộc chiến đấu và mơ ước đến tương lai hoà bình.

=> Ý nghĩa:

- Trăng là biểu tượng đẹp của tình đồng chí gắn bó, keo sơn trong cuộc chiến đấu gian khổ ở giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

- Trăng là hình tượng hiện thực và lãng mạn, là biểu tượng cho cuộc sống hòa bình, là hình ảnh của quê hương đất nước.

- Trăng còn là vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ lạc quan, lãng mạn.

* Trăng trong bài thơÁnh trăngcủa Nguyễn Duy:

- Trăng trong quá khứ:

“Hồi chiến tranh ở rừng

Vầng trăng thành tri kỉ

...

Ngỡ không bao giờ quên

Cái vầng trăng tình nghĩa”

Trăng khi đó là ánh sáng trong đêm tối chiến tranh, là niềm vui bầu bạn của người lính trong gian lao của cuộc kháng chiến - vầng trăng tri kỉ. Nhân vật trữ tình gắn bó với trăng trong những năm dài kháng chiến. Trăng vẫn thuỷ chung, tình nghĩa.

- Ánh Trăng hiện lên đáng giá biết bao, cao thượng vị tha biết chừng nào:

“Trăng cứ tròn vành vạnh

...

Đủ cho ta giật mình”

Trăng tròn vành vạnh là hiện diện cho quá khứ đẹp đẽ không thể phai mờ. Ánh trăng chính là người bạn nghĩa tình mà nghiêm khắc nhắc nhở nhà thơ và cả mỗi chúng ta: con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt.

3. Đánh giá chung:

- Với sự sáng tạo tài tình của các nhà thơ, hình ảnh trăng trong hai tác phẩm thật sự là những hình ảnh đẹp, để lại trong lòng độc giả những cảm xúc dạt dào, sâu lắng.

So sánh hình ảnh Trăng trong các bài thơ Đồng chí, Đoàn thuyền đánh cá, Ánh trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.16 KB, 2 trang )

So sánh hình ảnh “Trăng trong các bài thơ “Đồng chí”, “Đoàn thuyền đánh
cá”, “Ánh trăng”.
Gợi ý: * Giống:
Trăng trong cả ba bài thơ đều là hình ảnh thiên nhiên đẹp, trong sáng, người bạn
tri kỷ của con người trong cuộc sống lao động và chiến đấu, trong sinh hoạt hàng
ngày.
* Khác:
- Trăng trong “Đồng chí” là biểu tượng của tình đồng chí, gắn bó keo sơn trong
cuộc sống chiến đấu gián khổ thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp, biểu tượng của
hiện thực và lãng mạn, trở thành nhan đề của cả tập thơ “Đầu súng trăng treo”.
- Trăng trong “Đoàn thuyền đánh cá” là cánh buồm chuyên chở và nâng niềm
vui hào hứng trong lao động làm chủ tập thể của những ngư dân đi đánh cá đêm, vẽ
nên bức tranh sơn mài biển vàng biển bạc.


Thuyền ta lái gió với buồm trăng
“Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé
Đêm thở sao lùa nước Hạ Long”
- Trăng trong “Ánh trăng” là vầng trăng tròn vành vạnh, im phăng phắc đột ngột
ùa vào phòng buyn-đinh tối om trong đêm hoà bình mất điện ở thành phố Hồ Chí
Minh đã khiến nhà thơ giật mình, ân hận, day dứt về suy nghĩ và cách sống hiện tại
của mình. Ánh trăng là biểu tượng của thiên nhiên hồn nhiên, tươi mát, cho vẻ đẹp


vĩnh hằng của cuộc sống, cho quá khứ tròn đầy, bất diệt và cho tấm lòng bao dung
độ lượng của đất nước, của nhân dân. Trăng như người bạn thân nhắc nhở, thức
tỉnh lương tâm của tác giả không được vô ơn với quá khứ, với đồng đội đã hy sinh


với thiên nhiên nhân hậu và bao dung.



Video liên quan

Chủ đề