So sánh giữa lợi ích của sách và điện thoại

Với những người mê đọc thì cuộc chiến giữa e-book (sách điện tử) và sách giấy chưa bao giờ kết thúc.

Khi đọc sách thứ quan trọng nhất vẫn là trải nghiệm. Vậy thì đọc trên giấy và trên một thiết bị điện tử có khác gì nhau?

Sách giấy đem lại những gì?

Cảm giác của sự sở hữu

Sách điện tử thay đổi cách mà ta sở hữu và mua một cuốn sách. Sách dễ dàng được mua từ mọi nơi trên thế giới, với vài thao tác đơn giản. Tuy nhiên, trong tâm lý nhiều người chỉ coi sách điện tử như một tệp trên máy tính. Nó không mang lại cảm giác chạm vào trang sách, âm thanh khi lật hay mùi hương của giấy mới – cũng là những yếu tố quan trong để hình thành nên cảm giác sở hữu một món đồ.

So sánh giữa lợi ích của sách và điện thoại
Sách giấy tạo ra cảm giác gắn bó hơn so với sách điện tử.

Trong văn hóa từ xưa giờ, cuốn sách luôn tạo ra cảm giác kết nối trong xã hội khi nó thường xuyên được sử dụng như một cách để thể hiện kiến thức và trí tuệ. Đây là lý do rất nhiều gia đình có địa vị đã từng trưng bày những thư viện lớn trong nhà.

Với sách điện tử, tính sưu tầm và trưng bày này bị biến mất. Nếu là một người thích ngắm nhìn bộ sưu tập sách của mình thì sách điện tử chắc hẳn không phải thứ bạn muốn tìm đến.

Tận hưởng việc ghi chú trên sách

Trong cuốn How to read a book, tác giả cho rằng mua một cuốn sách chỉ là bước đầu tiên trong việc sở hữu tri thức. Cách tốt nhất để hoàn toàn biến cuốn sách thành một phần của mình là phải ghi chú lên nó.

Marginalia là khái niệm dùng để chỉ việc viết, vẽ ở rìa những trang sách. Đây có thể là những dòng suy nghĩ thoáng qua, lời nhận xét hay những ghi chú mang tính học thuật. Việc viết trong khi đọc giúp kích thích việc đọc chủ động, đọc sâu thay vì chỉ đọc lướt.

So sánh giữa lợi ích của sách và điện thoại
Các học giả từ xưa đã luôn ghi chú lên những cuốn sách họ đọc | Nguồn: John Hopkins Magazine

Bằng cách này ta đang tạo ra một cuộc hội thoại hai chiều với cuốn sách cũng như tác giả, giúp việc thấu hiểu nội dung trở nên dễ dàng hơn.

Khả năng ghi nhớ vị trí

Đọc sách giấy giúp ta ghi nhớ được nội dung cũng như trình tự và vị trí của nó ở trong cuốn sách dễ dàng hơn. Còn đối với sách điện tử, cảm giác về trang giấy bị mất đi khiến việc ghi nhớ cũng khó hơn.

Động tác lật đi lật lại cũng tạo ra cảm giác liên tục về không gian và thời gian của việc đọc chứ không bị đứt quãng như “lướt” trên màn hình. Đó là cách ta nhận thức được mình đang ở đâu trong cuốn sách, giúp tăng cường khả năng ghi nhớ khi đọc.

Đọc trên màn hình - Tiện thôi chưa đủ!

Sự phát triển của công nghệ đã thay đổi cách chúng ta đọc sách, cụ thể là hình thành xu hướng đọc lướt (skimming reading). khi chúng có khả năng học hỏi và thay đổi linh hoạt dựa trên môi trường sống. Việc tiếp xúc với môi trường có nhiều sự xao nhãng như Internet khiến sự chú ý trở nên ngắn hơn. Vậy nên, ta không còn đủ kiên nhẫn để đọc sâu những văn bản dài và phức tạp.

Về khía cạnh tâm lý, nhiều nhà nghiên cứu đã tạo ra “giả thuyết hời hợt" () để nói về một mảng tối của việc đọc qua màn hình. Theo thuyết này thì người đọc sẽ mang tư tưởng phù hợp với việc lướt mạng xã hội, đọc nhanh những văn bản đơn giản trên Internet.

Khi đọc lướt, mắt sẽ quét nhanh qua văn bản, tìm những từ khóa và kết nối lại với nhau thay vì dành nhiều thời gian đọc kỹ. Cách đọc này được cho là cần thiết cho nhiều sinh viên khi muốn nhanh chóng nắm bắt nội dung của các tài liệu và văn bản học thuật.

Tuy nhiên, giáo sư Maryanne Wolf, giám đốc của Trung tâm Nghiên cứu Ngôn ngữ và Đọc tại Đại học Tufts, lo lắng rằng chúng ta sẽ đánh mất kỹ năng đọc và phân tích (linear reading) nếu não cứ quen dần với việc đọc lướt trên màn hình. Bởi vì kỹ năng đọc và cảm thụ vốn là thứ không phải sinh ra đã có sẵn, mà cần một quá trình dài học hỏi và môi trường phù hợp để phát triển.

Nhiều thí nghiệm cũng đã chỉ ra việc này. Khi được yêu cầu đọc văn bản trên bản in và trên màn hình, nhóm học sinh đọc trên giấy có khả năng hiểu sâu và mạch lạc hơn về cốt truyện cũng như nội dung của văn bản. Bên cạnh đó, họ cũng tập trung hơn khi đọc trên giấy.

Sự dung hòa của cả hai cách đọc

Chuyện đọc sâu là thứ cần thời gian để luyện tập, việc nhận biết được những hạn chế trong cách đọc trên màn hình có thể giúp ta tìm cách khắc phục nó.

Thay vì đọc sách bằng mắt, lướt qua những con chữ như cách bạn đọc những bài đăng trên Facebook, việc tập luyện việc đọc và cảm thụ con chữ trên trang giấy bằng não sẽ giúp ta không đánh mất kỹ năng này. Đây cũng là lý do mà nhiều người vẫn đọc xen kẽ giữa sách giấy và sách điện tử.

So sánh giữa lợi ích của sách và điện thoại
Đọc trên cả hai phương tiện cả sách giấy và điện tử.

Ngoài ra dựa trên cách mà não đọc, ta cũng có thể chọn ra phương tiện phù hợp cho mình. Ta có thể tận hưởng việc phơi nắng, đọc một tiểu thuyết giải trí nhẹ nhàng khi đi du lịch với Kindle, nhưng đồng thời vẫn có thể đọc sách giấy cho những văn bản chuyên sâu cần sự tập trung và thấu hiểu.

Giáo sư Wolf cũng nói rằng việc tạo ra một bộ não "bi-literate" có khả năng đọc và cảm thụ ở cả hai phương tiện là hoàn toàn cần thiết, đặc biệt là cho những đứa trẻ. Chúng ta đang sống ở thời đại mà 2 yếu tố “nhanh “ và “tiện" thường được ưu tiên. Vậy nên, việc tìm ra giải pháp thích nghi là cần thiết thay vì hoàn toàn tẩy chay một trong hai phương pháp.

Chung quy lại, khó có thể chọn ra đâu là phương tiện tốt nhất cho việc đọc của bạn, ta chỉ có thể chọn ra được đâu là thứ phù hợp với nhu cầu hơn. Hiểu được tầm quan trọng của việc cân bằng giữa hai cách đọc giúp chúng ta có một bộ não "linh hoạt" trong việc cảm thụ câu chữ. Vì suy cho cùng, sách là cầu nối cho sự ngẫm nghĩ và suy tư, sẽ là đáng tiếc nếu ta đánh mất kỹ năng này bởi việc đọc trên màn hình.