So sánh các loại dầu bôi trơn hộp giảm tốc

Ngày nay, dầu bôi trơn và mỡ bôi trơn hay gọi chung là Dầu mỡ bôi trơn được ứng dụng rộng dãi và có tầm quan trọng trong các ngành công nghiệp, vận tải, hàng hải…

Dầu bôi trơn và mỡ bôi trơn giống và khác nhau như thế nào, ưu và nhược điểm ra sao. Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau:

Dầu bôi trơn ( dầu nhớt hay dầu nhờn) là hỗn hợp dạng lỏng bao gồm dầu gốc và phụ gia dùng để bôi trơn cho các động cơ hệ thống máy móc công nghiệp… Phụ gia thêm vào với mục đích là giúp cho dầu bôi trơn có được những tính chất phù hợp với chỉ tiêu đề ra mà dầu gốc không có được.

So sánh các loại dầu bôi trơn hộp giảm tốc
Thành phần cấu tạo dầu bôi trơn

Mỡ bôi trơn là gì?

Mỡ bôi trơn ( mỡ bò) là một chất bôi trơn ở thể đặc nhuyễn bán rắn, có trọng lượng nặng hơn so với dầu nhớt có tác dụng bôi trơn các bề mặt ma sát có kết cấu hở như trục bánh xe, trục láp, khớp, bánh răng, ổ bi … nơi mà dầu nhớt không thể sử dụng được. Ngoài ra chúng còn có tác dụng chống mài mòn, chống oxy hóa, làm kín và bảo vệ các chi tiết trước sự xâm nhập của nước.

So sánh các loại dầu bôi trơn hộp giảm tốc
Thành phần cấu tạo mỡ bôi trơn

Dầu bôi trơn và mỡ bôi trơn: Lựa chọn như thế nào?

Chỉ TiêuMỡ bôi trơnDầu bôi trơnNhiệt độTới 120ºC. Mỡ đặc biệt lên tới trên 200ºCTới 200ºC. Nhiệt độ cao với dầu đặc biệtTốc độTốc độ vừa phải, trung bìnhTốc độ caoTải trọngTải lớnTải lớnStop – StarCóPhá hủy bề mặt ổ trụcChạy thời gian dài, không cần bão dưỡngCóKhôngBôi trơn trung tâm, đi các vị trí khácKhôngCóĐiều kiện bẩnCó. Làm kín tốt, ngăn chặn bẩn xâm nhập.Hệ thống tuần hoàn yêu cầu lọc dầu.Bảng so sánh dầu bôi trơn và mỡ bôi trơn

Ưu điểm của Dầu bôi trơn:

  • Bôi trơn làm giảm ma sát và do đó làm giảm cường độ mài mòn, ăn mòn của các bề mặt tiếp xúc
  • Làm sạch và bảo vệ các chi tiết được bôi trơn khỏi các hạt mài mòn nhầm nâng cao tuổi thọ của máy móc
  • Làm mát động cơ, máy móc
  • Làm kín máy
  • Chống ghỉ sét và giảm tối thiểu cặn.

So sánh các loại dầu bôi trơn hộp giảm tốc
Dầu bôi trơn

Ưu nhược điểm của mỡ bôi trơn:

Ưu điểm của mỡ bôi trơn Nhược điểm của mỡ bôi trơnThuận lợi: Dễ áp dụng, sử dụng ít thường xuyên. Độ bám dính: không bị rơi khỏi bề mặt bôi trơn tĩnh, bôi trơn ngay từ lúc khởi động. Bảo vệ: làm kín tốt hơn dầu, bảo vệ khỏi ăn mòn trong suốt quá trình dừng máy. Sạch sẽ: không bị rò rỉ hoặc vung tóe như dầu. Có thể sử dụng trong sản xuất thực phẩm, thuốc, dệt may,…Khả năng làm mát: thấp. Nhiễm bẩn: cần lưu ý để tránh nhiễm bẩn trong suốt quá trình lưu trữ. Mạt kim loại mòn bị giữ lại trong chất bôi trơn. Chất nhiễm bẩn có thể làm tăng sự mài mòn Giới hạn thiết kế: không thể sử dụng cho các ổ trục tốc độ cao.Ưu nhược điểm của mỡ bôi trơn

So sánh các loại dầu bôi trơn hộp giảm tốc
Mỡ bôi trơn

Khi lựa chọn giải pháp bôi trơn cho máy móc, thiết bị thì Dầu bôi trơn là sự lựa chọn đầu tiên. Tuy nhiên mỡ bôi trơn sẽ là sự lựa chọn tối ưu trong các trường hợp sau:

Nhớt Vũng Tàu là nhà cung cấp dầu nhớt công nghiệp, chính hãng – Dầu nhớt Shell, dầu nhớt Mobil & dầu nhớt Valvoline. Xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin về sản phẩm và hỗ trợ tư vấn kỹ thuật dầu nhờn.

Hiện nay có nhiều loại dầu nhớt chất lượng cao dùng cho các phương tiện vận chuyển và các loại hộp số bánh răng công nghiệp; có những loại dầu cho cầu xe ô tô, loại dầu dùng cho hộp số sàn, hộp số tự động… và đặc biệt hơn là các loại dầu dùng cho các hộp số công nghiệp trong các nhà máy công nghiệp. Vậy chúng có khác nhau không, các bạn hãy cùng Phú An tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Cách phân biệt dầu cầu và dầu hộp số công nghiệp Hiện nay có nhiều loại dầu nhớt chất lượng cao dùng cho các phương tiện vận chuyển và các loại hộp số bánh răng công nghiệp; có những loại dầu cho cầu xe ô tô, loại dầu dùng cho hộp số sàn, hộp số tự động… và đặc biệt hơn là các loại dầu dùng cho các hộp số công nghiệp trong các nhà máy công nghiệp Ta vẫn biết nó có nhiều loại nhưng không biết nên dùng loại nào và phân biệt chúng ra sao; máy của công ty tôi dùng loại dầu cầu 140 đổ vào trong hộp giảm tốc với vòng bi tải trọng nặng liệu có được không? Thực tế là dầu hộp số thì có nhiều loại; hộp số công nghiệp và hộp số ô tô khác nhau về điều kiện hoạt động, do đó cũng cần những loại dầu khác nhau. Cũng vì dân ta hay gọi dân dã là dầu hộp số hay dầu cầu nên thường dễ gây nhầm lẫn. vậy chúng ta cùng phân biệt chúng bởi một số nguyên nhân sau:

.jpg) Hộp số oto

– Đối với hộp số ô tô , hoạt động trong điều kiện nhiệt độ cao, tải trọng và chịu cực áp trung bình, vận tốc làm việc cao, do đó sử dụng các loại dầu đặc chủng là dầu hộp số (Gearbox Oil). Các hãng dầu nhớt đều có dòng sản phẩm này. Sản phẩm của Caltex có tên Delo Gear EP4 140 hoặc Delo Gear EP4 90. Cũng tương tự như dầu động cơ, dầu cầu cũng có loại đơn cấp và đa cấp. Sự phân biệt nằm ở các ký hiệu: 140(đơn cấp) hoặc 85W-140(đa cấp), 90 hoặc 80W-90. Ở điều kiện thông thường, độ nhớt đặc trưng đo ở 40 độ C đối với dầu 190 thường là trên 300 cSt. Sự hiểu lầm bắt nguồn từ đây! Thông thường ta cứ xem số 140 (hoặc 90) là độ nhớt của dầu (như trường hợp với các loại dầu động cơ, thủy lực) mà không cần biết rằng độ nhớt đo ở nhiệt độ nào. Nhiệt độ càng cao thì độ nhớt càng giảm. Vậy, nói dầu cầu 140 (hoặc 90) không phải là nói độ nhớt của dầu cầu ở 40 độ C là 140(hoặc 90) mà là nói độ nhớt ở nhiệt độ làm việc của nó(100 độ C hoặc hơn)!

So sánh các loại dầu bôi trơn hộp giảm tốc
Hộp số công nghiệp

– Đối với hộp số công nghiệp, hoạt động trong điều kiện nhiệt độ không cao lắm, vận tốc vòng bánh răng chậm hơn ở ô tô nhiều lần, nhưng lại chịu tải trọng và cực áp cao, do đó ta thường phải sử dụng loại dầu có tên: dầu bánh răng công nghiệp (industrial gear oil). Đối với loại dầu này, người ta không phân biệt đơn cấp hay đa cấp, chỉ phân biệt qua độ nhớt của chúng. Sản phẩm dầu bánh răng công nghiệp Caltex Meropa (68, 100, 150, 220, 320, 460, 680, 1000); Vòng bánh răng càng nặng, công suất máy càng lớn thì càng phải dùng dầu có độ nhớt cao. Độ nhớt của chúng gắn liền với tên dầu và được đo ở 40độ C.