Cơ sở văn hóa xóa phải môn tự chọn k năm 2024

Đã có rất nhiều ý kiến trái chiều về việc đưa Lịch sử trở thành môn thi bắt buộc hay tự chọn. Có ý kiến giáo viên cho rằng, nếu không trở thành môn thi bắt buộc, thậm chí sẽ có học sinh không học môn này.

Cơ sở văn hóa xóa phải môn tự chọn k năm 2024
Dự thảo phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 có nội dung đưa Lịch sử trở thành môn thi bắt buộc. Ảnh: Hải Nguyễn

Năm 2025, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ áp dụng với tất cả các bậc học.

Dự thảo phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa ban hành có nhiều điểm mới, trong đó có việc đưa Lịch sử trở thành môn thi bắt buộc. Đề xuất này nhận được nhiều ý kiến trái chiều của dư luận, giáo viên.

Trao đổi với Báo Lao Động về việc có nên đưa Lịch sử là môn thi bắt buộc, thầy Nguyễn Văn Tiến - giáo viên môn Lịch sử, Trường THPT Kỳ Lâm (Hà Tĩnh) nêu quan điểm:

“Không thể phủ nhận vai trò của môn Lịch sử. Đây là bộ môn cung cấp kiến thức, nền tảng về lịch sử văn hóa dân tộc. Giáo dục con trẻ biết quý trọng những giá trị văn hóa dân tộc mà ông cha đã xây dựng và vun đắp trong quá trình dựng nước và giữ nước. Mỗi học sinh cần phải hiểu Lịch sử và không nên coi nhẹ.

Tôi chưa bàn đến việc để môn Lịch sử trở thành môn thi bắt buộc vì có lẽ, trước hết nó phải đúng nghĩa là một môn học. Hiện nay, học sinh chúng ta thường có tâm lí thi gì học nấy. Nếu không đưa Lịch sử vào môn thi bắt buộc, việc học sẽ trở thành đối phó, thậm chí có học sinh còn xác định “xoá sổ” môn học này. Tuy nhiên, nếu như chỉ học qua loa để thi thôi cũng không đem lại được giá trị gì cho các em” - thầy Tiến bày tỏ.

Theo thầy Tiến, để góp phần giúp học sinh nhận ra được tầm quan trọng của môn học này, thầy cô phải là “kim chỉ nam” để các em say mê, thích thú hơn với Lịch sử.

“Lôi kéo, dẫn dắt học sinh sao cho các em nhận thấy chương trình học Lịch sử thật sự không nặng nề như những gì mọi người nghĩ. Một khi học sinh đã thích, các em sẽ tự tìm hiểu, không cần ai bắt buộc” - thầy Tiến thẳng thắn nói.

Cô Lê Thị Duyên - giáo viên dạy Lịch sử, Trường THPT Quỳnh Lưu 1 (Nghệ An) lại nhận định, mỗi môn học đều có một đặc thù riêng. Các kiến thức của môn này sẽ bổ trợ cho môn học khác nên rất khó để đánh giá xem môn học nào đóng vai trò quan trọng nhất.

Cô Duyên cũng khẳng định, môn Lịch sử trong chương trình giáo dục đổi mới đang đi đúng lộ trình, từ phương pháp dạy và học, sau đó đến cách thi. Khi môn Lịch sử trở thành môn thi bắt buộc sẽ đòi hỏi cả giáo viên và học sinh sẽ đều phải thay đổi.

“Muốn giáo viên và học sinh thay đổi thì Bộ Giáo dục và Đào tạo phải thay đổi trước. Phải có một quyết định nhất quán đối với bộ môn Lịch sử. Từ đó, giáo viên thích ứng theo, nâng cao chất lượng dạy học, phải làm sao giảng dạy và thi cử môn này thật sự thu hút” - cô Duyên chia sẻ.

Đối với việc thi cử, cô Duyên cũng khuyến khích việc đổi mới ngân hàng đề thi. Việc đổi mới đề thi có tính mở, hấp dẫn nhưng phải giữ được tính chính xác của nội dung.

"Nên để cho các thầy cô, chuyên gia Lịch sử bổ sung vào ngân hàng đề thi các câu hỏi mang tính phân loại cao. Tuy nhiên, việc xây dựng ngân hàng câu hỏi thi và ra đề thi theo hướng đánh giá năng lực, phù hợp chương trình giáo dục phổ thông năm 2018" - cô Duyên nói.

Các môn ở cả 3 cấp được chia thành nhóm bắt buộc và tự chọn. Môn học tự chọn gồm 3 loại: Tự chọn tuỳ ý, tự chọn trong nhóm môn học hoặc tự chọn trong môn học.

Chiều 5/8, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Hệ thống các môn học được thiết kế theo định hướng bảo đảm cân đối nội dung các lĩnh vực giáo dục, phù hợp với từng cấp, lớp học; thống nhất giữa lớp học trước và sau; tích hợp mạnh ở lớp học dưới, phân hoá dần ở lớp học trên; tương thích với các môn học của nhiều nước trên thế giới.

Tên của từng môn học được gọi dựa theo môn học trong chương trình hiện hành, có điều chỉnh để phản ánh tốt nhất nội dung, ý nghĩa giáo dục. Do đó tên một môn học có thể thay đổi ở từng cấp học.

Ví dụ, môn học cốt lõi của lĩnh vực giáo dục đạo đức - công dân có các tên: Giáo dục lối sống (tiểu học), Giáo dục công dân (trung học cơ sở) và Công dân với tổ quốc (trung học phổ thông).

Cơ sở văn hóa xóa phải môn tự chọn k năm 2024

Học sinh sẽ được tự chọn các môn học trong năm học mới.

Cốt lõi trong lĩnh vực giáo dục khoa học (khoa học tự nhiên và khoa học xã hội) chỉ có một môn học Cuộc sống quanh ta (các lớp 1, 2, 3); tách thành 2 môn học Tìm hiểu Xã hội và Tìm hiểu Tự nhiên (các lớp 4, 5); tương ứng với 2 môn học Khoa học Xã hội và Khoa học Tự nhiên (trung học cơ sở).

Lên trung học phổ thông, để hài hoà giữa học phân hoá định hướng nghề nghiệp với học toàn diện, môn Khoa học Xã hội cùng với các môn Vật lý, Hoá học, Sinh học sẽ dành cho học sinh định hướng khoa học tự nhiên. Môn Khoa học Tự nhiên cùng với các môn Lịch sử, Địa lý sẽ dành cho các học sinh định hướng khoa học xã hội; đồng thời học sinh còn được tự chọn các chuyên đề học tập phù hợp với nguyện vọng cá nhân.

Các môn học ở cả 3 cấp được chia thành nhóm bắt buộc và tự chọn. Các môn học tự chọn gồm 3 loại: Tự chọn tuỳ ý, học sinh có thể chọn hoặc không chọn (TC1); tự chọn trong nhóm môn học: học sinh buộc phải chọn một hoặc một số môn học trong nhóm môn học theo quy định trong chương trình (TC2); tự chọn trong môn học: học sinh buộc phải chọn một số nội dung trong một môn học (TC3). Tỷ lệ môn học tự chọn hoặc nội dung học tự chọn tăng dần từ lớp dưới lên lớp trên.

Giai đoạn giáo dục cơ bản (cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở), các môn học bắt buộc gồm Tiếng Việt/Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Thể dục, Giáo dục lối sống/Giáo dục Công dân, Cuộc sống quanh ta, Tìm hiểu tự nhiên/Khoa học tự nhiên, Tìm hiểu xã hội/Khoa học xã hội.

Ngoài các môn học bắt buộc, học sinh được tự chọn: Tự chọn tuỳ ý (TC1) gồm Ngoại ngữ 2, Tiếng dân tộc, Nghiên cứu khoa học kỹ thuật (ở lớp 8, lớp 9). Tự chọn trong môn học (TC3) gồm: Kỹ thuật/Công nghệ, Tin học, Thể thao, Âm nhạc, Mỹ thuật, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

Tự học có hướng dẫn là thời gian học sinh tự học trên lớp (để thay thế tự học ở nhà) có sự kèm cặp, giúp đỡ của giáo viên. Hoạt động này chỉ có ở các lớp tiểu học học 2 buổi trên ngày.

Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (cấp trung học phổ thông) có 4 môn học bắt buộc gồm Ngữ văn 1, Toán 1, Công dân với Tổ quốc, Ngoại ngữ 1. Ngoài các môn học bắt buộc, học sinh được tự chọn: Tự chọn tuỳ ý (TC1) gồm Nghiên cứu khoa học kỹ thuật, Ngoại ngữ 2.

Tự chọn trong nhóm môn học (TC2) gồm 4 môn (lớp 10, 11) và 3 môn (lớp 12) trong các môn: Lịch sử, Địa lý, Ngữ văn 2, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Tin học, Công nghệ, Toán 2, Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội. Nếu chọn môn Khoa học Tự nhiên thì không chọn các môn: Vật lý, Hoá học, Sinh học; nếu chọn môn Khoa học Xã hội thì không chọn các môn: Lịch sử, Địa lý. Các môn Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội chỉ học ở lớp 10 và lớp 11.

Tự chọn trong môn học (TC3) gồm: Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể thao, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo (lớp 10, 11, 12); Chuyên đề học tập (lớp 11, 12).

Theo dự thảo, trong cả cấp học trung học phổ thông, học sinh có thể thay đổi môn học tự chọn và chuyên đề học tập tự chọn phù hợp với định hướng nghề nghiệp cá nhân nhưng bắt buộc phải hoàn thành số lượng các môn học, chuyên đề học tập tối thiểu theo quy định trong chương trình giáo dục. Chương trình dành một thời lượng nhất định để tạo điều kiện cho học sinh có thể thực hiện sự thay đổi này.

Việc tổ chức dạy học tự chọn dựa trên nhu cầu của học sinh và trong khả năng đáp ứng về điều kiện dạy học (giáo viên, phòng học, thời gian…) của nhà trường. Nhà trường có thể mời giáo viên thỉnh giảng, gửi học sinh sang học ở trường lân cận, linh hoạt bố trí nhóm/lớp học sinh… để tăng khả năng đáp ứng nhu cầu học tự chọn cho học sinh. Do đó, việc này có thể khác nhau giữa các trường, các địa phương; đối với từng trường thì năm sau có thể khác năm trước vì nhà trường càng phát triển thì càng tăng khả năng đáp ứng nhu cầu học tự chọn cho học sinh.

Dự thảo cũng nêu rõ một năm học có 35 tuần thực học (gồm 32 tuần học các nội dung quy định chung cả nước và 3 tuần dành cho nội dung giáo dục của địa phương). Cấp tiểu học: Mỗi ngày học 2 buổi, buổi sáng học không quá 4 tiết và buổi chiều học không quá 3 tiết. Mỗi tuần học không quá 32 tiết, mỗi tiết học trung bình 35 phút, giữa các tiết học có thời gian nghỉ.

Cấp trung học cơ sở mỗi ngày học một buổi không quá 5 tiết học. Mỗi tuần học không quá 28 tiết, mỗi tiết học 45 phút, giữa các tiết học có thời gian nghỉ.

Cấp trung học phổ thông mỗi ngày học một buổi không quá 5 tiết. Mỗi tuần học không quá 28 tiết, mỗi tiết học 45 phút, giữa các tiết học có thời gian nghỉ.

Nội dung các môn học bắt buộc và các nội dung TC2, TC3 được bố trí thời lượng giáo dục bắt buộc đối với tất cả học sinh trong kế hoạch giáo dục. Nội dung TC1 không bố trí thời lượng giáo dục bắt buộc đối với tất cả học sinh trong kế hoạch giáo dục.

Tín chỉ tự chọn là gì?

“Là tín chỉ của các học phần người học được tự do đăng ký, không bị ràng buộc được xem xét khi tích luỹ các học phần có kiến thức không trùng lắp với các kiến thức dùng để xét tốt nghiệp của chương trình đào tạo và không phải là các học phần thuộc khối kiến thức tốt nghiệp của một ngành khác.

Lớp 6 có tổng cộng bao nhiêu môn học?

Chương trình cải cách mới cho lớp 6 bao gồm tổng cộng 12 môn học và các hoạt động giáo dục bắt buộc, cụ thể là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ 1, Lịch sử và Địa lý, Khoa học tự nhiên, Giáo dục công dân, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật (bao gồm Âm nhạc và Mĩ thuật), Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp, Công nghệ, và Tin học ( ...

Môn học chính là món gì?

Trong các môn học hiện nay ở chương trình mới hay chương trình cũ, môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ vẫn là ba môn chủ đạo được coi là môn “chính", với sự chú trọng đầu tư về thời gian, tâm sức rất nhiều. Môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ cũng là ba môn đóng vai trò lớn trong đánh giá, xếp loại học lực của học sinh.

Lớp 9 có tất cả bao nhiêu môn học?

Đối với khối lớp 9 sẽ tổ chức dạy học các môn: toán, vật lý, hóa học, sinh học, ngữ văn, lịch sử, địa lý, ngoại ngữ. Chưa học các môn: giáo dục công dân, công nghệ, thể dục, âm nhạc mỹ thuật, tin học.