So sánh giữa chợ và siêu thị năm 2024

So sánh giữa chợ và siêu thị năm 2024

*Phân biệt chợ và siêu thị:

- Chợ:

+ Có các cửa hàng truyền thống

+ Các mặt hàng kém đa dạng không ổn định.

+ Khối lượng hàng hóa tương đối ít.

+ Có nhiều hàng hóa tươi sống.

+ Tổ chức có địa điểm, theo quy hoạch, đa phần chỉ hoạt động vào buổi

sáng.

- Siêu thị:

+ Cửa hàng hiện đại.

+ Hàng hóa đa dạng phong phú, chất lượng, được đảm bảo vệ sinh an toàn

thực phẩm chặt chẽ.

+ Hàng hóa dễ bị tồn kho, và đa phần là hàng hóa đông lạnh.

+ Hàng hóa có số lượng lớn.

+ Khách hàng được phụ vụ tốt về mọi mặt, trang thiết bị đầy đủ, mọi khiếu

nại được giải quyết và bồi thường nhanh chóng.

+ Nhu cầu mua bán được đáp ứng nhanh gọn.

*Mô hình bán lẻ là mô hình siêu thị, mô hình bán sỉ là chợ.

*Ưu nhược điểm của hai mô hình:

- Chợ:

+ Ưu điểm:

Khách hàng có thể trả đổi hàng nếu không ưng ý nếu có thỏa thuận trước với

người bán; có thể trả giá.

Người mua có thể nhìn bao quát chợ, nên dễ tìm được mặt hàng cần mua.

Thời gian mua hàng hóa tại chợ ngắn.

Hàng hóa tươi sống xuất hiện nhiều, và mức độ tươi sống của hàng hóa cao.

Môi trường mua bán thân thiện vui vẻ.

Có thể cho khách hàng thiếu tiền khi quên đem nếu người bán tin tưởng

khách hàng hoặc đó là khách quen hoặc biết nhà.

Khả năng tồn hàng rất ít.

+ Nhược điểm:

Không gian nhỏ, thường bán tập trung.

Không gian có quy mô nhỏ.

(TBKTSG) – Khi đời sống của người dân được nâng lên, chất lượng thực phẩm tiêu dùng hàng ngày cũng tăng và thói quen đi siêu thị của người tiêu dùng cũng tăng theo. Sở dĩ như thế là vì có rất nhiều người quan niệm rằng thực phẩm trong siêu thị an toàn hơn, chất lượng cao hơn thực phẩm ở các chợ. Do vậy các chợ có thể sẽ dần dần biến mất và thay thế chúng là các siêu thị.

Nhưng xét về mặt xã hội, sự tồn tại của các chợ lại mang nhiều ý nghĩa văn hóa-xã hội hơn là các siêu thị to đùng; nên sự biến mất dần của các ngôi chợ sẽ để lại nhiều nuối tiếc hơn. Vì sao như vậy?

Trước hết là xét về mối quan hệ xã hội. Nếu so sánh với siêu thị thì mối quan hệ giữa người với người trong không gian chợ là chặt chẽ và sâu sắc hơn nhiều.

Khi đến chợ, người ta không chỉ tìm mua cho mình những thực phẩm cần thiết cho bữa ăn mà còn tìm gặp những người thân quen. Người bán và người mua ở chợ, sau một thời gian giao dịch sẽ trở nên thân thiết với nhau và do đó có thể trò chuyện với nhau về mọi việc, từ chuyện gia đình, chuyện làm ăn cho đến chuyện con cái, tức lúc đó họ không còn là những người mua-bán xa lạ mà có thể trở thành những người bạn tâm giao.

Do đó chúng ta không hề thấy lạ khi người ta thường mua hàng nơi người quen chứ không phải gặp ai bán cũng mua; và đôi khi không có nhu cầu sử dụng nhưng người bán năn nỉ là người mua vẫn có thể bỏ tiền ra mua như là một sự tương trợ cho người bán trong lúc khó khăn (ế ẩm).

Ở siêu thị thì người ta chọn hàng, đánh giá chất lượng sản phẩm thông qua bảng kê khai thành phần dinh dưỡng, nơi sản xuất, thời gian sản xuất và thời hạn sử dụng. Ở chợ thì ngược lại, chất lượng sản phẩm lại tùy thuộc vào lòng tin giữa người bán và người mua. Mua hàng nơi người quen thì đương nhiên là chất lượng được đảm bảo mặc dù trên thực tế có khi chất lượng hàng của người quen chưa chắc tốt bằng người không quen.

Chợ cũng thú vị ở chỗ giá cả không cố định và niêm yết “vô hồn” như trong siêu thị và chính đây là yếu tố tạo hứng thú cho người mua. Cùng một người bán, cùng một loại thực phẩm được bán nhưng giá bán có thể khác nhau tùy theo người mua, bởi giá bán sẽ tùy thuộc vào khả năng thương lượng (trả giá) của người mua hoặc mức độ thân quen giữa người bán và người mua.

Người mua luôn cảm thấy vui khi trả giá thành công, mặc dù sự giảm giá ấy có khi không bằng giá trị khuyến mãi của các siêu thị. Và thương lượng, trả giá cũng là một hoạt động thỏa mãn nhu cầu giao tiếp, nhu cầu truyền thông giữa người với người trong cuộc sống. Đây chính là điều mà siêu thị không hề đáp ứng được.

So sánh giữa chợ và siêu thị năm 2024

Chợ cũng là nơi mà người ta có thể tìm thấy được những loại thực phẩm thỏa mãn cho nhu cầu của mình, cho dù trong túi không có tiền để trả. Chỉ có ở chợ người mua mới có thể mua chịu (mua thiếu) và sẽ trả tiền sau. Tức là dù không có tiền trong túi, người mua vẫn có thể “đi chợ” như thường; nhưng nếu không có tiền thì không thể nào đi siêu thị được.

Vì siêu thị hoạt động theo cơ chế “tiền trao cháo múc”; còn ở chợ, khi người mua túng thiếu thì được mua chịu, khi người bán ế ẩm sẽ được người mua mua ủng hộ. Như vậy thì chỉ có ở chợ mới có mối quan hệ tương trợ qua lại giữa người bán và người mua. Âu đó cũng là một nét đáng quý trong đời sống đô thị vốn đang ngày càng thiếu lòng tin giữa người với người như hiện nay.

Chợ cũng còn là nơi người ta tìm được những mối giao lưu thâm tình và là nơi mọi người gặp gỡ để chuyện trò với nhau. Người ta có thể đi chợ chung với nhau, hẹn nhau cùng đi chợ nhưng ít khi có sự hẹn hò như thế khi đi siêu thị. Do đó, đi chợ trở thành một nhu cầu thường ngày vì đi chợ đôi khi không phải để mua bán, hoặc mua bán chỉ là thứ yếu mà cái quan trọng hơn là được gặp gỡ và chuyện trò.

Có nghĩa, chợ là nơi giúp cho con người làm tăng thêm các mối quan hệ xã hội của mình. Đồng thời chợ cũng còn là nơi người ta tìm được các thông tin cần thiết liên quan đến mọi mặt của đời sống, bởi người ta có thể không cần đọc báo, không cần lên mạng, không cần xem truyền hình nhưng vẫn nắm được các thông tin thời sự nhờ đi chợ.

Tóm lại, chợ không chỉ là nơi thỏa mãn các nhu cầu về tiêu dùng mà còn là nơi góp phần thỏa mãn nhu cầu về mặt xã hội nữa. Vậy nên siêu thị vẫn cứ đông mà chợ thì vẫn có khách của mình. Do đó duy trì chợ cũng là duy trì một không gian xã hội, một nét đẹp về sự đa dạng văn hóa vậy. Tất nhiên, để tồn tại, chợ cũng cần đổi mới mình bằng cách dẹp bỏ những nét tiêu cực như tệ nói thách…

Siêu thị có nhược điểm gì?

Tuy nhiên nhược điểm của siêu thị là giá cả khá đắt đỏ và không tiện phục vụ cho các khách hàng có nhu cầu mua bán hàng hóa nhanh gọn, nhỏ lẻ. Kinh nghiệm đi siêu thị Việc đi siêu thị để mua nhiều loại thức ăn cho nhiều ngày sẽ giúp giảm đáng kể thời gian và chi phí đi lại.

Chỗ khác siêu thị như thế nào?

Trong siêu thị, sản phẩm phải tự nó bán nó, nhưng tại chợ, người bán hàng chính là người bán sản phẩm. Chợ là nơi của những người bán hàng mau mắn và nhanh nhẹn, họ phải hiểu sản phẩm để giới thiệu và thuyết phục bạn mua hàng.

Chợ truyền thống là gì?

Chợ truyền thống là khái niệm để chỉ một loại hình kinh doanh được phát triển dựa trên những hoạt động thương mại mang tính truyền thống, được tổ chức tại một điểm theo quy hoạch, đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa- dịch vụ và nhu cầu tiêu dùng của khu vực dân cư.

Chợ truyền thống có ưu điểm gì?

Mang nét đẹp văn hóa vùng miền: Chợ truyền thống được ví như một xã hội thu nhỏ, nơi khắc họa đậm nét lối sống sinh hoạt, cách ăn mặc, tính cách,… của người dân địa phương. Thực phẩm tươi sống: Điểm mạnh lớn nhất của chợ truyền thống là mức độ tươi sống của hàng hóa cao hơn rất nhiều so với các hình thức chợ khác.