So sánh hiệu quả cụm công nghiệp

​Theo ông Nguyễn Thanh Liêm, Phó Trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Tiền Giang, trong năm 2021, các doanh nghiệp đang đầu tư làm ăn trong các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang phấn đấu đạt giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) 70.000 tỷ đồng, tăng 7% so với năm trước; trong đó doanh thu doanh nghiệp FDI đạt 2,90 tỷ USD, tăng 7% và doanh thu doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước đạt 13.000 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2020; kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt 2,7 tỷ USD, tăng 7% so năm 2020.

Theo ông Nguyễn Thanh Liêm, Phó Trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Tiền Giang, trong năm 2021, các doanh nghiệp đang đầu tư làm ăn trong các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang phấn đấu đạt giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) 70.000 tỷ đồng, tăng 7% so với năm trước; trong đó doanh thu doanh nghiệp FDI đạt 2,90 tỷ USD, tăng 7% và doanh thu doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước đạt 13.000 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2020; kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt 2,7 tỷ USD, tăng 7% so năm 2020.

Nhằm đạt mục tiêu trên, bên cạnh nỗ lực của các đơn vị, tỉnh cũng tích cực triển khai những biện pháp cấp bách hỗ trợ các doanh nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm và ổn định cuộc sống cho công nhân lao động, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Tiền Giang phối hợp chặt chẽ cùng các sở, ngành hữu quan thường xuyên theo dõi, nắm tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, ghi nhận những khó khăn, vướng mắc doanh nghiệp gặp phải trong quá trình sản xuất - kinh doanh để kịp thời có giải pháp tháo gỡ, tạo điều kiện để các đơn vị yên tâm ổn định sản xuất, thực hiện tốt các hợp đồng với khách hàng, đưa sản phẩm hàng hóa tham gia thị trường xuất khẩu.

Với sự tham mưu của Ban Quản lý các khu công nghiệp, Ủy ban nhân dân tỉnh cũng sẽ tổ chức tốt các buổi đối thoại doanh nghiệp trên tinh thần chung tay tháo gỡ khó khăn, đồng hành cùng doanh nghiệp và tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp đầu tư làm ăn và phát triển bền vững trong các khu, cụm công nghiệp theo quy định. Mặt khác, tỉnh tiếp tục thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính và áp dụng quản lý chất lượng phiên bản ISO 9001:2015; khuyến khích doanh nghiệp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức hợp lý hóa sản xuất - kinh doanh, thực hiện tốt các đơn hàng và đẩy mạnh xuất khẩu, tăng kim ngạch.

Đối với các doanh nghiệp có nhu cầu, Ban Quản lý các khu công nghiệp phối hợp cùng Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cùng các đơn vị liên quan hỗ trợ tuyển dụng lao động và đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nâng chất lượng nguồn lao động phục vụ doanh nghiệp thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Ngoài ra, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Tiền Giang khuyến khích các doanh nghiệp đang hoạt động trong các khu, cụm công nghiệp chủ động khắc phục khó khăn, tận dụng các thời cơ phát triển trong năm 2021 để đưa hoạt động sản xuất, kinh doanh ổn định và bền vững. Trong đó, chú trọng đầu tư kiện toàn trang thiết bị phục vụ sản xuất, xúc tiến thương mại cho sản phẩm hàng hóa chủ lực, tìm kiếm thêm đối tác khách hàng để ký các hợp đồng sản xuất mới, nâng chất lượng sản phẩm tham gia thị trường xuất khẩu…

Tỉnh hiện có 04 khu công nghiệp và 05 cụm công nghiệp đang hoạt động, thu hút 187 dự án đầu tư, trong đó riêng các khu công nghiệp có 108 dự án và cụm công nghiệp có 79 dự án đầu tư. Hoạt động của các doanh nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp tại tỉnh Tiền Giang đã thu hút trên 103.000 lao động.

Theo đánh giá của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Tiền Giang, trong năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 cùng những khó khăn khách quan, tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn sụt giảm mạnh. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (theo giá so sánh 2010) chỉ đạt trên 65.827 tỷ đồng, đạt 93,37% chỉ tiêu cả năm; kim ngạch xuất khẩu trên 2,55 tỷ USD, đạt 96,24% chỉ tiêu cả năm.

Với mục tiêu phát triển các khu, cụm công nghiệp nhằm thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp đạt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra (tăng trưởng bình quân trên 10%/năm), góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong GRDP, giải quyết việc làm cho người dân trong vùng dự án, tạo thêm nguồn thu ổn định cho ngân sách địa phương; đồng thời khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương, đảm bảo phát triển nhanh bền vững và bảo vệ môi trường; Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai đã ban hành kế hoạch số 358/KH-UBND về phát triển khu, cụm công nghiệp trên địa bàn Lào Cai đến năm 2030, trong đó đã phân tích rõ thực trạng các khu, cụm công nghiệp tỉnh Lào Cai và xây dựng kế hoạch triển khai, phân kỳ đầu tư các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2030.

1. Thực trạng các khu, cụm công nghiệp tỉnh Lào Cai

1.1. Thực trạng các khu công nghiệp

Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã đầu tư xây dựng được 03 khu công nghiệp với kết cấu hạ tầng kỹ thuật tương đối đồng bộ (Khu công nghiệp Đông Phố Mới, khu công nghiệp Tằng Loỏng và khu công nghiệp Bắc Duyên Hải) với tổng diện tích theo quy hoạch là 1.285 ha, trong đó đất công nghiệp: 868,68 ha. Đến ngày 31/12/2021 đã cho thuê được 661,94 ha, tỷ lệ lấp đầy là 76,2% đất công nghiệp, thu hút 161 dự án vào đầu tư, sản xuất kinh doanh (138 dự án đưa vào hoạt động và 23 dự án đang đầu tư xây dựng) với tổng vốn đăng ký là 25.637 tỷ đồng. Giá trị sản xuất công nghiệp trong các khu công nghiệp (theo giá so sánh 2010) năm 2021 là 23.903 tỷ đồng, chiếm 58% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh; thu nộp ngân sách năm 2021 đạt 1.037 tỷ đồng, chiếm 32,49% tổng thu ngân sách lĩnh vực công nghiệp toàn tỉnh; tạo việc làm ổn định cho 7.391 lao động với thu nhập bình quân 7,5 triệu đồng/người/tháng. Đánh giá quá trình hình thành, phát triển các khu công nghiệp trong thời gian qua có những mặt được và những tồn tại, hạn chế sau:

1.1.1. Ưu điểm

- Các khu công nghiệp của tỉnh Lào Cai đã thu hút được nhiều dự án lớn đến đầu tư, giá trị sản xuất công nghiệp trong các khu công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn (trên 60% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tình), thu hút và tạo việc làm cho trên 7 nghìn lao động với thu nhập ổn định trên 7 triệu đồng/người/tháng (trong đó trên 95% là lao động địa phương); thu nộp ngân sách gần 1.000 tỷ đồng/năm.

- Hoạt động đầu tư xây dựng và sản xuất kinh doanh trong các khu công nghiệp được quản lý và đi vào hoạt động ổn định.

- Các doanh nghiệp trong khu công nghiệp đã thực hiện tương đối tốt các quy định của Nhà nước; công tác quản lý môi trường, hạn chế tối đa ảnh hưởng.

1.1.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

(1) Hiệu quả hoạt động của các KCN thấp so với một số tỉnh trong khu vực (Phú thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang và Thái Nguyên), cụ thể:

- Giá trị sản xuất công nghiệp/1ha đất công nghiệp là 33,16 tỷ đồng, chỉ bằng 50% so với Phú Thọ, Vĩnh Phúc và chỉ bằng 30% so với Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên.

- Nộp nghĩa vụ ngân sách thấp: 1,25 tỷ đồng/1ha đất công nghiệp, bằng 21,67% so với bình quân của 5 tỉnh nêu trên (trong đó: KCN Bắc Duyên Hải: 0,97 tỷ đồng/1ha, KCN Đông Phố Mới: 0,53 tỷ đồng/ha và KCN Tằng Loỏng: 1,35 tỷ đồng/1 ha).

- Thu nhập bình quân của người lao động cơ bản ngang bằng với khu vực. Tuy nhiên tính chất và cường độ lao động của lao động Lào Cai cao hơn (chủ yếu là làm việc trong môi trường công nghiệp nặng).

* Nguyên nhân:

- Chính sách ưu đãi về chính sách thuế, miễn giảm tiền thuê đất... cho các dự án trong các KCN quá dài (miễn 9 năm đầu và giảm 50% cho 5 năm tiếp theo), dẫn đến các chủ đầu tư không tích cực triển khai, một số chủ đầu tư đăng ký chiếm chỗ chờ chuyển nhượng để hưởng lợi. Nhiều dự án đã chậm tiến độ nhiều năm nhưng đến nay việc thu hồi, chấm dứt hoạt động chưa thực hiện được do vướng mắc nhiều về cơ chế, chính sách.

- Công nghệ, máy móc thiết bị chủ yếu ở mức trung bình và dưới trung bình, năng suất lao động thấp, sản phẩm chủ yếu ở dạng thô giá trị gia tăng thấp.

- Nhiều dự án đến nay không đầu tư đầy đủ các hạng mục theo Giấy CNĐT, hoạt động sản xuất, chế biến, chế tạo rất hạn chế, đặc biệt tại KCN Bắc Duyên Hải, Đông Phố Mới (chủ yếu còn hoạt động về lĩnh vực dịch vụ kho, bãi);

(2) Nguy cơ ô nhiễm môi trường trong các KCN khá cao. Trong thời gian qua đã xảy ra một số sự cố môi trường như: Rò rỉ Amoniac, vỡ đập hồ thải tại Nhà máy DAP số 2; chàn Axít Sunphuaric trong quá trình vận chuyển, nước thải chưa qua xử lý đổ thải ra khu vực canh tác của người dân, cháy nổ...

* Nguyên nhân:

- Sản xuất trong KCN Tằng Loỏng là công nghiệp hóa chất, phân bón có lượng chất thải lớn (gồm cả thải khí, rắn, nước) hàm chứa các yếu tố gây ô nhiễm môi trường cao.

- Công tác quản lý môi trường trong các KCN còn hạn chế, Cơ quan quản lý chưa đầu tư được các trạm quan trắc môi trường để đối chứng với dữ liệu quan trắc của các nhà máy; thiết bị quan trắc, giám sát môi trường của các đơn vị đầu tư không đồng bộ về chủng loại, do đó việc tích hợp, chuyền dẫn về trung tâm quản lý gặp nhiều sự cố...

- Các KCN của Lào Cai gần như chưa có hàng rào cứng và nằm đan xen với khu dân cư với mật độ khá cao.

(3) Các công trình phục vụ đời sống công nhân, người lao động chưa được quan tâm đầu tư như nhà ở công nhân, công trình văn hóa, thể thao, y tế.

* Nguyên nhân:

- Trong quy hoạch các KCN chưa quan tâm đến việc quy hoạch đất để đầu tư các hạng mục phục vụ người lao động.

- Các doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến đầu tư các công trình phúc lợi, nhà ở công nhân do năng lực tài chính hạn chế.

1.2. Hiện trạng các cụm công nghiệp

Theo Quy hoạch, đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh quy hoạch 18 CCN với tổng diện tích là 231,81 ha (Quyết định số 5340/QĐ-UBND ngày 29/11/2017 của UBND tỉnh Lào Cai, về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tỉnh Lào Cai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025). Đến nay 03/18 CCN đã đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và đưa vào hoạt động (CCN Đông Phố Mới, CCN Bắc Duyên Hải và CCN Sơn Mãn - TP Lào Cai), 02/18 CCN đang được đầu tư HTKT (CCN Phố Ràng - Bảo Yên và CCN Khánh Yên Thượng - Văn Bàn) và 13/18 CCN chưa được đầu tư HTKT.

- Nguồn vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các CCN 100% từ ngân sách nhà nước với tổng kinh phí là 38,86 tỷ đồng, cụ thể: CCN Bắc Duyên Hải: 3,98 tỷ đồng; CCN Đông Phố Mới: 1,69 tỷ đồng; CCN Sơn Mãn: 16,49 tỷ đồng; CCN Phố Ràng: 7,13 tỷ đồng; CCN Khánh Yên Thượng: 9.57 tỷ đồng.

- Đến nay 3 CCN đã đưa vào hoạt động sắp xếp, bố trí cho 146 cơ sở sản xuất TTCN vào đầu tư sản xuất, kinh doanh (CCN Bắc Duyên Hải 103 cơ sở; CCN Đông Phố Mới 16 cơ sở; CCN Sơn Mãn 27 cơ sở). Tỷ lệ lấp đầy đạt 100%.

- Giá trị sản xuất năm 2021 (theo giá so sánh 2010) đạt 931 tỷ đồng, chiếm 87% giá trị sản xuất TTCN của thành phố Lào Cai và chiếm 30,82% giá trị sản xuất TTCN toàn tỉnh; tạo việc làm ổn định cho 1.047 lao động với thu nhập bình quân 5,49 triệu đồng/người/tháng.

1.2.1. Ưu điểm

- Các địa phương có CCN đã quản lý tốt quy hoạch; trình tự, thủ tục bổ sung quy hoạch, thành lập CCN, quy hoạch chi tiết xây dựng... đã được thực hiện đúng quy định.

- Công tác quản lý nhà nước về CCN dần đi vào nề nếp, trách nhiệm của các sở, ban, ngành liên quan và UBND cấp huyện, xã đã được phân định rõ ràng.

- Thông qua các cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển CCN của Trung ương và địa phương, một số CCN đã được đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, thu hút nhiều dự án đầu tư phát triển sản xuất TTCN vào trong CCN, tạo ra giá trị sản xuất lớn cho địa phương có CCN, tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động địa phương, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, mất cảnh quan đô thị và mất an toàn giao thông trên địa bàn.

1.2.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

(1) Tỷ lệ CCN được đầu tư hạ tầng kỹ thuật rất thấp so với quy hoạch (5/18 CCN ≈ 28%); hạ tầng kỹ thuật được đầu tư cơ bản chưa đồng bộ, mới chi đầu tư xây dựng được một số hạng mục công trình thiết yếu.

* Nguyên nhân: Do ngân sách nhà nước bố trí cho đầu tư xây dựng HTKT các CCN hạn chế; không thu hút được các thành phần kinh tế ngoài nhà nước đầu tư, kinh doanh hạ tầng kỹ thuật CCN, do kinh phí đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn chậm; chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư chưa đủ mạnh để thu hút đầu tư; nhiều địa phương chưa chủ động triển khai lập, phê duyệt dự án đầu tư nên không có cơ sở để kêu gọi đầu tư, đăng ký hỗ trợ kinh phí từ Trung ương; nhiều địa phương quy hoạch CCN không phù hợp với thực tế nên khi triển khai còn nhiều vướng mắc, nhất là việc xin ý kiến người dân, giải phóng mặt bằng, tái định cư.

(2) Công tác quản lý quản lý đầu tư trong CCN còn hạn chế, dẫn đến nhiều sai phạm trong đầu tư xây dựng và hoạt động sản xuất, kinh doanh.

* Nguyên nhân: Các địa phương chưa thành lập được cơ quan chuyên trách về quản lý CCN theo quy định (thành lập Trung tâm phát triển CCN hoặc Ban quản lý CCN, đơn vị đầu tư, kinh doanh hạ tầng kỹ thuật CCN...), Công tác quản lý CCN hiện nay được giao cho các phòng, ban chuyên môn cấp huyện kiêm nhiệm quản lý, trình độ, năng lực thực thi công vụ của cán bộ, công chức trong lĩnh vực này hạn chế.

(3) Hiệu quả sản xuất kinh doanh và thu nộp ngân sách nhà nước của các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các CCN thấp.

* Nguyên nhân: Cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ, manh mún, khó tiếp cận được các nguồn vốn vay để mở rộng, đầu tư máy móc thiết bị; chất lượng sản phẩm hàng hóa thấp, mẫu mã, bao bì chậm được cải thiện; trình độ quản lý của các chủ cơ sở và trình độ tay nghề của người lao động còn hạn chế; chính sách ưu đãi, miễn giảm thuế, phí quá dài...

2. Kế hoạch phát triển các KCN mới trên địa bàn đến năm 2030

2.1. Kế hoạch phát triển các khu công nghiệp

2.1.1. Đối với các KCN đang hoạt động

  1. Khu công nghiệp Đông Phố Mới (thành phố Lào Cai)

- Duy trì ổn định hoạt động của khu công nghiệp với diện tích 100 ha. Tiếp tục đầu tư hoàn thiện đồng bộ hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp.

- Rà soát, đánh giá hoạt động của các dự án, để xuất thu hồi các dự án vi phạm về đầu tư, xây dựng, sản xuất, kinh doanh kém hiệu quả tạo quỹ đất để ưu tiên bố trí cho các dự án khác hiệu quả hơn.

  1. Khu công nghiệp Bắc Duyên Hải (thành phố Lào Cai)

Ổn định sản xuất kinh doanh của các cơ sở hiện có, không đầu tư mới hay mở rộng các dự án trong KCN; thực hiện việc di chuyển các cơ sở trong KCN Bắc Duyên Hải về các KCN mới thành lập vào giai đoạn sau năm 2025, trên cơ sở sau:

- Quyết định số 1020/QĐ-UBND ngày 13/4/2018 của UBND tỉnh Lào Cai phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Lào Cai và vùng phụ cận đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050. Tại Quyết định này đã định hướng di dời các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn phường Duyên Hải về KCN Đồng Tuyển, thành phố Lào Cai.

- Quyết định số 1627/QĐ-TTg ngày 23/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai - Tỉnh Lào Cai đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050, theo quy hoạch, KCN Bắc Duyên Hải chuyển đổi thành đất phát triển hỗn hợp sau năm 2025.

  1. Khu công nghiệp Tằng Loỏng (huyện Bảo Thắng)

- Ổn định diện tích khu công nghiệp: 1.100 ha; Ưu tiên bố trí vốn ngân sách của địa phương và hỗ trợ của Trung ương cấp, để đầu tư hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật và hệ thống xử lý chất thải, mở rộng thêm đường ra vào khu công nghiệp.

- Di chuyển toàn bộ dân cư nằm trong vùng ô nhiễm môi trường. Tăng cường quản lý hoạt động, đảm bảo môi trường trong khu vực.

- Đầu tư hoàn thiện hệ thống giao thông, xử lý chất thải rắn...

- Nâng cấp hệ thống cấp điện cho khu công nghiệp, đảm bảo cho các dự án mới đi vào hoạt động, đạt tổng công suất của khu công nghiệp khoảng 450 MVA đến năm 2023.

Tùy theo nhu cầu tiêu thụ nước của doanh nghiệp trong khu công nghiệp, nâng công suất 02 nhà máy nước Bể Đối và Thôn Cù lên 40.000 m3/ngày đêm, đáp ứng nhu cầu sản xuất.

- Dự kiến thu nộp NSNN: Khoảng 270 tỷ đến 300 tỷ đồng/năm.

2.1.2. Đầu tư phát triển các khu công nghiệp mới

  1. Khu công nghiệp Bản Qua (Bát Xát)

- Địa điểm: Xã Bản Qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.

- Quy mô: 228 ha, đầu tư giai đoạn 1 là 107 ha.

- Mục tiêu: Thu hút đầu tư phát triển các ngành dịch vụ, logistics, kho hàng, gia công, đóng gói, chế tạo như gia công sản phẩm nông sản, máy móc thiết bị, linh kiện sản phẩm điện tử, cao su, đồ gỗ... Khuyến khích các ngành gia công chế tạo kỹ thuật công nghệ cao, sản xuất các mặt hàng liên quan tới khoáng sản, kim loại, hóa chất...

- Hiện trạng: KCN gia công, chế biến, đóng gói hàng XNK nằm trong Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai - tỉnh Lào Cai đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050.

Để đẩy nhanh tiến độ đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Lào Cai chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn, giúp đỡ chủ đầu tư hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định và khởi công đầu tư dự án.

- Dự kiến nhu cầu sử dụng lao động: 1.500 lao động.

- Dự kiến nhu cầu sử dụng kinh phí đầu tư hạ tầng: 990 tỷ đồng.

- Nguồn vốn:

+ Vốn ngân sách: 0.

+ Vốn doanh nghiệp: 990 tỷ đồng.

- Dự kiến Giá trị sản xuất công nghiệp: Khoảng 6.000 đến 8.200 tỷ đồng/năm.

  1. Khu công nghiệp Cốc Mỳ - Trịnh Tường

- Địa điểm: Thuộc xã Cốc Mỳ - Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.

- Quy mô: 897 ha.

- Mục tiêu: Thu hút đầu tư sản xuất, kinh doanh các ngành nghề: Chế biến, chế tạo, điện tử, điện lạnh, may mặc, công nghiệp phụ trợ và gia công hoàn thiện, nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa phục vụ xuất nhập khẩu.

- Hiện trạng: Khu vực quy hoạch khu công nghiệp Cốc Mỳ - Trịnh Tường nằm trong phạm vi ranh giới Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai - tỉnh Lào Cai đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1627/QĐ-TTg ngày 23/11/2018 và trong quy hoạch này hiện nay không có khu công nghiệp Cốc Mỳ - Trịnh Tường. Để triển khai thực hiện, cần lập hồ sơ đề nghị Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai, tỉnh Lào Cai. Hiện đã có nhà đầu tư đề nghị đăng ký lập quy hoạch, đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật. Để đảm bảo các điều kiện hình thành khu công nghiệp Cốc Mỳ - Trịnh Tường, cần triển khai:

- Dự kiến nhu cầu sử dụng lao động: 8.000 người.

- Dự kiến nhu cầu sử dụng kinh phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật: 6.997 tỷ đồng.

- Nguồn vốn:

+ Vốn ngân sách: 1.000 tỷ đồng.

+ Vốn doanh nghiệp: 5.997 tỷ đồng.

- Dự kiến Giá trị sản xuất công nghiệp khoảng 25.000 đến 30.000 tỷ đồng/năm.

- Dự kiến thu nộp NSNN: Khoảng 1.000 tỷ đồng đến 1.300 tỷ đồng/năm.

  1. Khu công nghiệp Võ Lao (Giai đoạn 1)

- Địa điểm: Xã Võ Lao, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.

- Quy mô: 1.000 ha, đầu tư giai đoạn 1 là 200 ha.

- Mục tiêu: Là KCN tập trung các ngành công nghiệp: Cơ khí, chế tạo, phân bón, hóa chất và chế biến sâu các sản phẩm của KCN Tằng Loỏng....

- Hiện trạng: Khu công nghiệp Võ Lao chủ yếu là đất rừng sản xuất, đất trồng cây lâu năm, hàng năm, đất lúa khoảng 50 ha và 120 hộ dân.

- Dự kiến nhu cầu sử dụng lao động: Khoảng 2.200 lao động.

- Dự kiến nhu cầu sử dụng kinh phí đầu tư hạ tầng: 1.704 tỷ đồng.

- Nguồn vốn:

+ Vốn ngân sách: 300 tỷ đồng.

+ Vốn doanh nghiệp: 1.404 tỷ đồng.

- Dự kiến Giá trị sản xuất công nghiệp khoảng 12.000 đến 15.000 tỷ/năm.

- Dự kiến thu nộp NSNN: Từ 500 tỷ đến 600 tỷ/năm.

  1. Khu công nghiệp Cam Cọn (Bảo Yên)

- Địa điểm: Xã Cam Cọn, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.

- Quy mô : 200 ha, đầu tư giai đoạn 1 là 100 ha.

- Mục tiêu: Là KCN tập trung các ngành công nghiệp đa ngành nghề, phụ trợ sân bay Sa Pa....

- Hiện trạng: Khu công nghiệp Cam Cọn chủ yếu là đất rừng sản xuất, đất trồng cây lâu năm và hàng năm.

- Dự kiến nhu cầu sử dụng lao động: Khoảng 1.500 lao động.

- Dự kiến nhu cầu sử dụng kinh phí đầu tư hạ tầng: 925 tỷ đồng.

- Nguồn vốn:

+ Vốn ngân sách: 100 tỷ đồng.

+ Vốn doanh nghiệp: 825 tỷ đồng.

- Dự kiến Giá trị sản xuất công nghiệp khoảng 5.000 đến 6.000 tỷ/năm.

- Dự kiến thu nộp NSNN: Từ 200 tỷ đến 300 tỷ/năm.

2.1.3. Dự kiến tiến độ đầu tư hạ tầng kỹ thuật (HTKT)

Số TT

Tên khu công nghiệp

Diện tích (ha)

Hoàn thành thủ tục đầu tư HTKT

Khởi công

Hoàn thành công trình HTKT thiết yếu

Hoàn thành hệ thống HTKT

Đưa vào hoạt động

Ghi chú

1

Bản Qua

107

2022

2023

2024

2027

2024

GĐ1

2

Cốc Mỳ

897

2023

2023

2025

2028

2025

3

Võ Lao

200

2025

2025

2027

2030

2027

GĐ1

4

Cam Cọn

100

2024

2024

2026

2030

2026

GĐ1

Cộng

1.304

2.2. Kế hoạch phát triển cụm công nghiệp

2.2.1. Đối với các CCN hiện có, gồm: CCN Bắc Duyên Hải, CCN Đông Phố Mới, CCN Sơn Mãn (TP Lào Cai), CCN Phố Ràng (Bảo Yên) và CCN Khánh Yên Thượng (Văn Bàn).

- Tăng cường công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh trong CCN, đặc biệt trong công tác bảo vệ môi trường và hoạt động đầu tư xây dựng.

- Tiếp tục đầu tư hoàn thiện các hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật.

2.2.2. Đối với các CCN đã được thành lập nhưng không còn phù hợp, gồm: CCN Gia Phú, CCN Xuân Quang, CCN Bản Phiệt (Bảo Thắng), CCN Hủm Pa Lai (Mường Khương), CCN Nàn Sán (Si Ma Cai)

UBND cấp huyện lập hồ sơ đề nghị bãi bỏ quyết định thành lập CCN theo quy định.

2.2.3. Đối với 15 CCN đầu tư mới trong giai đoạn đến năm 2030

UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ Điều 16, Điều 17 và Điều 18 Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017 của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp để thành lập và đầu tư phát triển CCN, gồm các bước sau: