So sánh giữa dác vàng với sơn nhũ vàng năm 2024

Dát vàng đã xuất hiện từ lâu trên thế giới. Ở Việt Nam, dát vàng được sử dụng nhiều trong các chùa chiền để dát tượng phật, dát đồ trang trí, dát phào chỉ nội thất…Nguyên liệu dát vàng dùng trong dát vàng tuy không nhiều song theo thời gian lại phát triển với nhiều loại vô cùng phong phú.

Nguyên liệu dát vàng thông thường bao gồm lá vàng, keo dát vàng, phủ bảo vệ và các loại dụng cụ khác. Tuy nhiên, mỗi một vật liệu lại có nhiều dòng khác nhau xuất phát từ sự tìm tòi phát triển của những người thợ thi công dát vàng.

Hãy cùng Cty Quang đạt điểm danh một số loại nguyên liệu dát vàng đặc trưng trong dát vàng.

1.NHŨ VÀNG

Sơn nhũ vàng 24K gốc nước và gốc PU được sản xuất bằng công nghệ tiên tiến. Sản phẩm nhập khẩu chất lượng cao, chuyên dùng để trang trí cho các bề mặt như: gỗ, phào chỉ PU, xi măng, thạch cao…Chất lượng tuyệt hảo, không loang ố, không phai màu, có độ bền cao. Màu nhũ 24K không ánh bằng các dòng nhũ 999K nên phù hợp hơn khi vẽ trên bề mặt gỗ nâu, sẽ tạo cảm giác dễ chịu, không bị sáng quá. Người dùng nên tùy vào mục đích sử dụng để chọn loại nhũ phù hợp. Trong thành phần không chứa hợp chất chì và thủy ngân, tuyệt đối an toàn cho người sử dụng. Nhũ vàng 24K là sự lựa chọn của nhiều kiến trúc sư, thợ thi công cho các công trình của mình, mang đến giá trị thẩm mỹ cao.

So sánh giữa dác vàng với sơn nhũ vàng năm 2024

Hướng dẫn sử dụng sản phẩm Sơn nhũ

1. Thành phần và đặc tính kỹ thuật

– Thành phần: Pure Acrylic, màu nhũ và các chất phụ gia khác.

– Bề mặt áp dụng: bê tông, tường đứng, trần nhà, lan can, cột gỗ, tượng… Sơn nhũ có thể được phun lên sơn Gấm, sơn Gai, sơn Giả Đá…

Ưu điểm:

– Nhiệt đới hóa hoàn toàn, phù hợp với khí hậu nóng ẩm của Việt Nam.

– Sản phẩm hệ nước (an toàn vượt trội so với các sản phẩm sơn nhũ hệ dầu thông thường do không chứa hóa chất độc hại).

– Chịu tia cực tím và thay đổi thời tiết cực tốt.

– Độ bóng cao, bề mặt óng ánh với ánh kim.

– Có nhiều sự lựa chọn về màu sắc. Trong đó có ba màu nhũ phổ biến bao gồm: nhũ vàng X10, nhũ bạc X20, nhũ đồng X30.

– Rất phù hợp với những chi tiết trang trí giả mạ bạc, mạ đồng, mạ vàng.

– Thích hợp với những chi tiết của đền chùa, tượng phật.

– Không cháy, không độc hại, không chứa chì, thủy ngân và các hóa chất độc hại khác. An toàn với người thi công và sử dụng..

– Định mức: 5.0 – 6.0m2/kg (cho 02 lớp, tùy vào chất lượng bề mặt thi công).

– Số lớp: 02-03 lớp.

2. Thi công Sơn nhũ vàng.

– Bước 1: Trét 02 lớp mastic (trong nhà/ngoài trời) để làm phẳng bề mặt thi công. Mỗi lớp cách nhau 3-4 giờ.

– Bước 2: Sau khi đã làm phẳng bề mặt, cần chà nhám lại cho thật phẳng (nếu chà không phẳng sơn nhũ sẽ không đẹp), phủi sạch bụi và dùng khăn ẩm lau sạch bụi mastic.

– Bước 3: Phủ 01-02 lớp sơn lót, mỗi lớp cách nhau 3-4 giờ, để khô 6-8 giờ.

– Bước 4: Khuấy thùng sơn nhũ thật kĩ trước khi dùng. Nếu đặc có thể pha thêm 5% nước sạch cho vừa để dễ thi công (tốt nhất không nên pha).

– Bước 5: Dùng rulo, chổi cọ hoặc súng phun thi công 02-03 lớp sơn nhũ, mỗi lớp cách nhau ít nhất 4-5 giờ. Để khô ít nhất 3 giờ mới đưa vào sử dụng.

So sánh giữa dác vàng với sơn nhũ vàng năm 2024

2. Keo dán lá vàng

Keo dán lá vàng là loại keo đặc biệt, có độ bám dính rất tốt nhưng phải giữ được lâu, không làm phai màu, xỉn màu lá vàng. Không giống với các loại keo dán khác trên thị trường, keo dán lá vàng khi quét lên bề mặt còn ướt sẽ chưa thể dán được lá vàng mà phải để khô đến mức nhất định mới có độ bám dính.

Keo có nhiều loại, thường được chia thành các loại:

– Keo gốc nước: được pha loãng bằng nước sạch

– Keo gốc dầu: được pha loãng bằng xăng thơm hoặc dầu hỏa

So sánh giữa dác vàng với sơn nhũ vàng năm 2024

3. Dụng cụ dát vàng

Các dụng cụ dát vàng cần thiết bao gồm: bút lông vẽ keo, chổi hoặc bông dập lá vàng, kẹp gắp lá, chổi vệ sinh, bông tăm, máy hút bụi, máy xịt hơi…

So sánh giữa dác vàng với sơn nhũ vàng năm 2024

So sánh giữa dác vàng với sơn nhũ vàng năm 2024

.jpg)

4. Lá vàng

Đây được xem là nguyên liệu dát vàng quan trọng nhất. Bạn lựa chọn loại lá vàng nào, màu sắc ra sao, độ ánh thế nào thì khi dát xong, bề mặt sản phẩm sẽ gần như vậy. Nếu không nói về tay nghề dát vàng của thợ thì lá vàng sẽ quyết định đến kết quả sản phẩm dát vàng có đẹp hay không.

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại lá vàng phục vụ dát vàng, được chia làm 2 dòng chính là: lá vàng công nghiệp và lá vàng thật

So sánh giữa dác vàng với sơn nhũ vàng năm 2024

– Lá vàng công nghiệp

Là loại lá được chế biến từ bột vàng và các chất phụ gia khác, qua nhiều bước chế tác từ máy móc đến thủ công, lá vàng ra đời với

Do nhu cầu sử dụng lớn nên lá công nghiệp cũng có nhiều loại khác nhau đáp ứng sở thích của người dùng. Lá vàng đang sử dụng ở nước ta đều được nhập khẩu từ Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan…Tùy từng loại lá mà có kích thước, độ dày mỏng, dai giòn, độ ánh và màu sắc khác nhau. Mỗi loại lá đều có những ưu nhược điểm riêng, nguyên liệu chế tác khác nhau, giá thành cũng từ đó mà đắt rẻ tùy loại. Do vậy, nếu muốn sản phẩm sau khi dát vàng được đẹp và bền màu thì những người thợ nên chọn loại lá vàng tốt, không nên tham rẻ mua loại lá vàng kém chất lượng.

So sánh giữa dác vàng với sơn nhũ vàng năm 2024

– Lá vàng thật

Lá vàng thật 24K được chế tác từ vàng kim loại nên có đầy đủ đặc điểm của vàng như rất bền, ánh đẹp, không bị tác động từ môi trường làm xỉn màu và rất có giá trị. Chính vì vậy mà người ta chỉ dùng lá vàng thật để dát trên những đồ vật trang trí, hoành phi câu đối, tượng phật, đồ thờ cúng là chủ yếu. Một số người trong giới thượng lưu thích trang trí bằng vàng thì vẫn chọn lá vàng thật để dát lên phào chỉ, đồ trang trí nội thất để thể hiện sự giàu có và quyền lực của mình.

Ở Việt Nam có làng Kiêu Kỵ (Hà Nội) nổi tiếng từ xưa về truyền thống chế tác lá vàng thật. Điều ấn tượng là làng nghề này đã tồn tại vài trăm năm nay và ban đầu toàn bộ các bước chế tác đều làm bằng tay. Vàng quỳ Kiêu Kỵ là những lá vàng vuông nhỏ, kích thước khoảng 5cm² được xếp giữa các tờ giấy nhỏ. Đây được xe là làng nghề duy nhất tại Việt Nam với nghề dát vàng, cung cấp một lượng lớn lá vàng ra thị trường.

Bên cạnh lá vàng thật được sản xuất trong nước, nhiều đơn vị cũng nhập khẩu lá vàng thật từ các nước về do nhu cầu sử dụng lớn. Lá vàng thật được nhập từ các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, các nước phương Tây…với các kích thước và mức giá khác nhau.

So sánh giữa dác vàng với sơn nhũ vàng năm 2024

5. Phủ bảo vệ lá vàng

Sau khi dát vàng, người thợ sẽ phủ một lớp dung dịch trong suốt lên trên bề mặt vàng để bảo vệ lớp vàng. Lá vàng rất mỏng và dễ bị xước nếu có tác động bên ngoài. Đó chính là lý do cần phủ một lớp bảo vệ lên bề mặt vàng. Tuy nhiên, chọn loại phủ nào để vừa hạn chế được những tác động bên ngoài nhưng không làm xỉn vàng, giòn vàng cũng là điều khiến nhiều người phải đau đầu.khi bạn thi công cần độ tỉ mỉ,khéo léo,có thể dùng bằng cọ hoặc dùng máy hơi để phun cho bề mặt nhẵn và bóng láng.

Hiện nay các đơn vị sản xuất nguyên liệu dát vàng trên thế giới đã nghiên cứu ra các loại phủ bóng 2 thành phần, 1 thành phần, phủ gốc nước, phủ gốc PU với nhiều ưu điểm giúp bảo vệ lớp dát vàng được tốt nhất. Tùy thuộc vào loại keo sử dụng hoặc đôi khi do thói quen sử dụng mà thợ dát vàng sẽ chọn cho mình loại phủ phù hợp.