So sánh các loại corticoid

Corticoid là nhóm thuốc được chỉ định trong nhiều bệnh lý khác nhau do có tác dụng chống viêm, chống dị ứng, ức chế miễn dịch. Vì thuốc thường làm giảm nhanh các triệu chứng nên tình trạng lạm dụng Corticoid có xu hướng tăng lên trong thời gian gần đây gây ra rất nhiều tác dụng phụ rất đáng báo động. 

So sánh các loại corticoid

Vậy Corticoid là gì? Corticoid (tên đầy đủ là Glucocorticoid) là một loại thuốc kháng viêm có tác dụng tương tự như hormone được sản xuất bởi tuyến thượng thận (hai tuyến nhỏ nằm phía trên thận) được chỉ định trong nhiều bệnh lý khác nhau. 

Các loại Corticoid thường dùng trên thị trường có thành phần là: Hydrocortisone, prednisolone, prednisone, methylprednisolone, triamcinolone, fluticasone, beclomethasone, betamethasone, dexamethasone, clobetasone, budesonide,... và được sản xuất dưới nhiều dạng dùng khác nhau:

  • Dạng viên (Corticoid dùng đường uống).
  • Dạng tiêm trực tiếp vào trong mạch máu, khớp, cơ. 
  • Dạng hít qua miệng. 
  • Dạng xịt mũi. 
  • Dạng dung dịch dùng với máy khí dung. 
  • Dạng kem, gel, thuốc mỡ, dung dịch .... dùng tại chỗ (bôi ngoài da, nhỏ mắt, mũi, tai....). 

Corticoid được sử dụng trong trường hợp nào?
Corticoid được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau như:

  • Các bệnh tự miễn (viêm khớp dạng thấp, bệnh Crohn, lupus ban đỏ....). 
  • Hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. 
  • Gout. 
  • Thay thế hormone tuyến thượng thận khi cơ thể không tự sản xuất đủ các hormone này.
  • Dự phòng thải ghép: Corticoid có thể được sử dụng cùng các thuốc khác để dự phòng hệ miễn dịch tấn công các cơ quan vừa được ghép (gan, thận,...). 
  • Các phản ứng dị ứng nặng: Dùng trong thời gian ngắn để làm giảm các phản ứng dị ứng nặng. 
  • Một số bệnh lý ngoài da: Eczema, vảy nến, phát ban, kích ứng nhẹ do côn trùng đốt,...

Các tác dụng phụ của Corticoid là gì ? Sử dụng Corticoid trong thời gian ngắn (1 – 2 tuần) thường không gây tác dụng phụ nghiêm trọng. Một số tác dụng phụ nhẹ có thể gặp khi sử dụng đợt ngắn gồm: Kích ứng dạ dày, tăng cảm giác ngon miệng, khó ngủ. Tác dụng phụ dễ xảy ra hơn nếu bạn dùng thuốc trong thời gian dài hoặc dùng đợt ngắn nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần. Nhìn chung, liều càng cao, nguy cơ gặp tác dụng phụ càng lớn. Một số bệnh cần dùng liều cao hơn so với các bệnh khác để kiểm soát triệu chứng. Thậm chí với cùng một bệnh, liều cũng thay đổi từ người này sang người khác và thay đổi tùy theo từng giai đoạn bệnh.

Một số tác dụng phụ nghiêm trọng có thể xảy ra nếu việc sử dụng thuốc kéo dài, gồm:

  • Loãng xương.
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Tăng huyết áp.
  • Tăng đường huyết.
  • Tăng nguy cơ loét dạ dày tá tràng.
  • Đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, glocom.
  • Chậm lành vết thương, da teo mỏng, dễ bị bầm tím.
  • Chậm lớn ở trẻ em.
  • Hội chứng Cushing (hiện tượng mặt tròn như mặt trăng, da mỏng, rạn, dễ bầm tím, lắng đọng mỡ ở vùng cổ, bụng, lưng trong khi chân tay teo nhỏ).
  • Đặc biệt, suy thượng thận là một trong những biến chứng đáng ngại nhất khi ngưng đột ngột Corticoid sau một thời gian dài dùng thuốc dẫn đến tuyến thượng thận bị ức chế, teo tuyến thượng thận. 

So sánh các loại corticoid
Người bệnh hội chứng Cushing do dùng Corticoid.

Bạn nên dùng Corticoid như thế nào?

  • Với thuốc dạng uống (viên, siro...): Nên dùng với thức ăn để hạn chế kích ứng dạ dày. Không ngừng thuốc đột ngột nếu bạn đã dùng Corticoid trong một thời gian dài. 
  • Corticoid dạng kem bôi hoặc mỡ dùng ngoài da: Chỉ dùng một lượng nhỏ đủ để bao phủ một lớp mỏng lên vùng da bệnh. Không nên băng vùng bôi thuốc. Tránh bôi vào vùng da trầy xước, không lành lặn hoặc vùng da thường xuyên bị cọ xát.
  • Corticoid dạng hít: Với dạng này thường không gây tác dụng phụ nghiêm trọng, một số tác dụng phụ thường gặp (nấm miệng, khàn giọng) có thể dự phòng dễ dàng bằng việc thực hiện đúng kỹ thuật xịt hít và súc miệng sau khi dùng thuốc.

Việc sử dụng Corticoid như con dao hai lưỡi. Vì vậy, để phát huy hiệu quả điều trị và hạn chế các tác dụng bất lợi của nhóm thuốc này, người bệnh cần tuân thủ liệu trình điều trị và chỉ dùng thuốc theo đơn kê của Bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị, đặc biệt các loại thuốc nam, thuốc bắc trôi nổi trên thị trường, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không tự ý dừng thuốc nếu dùng thuốc kéo dài trên 2 tuần.

-------------

Để được hỗ trợ cung cấp thông tin và tư vấn chi tiết, vui lòng liên hệ:

•    Bệnh viện Quốc tế Vinh

•    Số 99, đường Phạm Đình Toái, xã Nghi Phú, TP Vinh, Nghệ An

•    Số điện thoại 02383.968.888/0901.74.71.73

Cập nhật: 20:58 - 24/08/2021 | Lần xem: 84823

Thuốc corticoid (dexamethasone hay methylprednisolone) được cấp/gợi ý cho bệnh nhân COVID-19 tự điều trị tại nhà. Việc dùng các loại thuốc này ngay khi bệnh nhân biết mình nhiễm COVID-19 dường như không có lợi, mà có thể gây hại, thậm chí có thể làm bệnh nặng hơn.
Điều này có thể xuất phát từ việc người bệnh hiểu chưa đúng thông tin khuyến cáo của cơ quan y tế về việc sử dụng thuốc.

So sánh các loại corticoid
 Hiện có rất nhiều toa/túi thuốc kê cho bệnh nhân COVID-19 sử dụng thuốc corticosteroid từ sớm. Thuốc corticosteroid được sử dụng trong nhiều bệnh lý với tác dụng chống viêm và ức chế miễn dịch. Thuốc đã được thử nghiệm trên những bệnh nhân nhập viện với COVID-19 trong thử nghiệm lâm sàng RECOVERY và cho kết quả có lợi cho bệnh nhân bị bệnh nặng. Đối với những bệnh nhân phải thở máy, việc điều trị được chứng minh là làm giảm tỷ lệ tử vong. Corticoisteroid có lợi cho bệnh nhân COVID-19 nặng (cần phải thở máy, thở oxy) nhưng không phải có thể dùng ở bất cứ giai đoạn nào.

Khi nào bệnh nhân COVID-19 trở nặng và cần dùng thuốc corticosteroid?

Bệnh COVID-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra, nhưng tác nhân làm cho bệnh nặng là do chính hệ miễn dịch của cơ thể. Điều này không xảy ra ở tất cả nhưng ở một số bệnh nhân, hệ miễn dịch đã hoạt động quá mức dẫn đến gây tổn thương các cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên, phản ứng miễn dịch quá mức này xảy ra sau một khoảng thời gian nhiễm virus, thường thì sau 7 ngày từ khi có triệu chứng. Vì phổi là cơ quan virus xâm nhập nên triệu chứng có thể bắt đầu từ đây như dấu hiệu giảm nhiều SpO2; lúc này có thể là thời điểm thích hợp để bắt đầu sử dụng thuốc cortisteroid nhằm "kiềm hãm" phản ứng miễn dịch. Dù vậy, cần lưu ý không phải ai cũng bị, chỉ có một số bệnh nhân gặp phải phản ứng miễn dịch nặng này như đã để cập phần trên.

Sử dụng thuốc corticosteroid sớm và những nguy cơ

Bình thường khi bị nhiễm virus bất kỳ, cơ thể sẽ sản sinh ra một chất kiềm hãm virus phát triển, có tên là inteferon. Với bệnh nhân COVID-19, người ta thấy rằng việc gia tăng sớm interferon loại 1 (type 1 interferon) dường như làm nhẹ tình trạng bệnh COVID-19, trong khi đó việc gia tăng trễ hoặc không tăng interferon này làm tăng độ nặng của bệnh và tăng nguy cơ tử vong. Ứng dụng trong việc này, hiện đã có nghiên cứu dùng inteferon loại 1 tái tổ hợp cho bệnh nhân mới vừa nhiễm SARS-CoV-2 và đã cho kết quả khả quan. Điều này cho thấy vai trò của việc gia tăng sớm interferon 1 có thể giảm nhẹ triệu chứng/biến chứng của bệnh COVID-19.

Các thuốc corticosteroid cũng cho thấy tác dụng ức chế interferon loại 1. Dù chưa có bằng chứng rõ ràng việc dùng thuốc corticoisteroid có làm giảm interferon loại 1 này ở bệnh nhân COVID-19 hay không nhưng các dữ liệu có được đến thời điểm này dường như cho thấy mối liên quan.

Corticoid có lợi cho bệnh nhân COVID-19 nhưng không phải có thể dùng ở bất cứ giai đoạn nào.
Thời điểm có thể xem xét dùng thuốc này thường sau 7 ngày tính từ lúc có triệu chứng COVID-19 (sốt, ho...) và trên những bệnh nhân có dấu hiệu chuyển biến nặng (giảm nhiều SpO2).

Ngoài ra, đã có nhiều bằng chứng chỉ ra việc dùng thuốc corticoteroid cho bệnh nhân COVID-19 nhẹ sẽ không có hiệu quả, thậm chí gây hại. Một nghiên cứu khác cho thấy việc dùng thuốc corticosteroid sau 7 ngày từ khi có triệu chứng COVID-19 cho hiệu quả giảm tử vong cao hơn so với việc nếu dùng thuốc sớm hơn (trước 7 ngày từ khi có triệu chứng). Đó là chưa kể thuốc còn làm chậm thời gian loại bỏ virus khỏi cơ thể. Vì vậy, nếu dùng sớm (giai đoạn virus tăng sinh) có thể không có lợi so với giai đoạn sau (phản ứng miễn dịch) khi lượng virus đã giảm đi nhiều. Ngoài ra, việc không tính đến những bệnh lý kèm theo của bệnh nhân cũng có thể dẫn đến biến chứng khi dùng corticosteroid như tăng đường huyết, tăng nhãn áp, loạn thần…

Việc dùng dexamethasone và methylprednisolone ngay khi bệnh nhân biết mình nhiễm COVID-19 dường như không có lợi, mà có thể gây hại, thậm chí có thể làm bệnh nặng hơn.

DS. Nguyễn Quốc Hòa Khoa Dược, Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

Nguồn: suckhoedoisong.vn